Nguy cơ rác độc hại chất núi từ cách mạng xe điện
Nỗ lực thúc đẩy cắt giảm khí thải trong cách mạng xe điện có thể dẫn tới hàng triệu tấn rác độc hại bị thải ra từ những khối ắc quy hết hạn.
Sân bay Coventry từng là căn cứ chủ chốt của các đơn vị không quân Anh trong chiến tranh, nhưng nó sẽ sớm trở thành nơi khởi nguồn cuộc cách mạng pin điện ở hạt West Midlands nước này.
Nơi đây được đề xuất thành một siêu công xưởng của Anh, trong đó, nhà máy sẽ cung cấp nguồn ắc quy cho hàng triệu xe điện, dự kiến được sản xuất ở nước này. Thị trưởng West Midlands Andy Street tuyên bố “sẽ không nghỉ ngơi” cho đến khi vùng này có siêu công xưởng đó.
Thiết kế sơ bộ nhà máy của Britishvolt.
Công ty startup Britishvolt dường như đã tìm kiếm mặt bằng tại West Midlands cho dự án nhà máy trị giá 3,6 tỷ USD, nhưng sau đó từ bỏ. Các tập đoàn cũng đang nhắm tới Anh, bao gồm Inobat của Slovakia, Samsung và LG Chem của Hàn Quốc. Hãng Ford cũng đang tìm nơi đặt nhà máy sản xuất ắc quy cho dòng xe điện Transit Custom. Chính phủ Anh đã cam kết chi gần 700 triệu USD để hỗ trợ các siêu công xưởng này.
Nước Anh đang chạy đua để bảo đảm năng lực sản xuất ắc quy, vốn đang theo sau châu Âu. Đến nay đã có 38 siêu công xưởng chế tạo ắc quy được lên kế hoạch triển khai khắp châu lục này, nhưng chỉ một trong số đó nằm tại Anh, của Britishvolt.
Một công ty khác của Anh là AMTE Power cũng lên kế hoạch xây dựng nhà máy, nhưng giám đốc Krvin Brundish cảnh báo rằng ngành công nghiệp ắc-quy cần “sự hỗ trợ lớn hơn nhiều” so với khoản chi 700 triệu USD của chính phủ.
Hãng phân tích Benchmark Mineral Intelligence cho rằng ngành công nghiệp pin điện ở Anh cần khoảng 20,7 tỷ USD, trong đó ít nhất 25% từ chính phủ. “Nếu không có pin li-ion, bạn sẽ không thể nhanh chóng triển khai xe điện trên diện rộng. Sẽ không có pin Li-ion nếu thiếu lithium, cobalt và nickel”, báo cáo của BMI có đoạn viết.
Nguyên liệu thô để chế tạo ắc quy cho ôtô điện rất khan hiếm. Cobalt, nickel và lithium đều là những kim loại có sự cạnh tranh cao trong chuỗi cung ứng. Các nhà máy tái chế những nguyên liệu này là nguồn cung quý giá ở những nơi không có mỏ khai thác.
Ắc-quy trong xe điện có tuổi thọ tương đối dài – khoảng 15 năm, nhưng chúng có thể sớm bị loại bỏ và trở thành những núi rác thải. Gavin Harper, nhà nghiên cứu tại Đại học Birmingham của Anh, ước tính sẽ có khoảng 8 triệu tấn pin điện bị vứt bỏ từ nay cho đến năm 2040, gấp 3 lần khối lượng kim tự tháp lớn nhất ở Ai Cập.
Video đang HOT
“Hiện tại, làn sóng pin điện hết hạn sử dụng vẫn chưa tới. Xe điện thế hệ đầu tiên mới chỉ chạy được vài năm”, Ajay Kochhar, Giám đốc Li-Cycle, công ty tái chế pin lithium-ion lớn nhất Bắc Mỹ, nhận xét.
Vấn đề hóc búa với tái chế
Pin điện hết hạn thường rất độc hại, chủ yếu bởi kim loại cobalt. Chưa có thống kê rõ ràng về số pin Li-ion được tái chế ở Anh, con số có thể từ 5 đến 50% số ắc quy bị vứt bỏ. Harper cho rằng số ắc quy thừa thãi sắp tới nên được coi là “nguồn tài nguyên khổng lồ”.
Ắc quy Li-ion trong xe điện có hàng trăm cell nhỏ. Kim loại bên trong có thể được tái sử dụng hoặc vệ sinh và tái chế. Tuy nhiên, chúng đòi hỏi quy trình xử lý phức tạp để tránh phát nổ.
Vật liệu từ ắc quy Li-ion chờ tái chế.
Các nhà sản xuất xe điện cũng đang tìm đến pin lithium sắt phốt phát (LFP), vốn có giá rẻ hơn vì sử dụng sắt thay cho các kim loại hiếm. Chúng đã xuất hiện trong dòng xe Tesla Model 3. Tuy nhiên, giá vật liệu thô quá rẻ khiến quá trình tái chế mang lại ít lợi nhuận.
Giới phân tích dự đoán sẽ có 145 triệu xe điện hoạt động vào năm 2030, so với 11 triệu chiếc hiện nay. Điều này khiến việc tái chế ắc-quy đang rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan. Rất khó để đẩy mạnh quá trình tái chế khi có quá ít xe điện hoạt động. Điều đó khiến phần lớn ắc quy sẽ bị vứt bỏ.
Các chuyên gia cho rằng vẫn có khả năng tái chế ắc-quy ở nhiều nước như Trung Quốc, nhưng sẽ có nhiều thách thức khi xây dựng năng lực này ở châu Âu và Anh. Vấn đề xử lý làn sóng pin Li-ion sắp tới rất lớn, nhưng không phải chưa từng có tiền lệ.
“Khoảng 96% pin axit chì đang được tái chế hoặc tái sử dụng. Điều tương tự sẽ diễn ra với pin Li-ion trong xe điện”, Saiful Islam, Giáo sư ngành hóa vật liệu ở Đại học Bath của Anh, nhận xét.
Đẩy mạnh tái chế sẽ đòi hỏi sự thay đổi từ các nhà sản xuất ắc quy và ôtô. Quá trình tái chế hiện nay xoay quanh việc cắt nhỏ các khối pin, sau đó tinh luyện chúng để tách rời kim loại. Tuy nhiên, quá trình này rất tiêu tốn năng lượng, trong khi phương án tháo rời ắc quy một cách thủ công lại đi kèm nhiều mối đe dọa an toàn với người lao động.
Harper tin rằng robot và tự động hóa có thể đẩy nhanh quá trình này và tăng độ an toàn. Apple từng chế tạo robot mang tên Daisy với khả năng tháo rời iPhone để thu hồi kim loại quý bên trong.
Ngành tái chế pin điện cũng mang tới nhiều cơ hội kinh doanh, trong đó thị trường tái chế ắc quy Li-ion có thể đạt giá trị 12 tỷ USD vào năm 2025. Điều này có thể dẫn tới sự xuất hiện nhiều siêu nhà máy tái chế bên cạnh những đại công xưởng sắp hình thành tại sân bay Coventry, giúp giải quyết nguy cơ núi rác thải độc hại từ pin cho ôtô điện.
Phương Tây sẽ không thể kiềm chế công nghệ Trung Quốc
Những nỗ lực của Mỹ và đồng minh nhằm hạn chế sức mạnh công nghệ của Trung Quốc không chỉ vô tác dụng mà còn đẩy nhanh tốc độ đổi mới của nước này.
Các nhà cung cấp phương Tây từng rất tự mãn trước Huawei - lúc đó chỉ là một công ty mới nổi của Trung Quốc. Với niềm tin rằng công nghệ vượt trội sẽ đảm bảo lợi thế trong nhiều thập kỷ, các nhà đương kim vô địch phương Tây lúc bấy giờ thường xuyên đánh giá thấp Huawei và không coi hãng này là mối đe dọa lâu dài.
Các lĩnh vực mà phương Tây duy trì vị thế dẫn đầu so với Trung Quốc đang giảm đi nhanh chóng.
Sự tự mãn này đã dẫn đến hậu quả. Sự nổi lên nhanh chóng của Huawei đã để lại dấu vết "tàn sát" với hầu hết đối thủ cạnh tranh trên thị trường thiết bị viễn thông. Phương Tây có thể đang điên cuồng hạn chế ảnh hưởng của Huawei, nhưng sự việc từng diễn ra chính là minh chứng cho những gì sẽ xảy ra khi các doanh nghiệp phương Tây đánh giá thấp năng lực công nghệ của các đối thủ Trung Quốc - vốn là một xu hướng phổ biến cho đến gần đây.
Trong nhiều ngành, các công ty phương Tây từng sẵn sàng đánh đổi ưu thế công nghệ ban đầu để đảm bảo khả năng tiếp cận thị trường tỷ dân. Và bằng cách đó, họ đồng thời cũng thúc đẩy sự phát triển của các đối thủ Trung Quốc siêu cạnh tranh.
Kết quả, số lượng lĩnh vực mà phương Tây duy trì khoảng cách về công nghệ với Trung Quốc đang giảm đi nhanh chóng. Một số lĩnh vực của Trung Quốc như chất bán dẫn, dược phẩm, robot hay động cơ phản lực vẫn thường được coi là bằng chứng cho thấy nước này vẫn phải chật vật để bắt kịp với lượng kiến thức tích lũy của các nước phương Tây, nhưng thực tế là phương Tây hiện chỉ còn đóng vai trò dẫn đầu rõ ràng trong rất ít lĩnh vực. Điều này chứng tỏ Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng như thế nào trong hai thập kỷ qua.
Trên thực tế, Trung Quốc đang dẫn đầu xu hướng trong nhiều ngành công nghiệp và dịch vụ. Ví dụ, trong lĩnh vực fintech, một giám đốc điều hành ngân hàng cấp cao từng nói với tôi rằng các ngân hàng phương Tây luôn gặp khó khăn ở Trung Quốc vì họ hiện kém xa các đối tác Trung Quốc về công nghệ, nền tảng và sản phẩm. Trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, điện toán lượng tử, xe điện, thương mại điện tử và các nền tảng thanh toán kỹ thuật số, công nghệ của Trung Quốc hoàn toàn có thể tương đương thậm chí vượt trội so với các công nghệ tốt nhất của phương Tây.
Không rõ phương Tây có thể duy trì lợi thế công nghệ cho tới bao giờ, nhưng quy mô cam kết mà Trung Quốc thực hiện nhằm thu hẹp khoảng cách này là chưa từng có, phản ánh rõ mục tiêu chính sách và công nghiệp do nhà nước lãnh đạo.
Mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi đặc biệt là khả năng thực tế của Trung Quốc trong lĩnh vực chất bán dẫn, không thể loại bỏ khả năng nước này sẽ đạt được trình độ ngang ngửa phương Tây trong các lĩnh vực công nghệ khác nhờ vào nhiều đột phá trong 20 năm qua.
Chiến lược đổi mới mạnh mẽ của Trung Quốc giải thích sự vội vàng của Mỹ và châu Âu trong việc hạn chế và làm chậm quá trình chuyển giao công nghệ cho nước này. Việc này được thực hiện chủ yếu thông qua các biện pháp kiểm soát việc bán sản phẩm và giám sát chặt chẽ hơn các thương vụ mua lại công ty nước ngoài của Trung Quốc. Trong khi các biện pháp như vậy có thể làm giảm tốc độ phát triển công nghệ, bất kỳ quan điểm nào cho rằng chúng sẽ hạn chế vĩnh viễn khả năng làm chủ công nghệ lâu dài của Trung Quốc sẽ là vô căn cứ vì ba lý do.
Đầu tiên là việc loại Trung Quốc khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay sẽ không đạt được hiệu quả hạn chế như khi nước này còn non trẻ. Trong những thập kỷ gần đây, nó đã phát triển tương đối thành công một hệ sinh thái trong nước phức tạp, đáp ứng khả năng hỗ trợ nguồn cung cho các mục tiêu dài hạn.
Thâm Quyến và Bắc Kinh là hai trong số năm cụm công nghệ hàng đầu thế giới, và Trung Quốc hiện đang đổi mới hơn Nhật Bản về nhiều chỉ số. Tất nhiên, sẽ mất nhiều thời gian để sáng tạo hơn là tiếp thu, nhưng Trung Quốc hiện có đủ nguồn lực và kiến thức để khiến các lệnh trừng phạt từ phương Tây chỉ có tác động tạm thời thay vì lâu dài.
Chương trình vũ trụ của Trung Quốc thể hiện điều này. Mỹ hạn chế tới mức tối đa các dự án hợp tác giữa NASA với Trung Quốc và ngăn cản quốc gia châu Á này tham gia Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS. Mặc dù vậy, bất chấp những hạn chế này, chương trình không gian của Trung Quốc đã phát triển ngày càng tiên tiến. Trong năm nay, nước này dự kiến sẽ bắt đầu xây dựng trạm vũ trụ có người lái của riêng mình và cố gắng hạ cánh máy bay thám hiểm trên sao Hỏa. Trung Quốc và Nga cũng được cho là sẽ hợp tác để thiết lập một căn cứ mặt trăng quốc tế nhằm cạnh tranh với kế hoạch quay trở lại mặt trăng của NASA và đe dọa vai trò lãnh đạo lĩnh vực khám phá không gian của Mỹ.
Lý do thứ hai là quá trình đổi mới luôn được hưởng lợi từ quy mô lớn hơn, cả về nguồn lực sẵn có và khả năng hỗ trợ các công nghệ cạnh tranh. Tuy nhiên khi ngăn các công ty phương Tây tiếp cận các cơ hội kinh doanh tiềm năng ở Trung Quốc, các biện pháp như vậy có nguy cơ làm nghiêng lợi thế quy mô về phía Trung Quốc.
Lợi thế này sẽ trở nên vững chắc hơn bao giờ hết khi Trung Quốc thay thế Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới và duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với các nước phương Tây trong dài hạn.
Lý do cuối cùng là việc phương Tây cố gắng khai thác các điểm yếu của Trung Quốc sẽ càng củng cố quyết tâm của nước này nhằm đạt được sự độc lập và ưu việt về công nghệ. Điều này sẽ dẫn đến sự khác biệt của Trung Quốc với các tiêu chuẩn và khuôn khổ quốc tế hiện có, đẩy nhanh sự phân chia toàn cầu giữa công nghệ Trung Quốc và phương Tây. Trên thực tế đây rõ ràng là một nghịch lý khi phương Tây càng cố làm chậm sự phát triển của Trung Quốc, thì nước này càng tiến gần hơn đến mục tiêu làm chủ công nghệ.
Vì vậy, những nỗ lực nhằm kiềm chế Trung Quốc khó có thể thành công trong dài hạn. Các biện pháp ngăn chặn đã được công bố có thể có tác động ngắn hạn nhưng mục tiêu của Trung Quốc sẽ không bị ảnh hưởng nếu xét về nguồn lực, tài năng, khả năng và quyết tâm của nước này.
Do đó, các hành động của phương Tây chỉ đơn giản là đẩy nhanh sự xuất hiện của hiện tượng phân cực công nghệ toàn cầu. Mặc dù đây có thể không phải là vấn đề đối với châu Âu và Mỹ, nhưng nó sẽ là một thách thức thực sự đối với phần còn lại của châu Á, khi họ buộc phải chọn giữa hai. Những lựa chọn đó sẽ có ý nghĩa địa chính trị và kinh tế sâu sắc.
Giá ngang SH, chiếc xe này vừa vượt Tesla Model 3 để trở thành xe điện bán chạy nhất thế giới Có giá chỉ khoảng 4.500 USD, Wuling chính là xe điện bán chạy nhất thế giới 2 tháng đầu năm 2021 với hơn 56.000 xe bán ra. Hong Guang Mini EV vừa vượt mặt Tesla Model 3 để trở thành xe điện bán chạy nhất thế giới trong tháng 1 và 2. Mẫu xe nhỏ xinh này đã bán được hơn 36.000 chiếc...