Nguy cơ nở rộ ‘giáo sư’
Các chuyên gia cho rằng, với trình độ dân trí và chất lượng hiện nay, việc bổ nhiệm giáo sư (GS) không thể làm ào ào để tạo ra một sự bùng nổ “giáo sư trường”.
Nên chỉ có một chức danh GS nhà nước thống nhất trong phạm vi cả nước. Nếu trường nào đó lý luận rằng tiêu chí của họ giống với tiêu chí GS NN thì sao không đưa ra HĐ CDGS NN mà xét duyệt! Làm thế này sẽ sinh ra sự nở rộ GS.
Ở nước ngoài, Mỹ chẳng hạn, theo GS Mai Trọng Nhuận, các trường ĐH có thể tự bổ nhiệm GS sau khi hội đồng bầu xong. Tuy nhiên việc này khác ở chỗ, GS Nhuận nói, số lượng GS vô cùng hạn chế.
Chỉ khi một GS bị ốm lâu dài, nghỉ việc, di chuyển hoặc mất… nhà trường bắt đầu tuyển chọn, bầu GS vào vị trí tương ứng; bình thường, không có vị trí thì, dù cá nhân nào đó có xuất sắc “bằng giời” cũng chỉ… chờ đó vì nhà trường chỉ có, ví dụ, 2 vị trí G
Theo GS Nhuận, các nước phát triển đều hạn chế số GS như vậy. Ngoài ra, GS Nhuận cho biết, ở nước ngoài còn những quỹ lớn dành cho các GS đặc biệt xuất sắc. Ví dụ, GS quỹ Bill Gate vô cùng danh giá dành cho một số lượng hạn chế các GS giỏi nhất.
Đạt dưới điểm tối thiểu, vẫn đề cử giáo sư
Theo một nguồn tin riêng của Tiền Phong, vừa qua trong đợt bổ nhiệm GS, nhiều hội đồng cơ sở (trường) đề cử một số người xét bổ nhiệm vào chức danh GS chỉ đạt 2.7/6 điểm tối thiểu, thậm chí nhiều người thiếu những minh chứng cần thiết vẫn được đưa lên để xét bổ nhiệm. Đó là các trường đều biết còn phải qua Hội đồng liên ngành T.Ư, HĐ CDGS NN xét mà còn làm liều như vậy, thì sau này để các trường tự xác nhận, tự bổ nhiệm, không ai kiểm soát, sẽ nở rộ GS
Nếu giao quyền tự chủ ngay cho tất cả thì, nhiều ý kiến cho rằng GS sẽ rở rộ, sẽ bung ra. Điều này là không thể được vì chúng ta phải coi trọng mặt bằng chất lượng quốc gia.
Ông Bùi Mạnh Nhị, Chánh văn phòng Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước
GS Nhuận nói phải chờ đến trình độ dân trí đủ cao thì mới nên chọn những trường có uy tín lớn để làm thí điểm việc bổ nhiệm GS từ trường ĐH, có sự kiểm soát chặt chẽ của HĐ CDGS NN.
Video đang HOT
GS Nhuận cho rằng, mô hình này chỉ nên thí điểm dần, nghiên cứu, đúc rút, tuyệt đối không nên thực hiện đại trà ở những trường mới thành lập sẽ không đảm bảo chuẩn chất lượng.
GS Nhuận cho rằng, nghiên cứu xong, thấy mô hình đảm bảo chất lượng thì mới thực hiện ở những trường đủ uy tín, đủ chất lượng để cho phép bổ nhiệm GS nhưng vẫn phải qua một HĐ giám sát. “Hơn 300 trường ĐH, nếu làm ào ào mà không kiểm soát thì sẽ dẫn đến chất lượng thế nào? “, GS Nhuận đặt câu hỏi
Theo Hồ Thu/Tấm Gương – Tiền Phong
Hãy ủng hộ xu hướng mới
Xung quanh việc ĐH Tôn Đức Thắng bổ nhiệm GS, PGS theo những tiêu chuẩn riêng, để rộng đường dư luận, TS Nguyễn Minh Hòa đã chia sẻ về vấn đề trên.
Mấy ngày gần đây có nhiều ý kiến tranh luận sôi nổi quanh chuyện ĐH Tôn Đức Thắng đang trong quá trình xét bổ nhiệm GS, PGS. Ý kiến của các nhà quản lý thì cho là trường vi phạm pháp luật, nhưng cũng có nhiều ý kiến ủng hộ, trong số đó có không ít nhà khoa học uy tín.
Sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng (TP HCM) trong một tiết học với giảng viên người nước ngoài.
Phong GS, PGS ở VN khác với nhiều nước
"Ở VN, một ứng viên hoàn toàn đủ tiêu chuẩn, thậm chí thừa tiêu chuẩn, nhưng vẫn bị loại vì không qua được vòng bỏ phiếu kín. Mà bỏ phiếu kín thì lại là chuyện tôi thích anh hay không, hay việc anh là GS có ảnh hưởng đến vị thế, quyền lợi của người bỏ phiếu hay không?
Điều đầu tiên mà tất cả trí thức và cả những người đóng vai trò xét duyệt người khác không thể không công nhận là cách thức phong chức danh GS, PGS ở VN không giống với thông lệ bất cứ nước nào trên thế giới (có chăng là Lào giống với VN).
Trên thế giới, GS là một chức danh nghề nghiệp, do một trường ĐH nào đó công nhận và bổ nhiệm. Do vậy, anh chỉ là GS của một trường ĐH chứ không có chuyện là GS nhà nước, GS của tất cả các trường như ở VN; và cũng không có chuyện là GS suốt đời, khi nào hết giảng dạy (nghỉ hưu hay bị thôi việc) thì không còn là GS nữa. Những người có công lao lớn lắm thì được phong GS danh dự suốt đời (số này ít lắm).
Bất kỳ trường ĐH nào cũng có quyền công nhận, bổ nhiệm GS. Tùy thuộc vào nhu cầu, quy mô, cấp độ của từng ngành, từng khoa, từng bộ môn mà hội đồng trường đưa ra các tiêu chí và số lượng tuyển GS từng năm.
PGS.TS Nguyễn Minh Hòa.
Trường bổ nhiệm PGS, GS: Có ủng hộ nhưng cũng băn khoăn Các chuyên gia đã có nhiều góc nhìn khác nhau trước sự kiện ĐH Tôn Đức Thắng bổ nhiệm PGS, GS.
Giá trị của một vị GS tùy thuộc vào danh tiếng của trường mà người đó phục vụ. Tất nhiên GS của trường Harvard, Stanford cao hơn hẳn GS của một trường cộng đồng.
Tuy nhiên cũng cần phải nói thêm: điều này không phải bao giờ cũng đúng, bởi có nhiều vị GS ở trường bé nhưng lại được kính nể vì người đó là chuyên gia đầu ngành quý hiếm của một môn khoa học mà ở những thành phố lớn, các trường lớn không có.
Trong thời gian làm việc ở Trường Chulalongkorn, ĐH số 1 của Thái Lan, tình cờ tôi được chứng kiến buổi xét duyệt ứng cử viên chức danh GS của khoa quy hoạch đô thị. Tất cả mọi chuyện đều minh bạch, các tiêu chuẩn rất cao và rất chặt chẽ; ứng viên, hội đồng khoa học tranh luận công khai từng tiêu chuẩn, từng bài báo, ai hội đủ tiêu chuẩn sẽ được làm thủ tục công nhận là GS của trường và có thư chúc mừng của hoàng gia.
Trong khi ở VN thì một ứng viên hoàn toàn đủ tiêu chuẩn, thậm chí thừa tiêu chuẩn, nhưng vẫn bị loại vì không qua được vòng bỏ phiếu kín. Mà bỏ phiếu kín thì lại là chuyện tôi thích anh hay không, hay việc anh là GS có ảnh hưởng đến vị thế, quyền lợi của người bỏ phiếu hay không?
Chính vì cách làm này mà rất nhiều người đủ chuẩn bị loại, và cũng có rất nhiều người thừa chuẩn không muốn làm hồ sơ xin được xét tuyển vì thấy không đủ "dũng khí" để theo đuổi. Việc bỏ phiếu kín chính là nơi phát sinh tiêu cực, đã có những người lợi dụng dịp này để hạ uy tín người khác, kể cả việc coi đó là cơ hội ban ơn cho người cùng hội cùng thuyền, là cơ hội làm ăn...
Có thể đó chỉ là "một vài con sâu", nhưng điều đó cho thấy cách thức làm như hiện nay là có rất nhiều vấn đề không ổn, cần phải thay đổi triệt để từ tư duy đến hành động.
Trường ĐH phải có quyền tự chủ
Dù là quá muộn, nhưng đến lúc cần phải cất tiếng nói mạnh mẽ để khẳng định rằng hệ thống giáo dục của VN so với thế giới đã quá lạc hậu, bảo thủ. Một trong các nguyên nhân của tất cả nguyên nhân trì kéo giáo dục VN tụt hậu là Bộ GD&ĐT và các cơ quan trung ương liên quan đến giáo dục đang duy trì một cơ chế quan liêu, tập trung hóa quá cao, không chịu phân quyền và không tin vào bên dưới.
Bộ GD&ĐT chỉ nên làm công việc của cơ quan quản lý nhà nước là giúp Chính phủ tham mưu xây dựng chính sách chiến lược; tuyên truyền, hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc thực thi chính sách; đôn đốc, kiểm tra, kiểm soát việc thực thi chính sách và làm cầu nối giữa các trường với Chính phủ, giữa các trường với nhau và các trường với đối tác nước ngoài, còn lại thì trả hết cho các trường.
Trước mắt, Chính phủ cần trao quyền xét phong và bổ nhiệm GS, PGS cho hai trường ĐHQG Hà Nội, TP HCM và các trường ĐH vùng như Thái Nguyên, Huế.
Phải chăng niềm tin của Bộ GD&ĐT đặt vào các trường ĐH quá thấp, lúc nào cũng cho rằng nếu buông ra là loạn. Chả lẽ với hơn 300 GS, PGS và hơn 1.000 TS của ĐHQG TP HCM, rồi gần 400 GS, PGS, hơn 1.000 TS của ĐHQG Hà Nội lại không đủ năng lực tổ chức được việc xét phong, bổ nhiệm GS, PGS cho chính tổ chức mình.
Nếu các trường dân lập, các trường tự chủ tài chính có nhu cầu thì không nên cấm cản, mà có thể cùng lúc duy trì cả hai hệ thống - GS nhà nước và GS của trường, ai muốn đăng ký vào hệ thống nào là tùy theo nhu cầu, sở thích và tầm mức của họ.
Cái mới ra đời bao giờ cũng khó khăn, có thể sai luật, có thể có trục trặc về kỹ thuật, có thể rất khó chấp nhận, có thể làm ai đó phiền lòng, thậm chí mất đi chút quyền lợi, nhưng xét thấy nó đúng và hợp với thông lệ quốc tế thì nên ủng hộ, chớ nên hùa nhau "ném đá", bóp chết nó. Luật không còn phù hợp thì sửa luật.
Biết đâu ĐH Tôn Đức Thắng đang bắt đầu cho một sự thay đổi có tính cách mạng trong hệ thống giáo dục VN: hãy trả lại giáo dục cho nhà giáo dục và cho thị trường lao động. Các trường ĐH phải có quyền tự chủ trong chương trình đào tạo, tài chính, nhân sự, đường hướng phát triển và kể cả quyền tự chịu trách nhiệm trước xã hội, trước sinh viên, cha mẹ sinh viên, hơn thế nữa là quyền được sống hay phải chết do cung cách làm ăn của mình gây ra.
Không dại gì phong tặng GS, PGS vô tội vạ
Có một vài người cho rằng nếu tất cả các trường đều có quyền phong GS thì sẽ loạn, VN sẽ thừa GS. Xin chớ lo vội, khi mà GS gắn với tên tuổi, thương hiệu và "chén cơm" của mỗi trường thì tự khắc họ sẽ biết sử dụng sao cho việc phong GS tôn vinh trường của họ lên, chứ không dại gì tự làm hạ thấp nó xuống.
Cũng có thể sẽ có những sai lạc, tiêu cực ban đầu nhưng với cơ chế tự điều tiết của cả hệ thống sẽ biết cách làm sao cho đúng. Khi ấy, mỗi trường căn cứ trên nhu cầu thực và công việc thực mà chọn lựa số lượng, con người cụ thể vào vai trò GS.
Họ sẽ không dại gì phong tặng GS, PGS vô tội vạ. Vì kèm theo trách nhiệm, nghĩa vụ là quyền lợi và chế độ lương bổng, vì phần tài chính đó không phải là của Nhà nước mà là mồ hôi, công sức của họ làm ra.
Thêm vào nữa, việc các trường tự chọn lựa GS cho mình sẽ loại bỏ được những GS "danh dự" không giảng dạy. Nên biết ở VN hiện nay hơn 60% (có ý kiến cho là hơn 70%) GS, PGS là các quan chức trung ương, địa phương, các lãnh đạo cấp vụ, cục, cấp bộ, thậm chí có người là giám đốc các doanh nghiệp.
Theo TS Nguyễn Minh Hòa/Tuổi Trẻ
'Loạn đại học, loạn giáo sư nữa thì chết' GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên & Nhi đồng của Quốc hội trao đổi về việc Đại học Tôn Đức Thắng tự bổ nhiệm các chức danh GS, PGS. - Xin ông nhận xét đôi nét về việc bổ nhiệm GS, PGS ở Việt Nam hiện nay? - Đứng về mặt quy chế,...