Nguy cơ ‘ngoại giao pháo hạm’ trong dự luật hải cảnh Trung Quốc
Dự luật cho phép hải cảnh dùng vũ lực của Trung Quốc có thể tiềm ẩn “ngoại giao pháo hạm” và gây nhiều lo ngại, các chuyên gia quốc tế cảnh báo.
Quốc hội Trung Quốc hôm 4/11 công bố dự thảo luật về trách nhiệm của hải cảnh, trong đó có quy định cho phép lực lượng chấp pháp trên biển này sử dụng vũ lực nhằm vào các tàu không tuân thủ quy định về lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa cũng như những khu vực Trung Quốc có yêu sách chủ quyền.
Dự luật này đã gây ra lo ngại nghiêm trọng không chỉ đối với các nước trong khu vực mà còn đối với các quốc gia cùng sử dụng Biển Đông, biển Hoa Đông, do dự luật nếu được áp dụng sẽ đe doạ tính mạng và tài sản của ngư dân các nước, gây cản trở tự do hàng hải qua các tuyến hàng hải quốc tế quan trọng.
Tàu hải cảnh Trung Quốc tại Biển Đông tháng 4/2017. Ảnh: Reuters .
Bình luận về dự thảo này trong phiên thảo luận về phòng tránh nguy cơ đụng độ trên biển tại hội thảo khoa học quốc tế Biển Đông diễn ra tại Hà Nội ngày 16-17/11, các học giả Trung Quốc cho rằng đây là vấn đề nội bộ của Trung Quốc và Bắc Kinh luôn theo đuổi chính sách hữu nghị truyền thống với các nước láng giềng trong vấn đề Biển Đông.
Trong khi đó, các học giả Ấn Độ, Nhật Bản và Đông Nam Á bày tỏ lo ngại vì tuy một số nước ven biển cũng cho phép lực lượng cảnh sát biển sử dụng vũ khí trong một số tình huống nhất định, lực lượng chấp pháp trên biển Trung Quốc đã có cách hành xử tùy tiện đối với ngư dân và tàu thuyền các nước thời gian qua.
Video đang HOT
Hồi tháng 4, tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam. Trung Quốc đã vài lần triển khai tàu khảo sát Địa chất Hải dương 8 dưới sự hộ tống của tàu hải cảnh xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam cũng như bám theo tàu khoan của Malaysia.
Trung Quốc năm nay hơn 20 lần điều tàu hải cảnh áp sát nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông để thách thức tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản. Tàu hải cảnh Trung Quốc từng hiện diện trong khu vực này suốt 111 ngày, đánh dấu đợt áp sát liên tục lâu nhất từ khi Nhật Bản quốc hữu hóa một số đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư từ tháng 9/2012.
Carl Thayer, giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales của Australia, cho biết dự luật khiến ông nhớ đến “luật lãnh hải và vùng tiếp giáp” mà Trung Quốc thông qua năm 1992, tự ý quy định lãnh hải rộng 12 hải lý áp dụng cho cả 4 quần đảo ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Giáo sư gọi dự luật này là “bình mới rượu cũ” để Trung Quốc tiếp tục yêu sách đòi chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông.
Ông nhấn mạnh các tàu hải cảnh Trung Quốc thường được trang bị vũ khí cỡ lớn. Truyền thông Trung Quốc cho biết hải cảnh nước này đã được trang bị tàu tuần tra có lượng giãn nước tới 12.000 tấn. Đây là loại tàu hải cảnh lớn nhất thế giới, thậm chí lớn hơn cả tàu tuần dương trang bị tên lửa dẫn đường lớp Ticonderoga và tàu khu trục lớp Arleigh Burke của hải quân Mỹ.
Các tàu hải cảnh này cũng được trang bị hải pháo bắn nhanh H/PJ-26 cỡ nòng 76 mm, hai pháo phụ trợ và hai pháo phòng không, với hỏa lực không thua kém nhiều loại tàu chiến.
Giáo sư Thayer nhắc đến căng thẳng giữa Malaysia và Trung Quốc từ tháng 12/2019 đến tháng 1 năm nay, khi Trung Quốc điều các tàu hải cảnh tuần tra, quấy rối gần nơi giàn khoan West Capella của Malaysia hoạt động. Phản ứng trước việc này, Malaysia điều tàu hộ vệ tên lửa Jebat để bảo vệ giàn khoan.
“Malaysia có tàu hộ vệ tên lửa, nhưng hải cảnh Trung Quốc có tàu 5.000 tấn và cả tàu tuần tra trang bị pháo 76 mm. Vì vậy, việc này giống như là ngoại giao pháo hạm”, Thayer nói thêm.
“Ngoại giao pháo hạm” là thuật ngữ chỉ việc phô trương sức mạnh quân sự với mục đích đe dọa nhằm đạt được các mục tiêu đối ngoại và buộc quốc gia bị đe dọa phải nhượng bộ quyền lợi trong các vấn đề lãnh thổ hay thương mại.
Phó đô đốc Yoji Koda, cựu tư lệnh Hạm đội Phòng vệ thuộc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, bình luận rằng điều cần chú ý là nếu dự thảo luật được thông qua, tàu hải cảnh Trung Quốc sẽ sử dụng vũ khí như thế nào.
“Chúng tôi rất lo ngại về các hoạt động trong quá khứ của Trung Quốc và các tiêu chí của họ trong tương lai về việc khi nào hải cảnh được sử dụng vũ khí. Chẳng hạn, ở một số khu vực ở Biển Đông, chúng ta cho rằng đó là vùng biển quốc tế nhưng Trung Quốc lại nhận là vùng biển của mình”, ông Koda nói.
Ông Koda cho rằng việc Trung Quốc không làm rõ khu vực biển áp dụng dự luật “sẽ đặt ra một vấn đề quốc tế nghiêm trọng”. “Sự mơ hồ này đang thực sự làm dấy lên lo ngại sâu sắc”, ông nói.
Khi được một học giả Trung Quốc đặt câu hỏi liệu việc ngăn chặn sự cố trên biển chỉ là vấn đề giữa Trung Quốc và các quốc gia khác hay là vấn đề chung của khu vực, phó đô đốc Pradeep Chauhan, Tổng giám đốc Quỹ Hàng hải Quốc gia tại Ấn Độ, khẳng định đây là vấn đề chung, không loại trừ các quốc gia khác.
Tuy nhiên, ông giải thích Trung Quốc được đặc biệt chú ý vì các quốc gia khác, dù có khác biệt với nhau, thường có xu hướng hoạt động trong khuôn khổ dựa trên quy tắc và thông lệ quốc tế, trong khi yêu sách chủ quyền của Trung Quốc bị nhiều bên bác bỏ. “Vì vậy, trong vấn đề này, bên được chú ý nhiều nhất tất nhiên là Trung Quốc”, ông nói.
Trung Quốc thông qua bãi nhiệm 4 nghị sĩ đối lập Hong Kong
Bốn nghị sĩ đối lập Hong Kong bị mất ghế ngay lập tức sau khi quốc hội Trung Quốc cho phép chính quyền đặc khu bãi nhiệm nghị sĩ.
Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc (NPCSC), tức quốc hội Trung Quốc, hôm nay thông qua nghị quyết cho phép chính quyền Hong Kong truất ghế lập tức các nghị sĩ của cơ quan lập pháp trong một số trường hợp nhất định.
Nghị quyết nêu rõ bất kỳ thông báo nào về việc truất quyền các nghị sĩ sẽ do chính quyền Hong Kong trực tiếp đưa ra, không cần thông qua tòa án thành phố.
Nghị sĩ bị bãi nhiệm là những người được cho là thúc đẩy hoặc ủng hộ khái niệm độc lập Hong Kong, từ chối tán thành đất nước tiếp quản chủ quyền đối với Hong Kong, lôi kéo thế lực nước ngoài can thiệp vào công việc của thành phố hoặc tham gia hành vi gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia.
Bốn nghị sĩ đối lập Hong Kong bị truất quyền hôm nay, từ trái qua phải gồm: Alvin Yeung Ngok-kiu, Kwok Ka-ki, Kenneth Leung và Dennis Kwok. Ảnh: SCMP .
Vài phút sau khi nghị quyết được thông qua, 4 nghị sĩ đối lập lập tức bị bãi nhiệm gồm Alvin Yeung Ngok-kiu, Kwok Ka-ki và Dennis Kwok của đảng Dân sự, cùng Kenneth Leung của Hội Nhà nghề. Leung trước đó bị cấm tham gia bầu cử Hội đồng Lập pháp, trước khi các cuộc bỏ phiếu bị hoãn lại đến tháng 9/2021.
Sau khi nghe quyết định bãi nhiệm, 4 nghị sĩ từ từ rời khỏi phòng họp của Hội đồng Lập pháp, lên án quyết định này là "vi phạm rõ ràng" Luật Cơ bản và quyền của họ về tham gia các vấn đề công.
"Nếu việc tuân thủ quy trình hợp lý và đấu tranh cho dân chủ có thể dẫn đến việc bị bãi nhiệm, thì đó sẽ là vinh dự của tôi", Dennis Kwok nói, thêm rằng họ sẽ tham vấn đại diện pháp lý của mình trước khi quyết định có phản đối quyết định tại tòa án hay không.
Một cuộc họp của Hội đồng Lập pháp đã bị đình chỉ ngay sau thông báo của Bắc Kinh. 19 nghị sĩ đối lập hôm 9/11 đã dọa từ chức trước nguy cơ Bắc Kinh sẽ bãi nhiệm bất kỳ ai trong số họ.
Hàn - Trung nhất trí giảm số tàu đánh bắt cá trên vùng đặc quyền kinh tế Hàn Quốc và Trung Quốc ngày 6/11 đã nhất trí giảm số tàu đánh bắt cá của mỗi nước trên vùng đặc quyền kinh tế nhằm bảo vệ các nguồn tài nguyên biển. Hàn Quốc và Trung Quốc nhất trí tăng cường trấn áp hoạt động đánh bắt cá trái phép. Ảnh: koreabizwire.com Bộ Đại dương và Nghề cá Hàn Quốc cho biết...