Nguy cơ nào có thể xảy ra khi cắt bỏ da thừa?
Phẫu thuật cắt bỏ da thừa là thủ thuật được thực hiện để cắt bỏ phần da thừa ở bụng, nhằm giảm bớt tình trạng da thừa bị chùng xuống, lỏng lẻo, ảnh hưởng đến thẩm mỹ…
Hình minh họa (Ảnh: Verywellhealth).
Theo các bác sĩ Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM), khi phẫu thuật được thực hiện để loại bỏ phần da và mỡ lỏng lẻo ở phần bụng dưới, bác sĩ sẽ thực hiện đường mổ ngang ở vùng trên xương mu, nằm giữa hai hông và có thể thêm một đường mổ từ xương ngực cho đến xương chậu để loại bỏ phần mỡ và da thừa.
Chống chỉ định
Bệnh nhân có thể không phù hợp để thực hiện phẫu thuật nếu như có bệnh nền đang không được kiểm soát tốt như tiểu đường, bệnh tim, bệnh phổi. Béo phì cũng làm tăng nguy cơ biến chứng. Bệnh nhân cũng không đủ điều kiện thực hiện phẫu thuật nếu như hút thuốc lá.
Phẫu thuật cắt da thừa thường được thực hiện ở người trưởng thành và một số trường hợp ở trẻ vị thành niên sau khi đã thực hiện phẫu thuật thu nhỏ dạ dày giảm cân. Bệnh nhân nên giữ được cân nặng ổn định trong vòng 6 tháng trước khi thực hiện phẫu thuật.
Nếu như bệnh nhân đang có dự định thực hiện giảm nhiều cân thì bác sĩ có khả năng sẽ khuyên tạm hoãn cuộc phẫu thuật cho đến khi cân nặng được duy trì ở mức ổn định.
Các nguy cơ có thể xảy ra
Video đang HOT
Các nguy cơ của phẫu thuật cắt da thừa bao gồm:
- Da lỏng lẻo.
- Sẹo.
- Mất da.
- Tổn thương thần kinh.
- Nhiễm trùng.
- Tình trạng lành vết thương kém.
- Tụ dịch.
- Hoại tử mô.
Bác sĩ có thể sẽ khuyên thực hiện phẫu thuật cắt da thừa nếu như phần da và mỡ thừa ờ vùng bụng dưới bị giãn lỏng lẻo đến đùi, đặc biệt là nếu như tình trạng này gây đau, ngứa và làm cản trở sinh hoạt hàng ngày như việc đi bộ hoặc vệ sinh cá nhân. Phẫu thuật cắt da thừa có thể giúp ngăn ngừa việc ngứa và nhiễm trùng da tái lại ở những vùng nếp gấp da.
Phẫu thuật cắt da thừa có thể được biết đến như một dạng thủ thuật tạo hình cơ thể do nó cũng làm thon gọn lại vùng bụng. Nhưng phẫu thuật cắt da chỉ có mục đích là loại bỏ vùng da và mỡ thừa và không được xem như là phẫu thuật thẩm mỹ.
Nếu như mục đích của bệnh nhân là cải thiện vẻ ngoài thì nên lựa chọn phẫu thuật thu nhỏ vòng bụng, loại phẫu thuật ngoài việc loại bỏ mỡ còn làm săn lại các cơ vùng bụng.
Khi nào đủ điều kiện thực hiện?
Bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân quyết định xem liệu phẫu thuật cắt da thừa có thực sự cần thiết và an toàn cho bệnh nhân hay không? Bác sĩ sẽ cho làm các xét nghiệm trước khi quyết định phẫu thuật.
Phẫu thuật cắt bỏ da thừa có thể được bảo hiểm chi trả nếu như tình trạng da thừa gây ra các vấn đề về y khoa, ví dụ như nổi mẩn đỏ, viêm loét mà không đáp ứng với điều trị, hoặc làm cản trở sinh hoạt hàng ngày và có thể giải quyết bằng phẫu thuật. Nếu thực hiện phẫu thuật cắt bỏ da thừa chỉ vì tính thẩm mỹ thì bệnh nhân sẽ phải tự chi trả.
Trước khi thực hiện phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được hẹn trước để trao đổi thêm một số vấn đề với bác sĩ như chuẩn bị, các lưu ý, nguy cơ và kết quả thường gặp. Bệnh nhân cũng nên sắp xếp người thân đưa đón cũng như chăm sóc sau phẫu thuật.
Cuối cùng, phẫu thuật cắt bỏ da thừa nên được thực hiện tại bệnh viện hoặc một trung tâm ngoại khoa đã được cấp giấy phép và có đầy đủ các trang thiết bị hỗ trợ, giúp hạn chế được tối đa những biến chứng có thể xảy ra.
Việt Nam vẫn 'đứng top cao' về tỷ lệ người mắc bệnh lao
Theo Giám đốc Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, mặc dù tỷ lệ mắc lao phổi ở người lớn đã giảm 31% sau 10 năm, tỷ lệ điều trị khỏi bệnh nhân lao trên 92% nhưng Việt Nam vẫn đứng xếp hạng thứ 11 đối với bệnh lao thường, và thứ 11 về lao kháng thuốc.
Năm 2017, Việt Nam có thêm 126.000 người mắc lao và 13.000 người chết do lao.
Chăm sóc bệnh nhân lao phổi - ảnh TTXVN
Ngày 12/1/2020, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình mục tiêu y tế - dân số, Chương trình phòng chống lao, phòng chống bệnh phổi và tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản năm 2020.
Giám đốc Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, ông Lê Thành Phúc cho biết mặc dù tỷ lệ mắc lao phổi ở người lớn đã giảm 31% sau 10 năm qua hai cuộc điều tra năm 2017 so với 2007 và tỷ lệ điều trị khỏi bệnh nhân lao trên 92% nhưng Việt Nam vẫn đứng xếp hạng thứ 11 đối với bệnh lao thường, và thứ 11 về lao kháng thuốc.
Năm 2017, Việt Nam đã có thêm 126.000 người mắc lao và 13.000 người chết do lao. So sánh với đại dịch COVID-19 năm 2020 vừa qua có số ca tử vong là 35 ca thì tử vong do hen gần 3.700 người.
Ông Lê Thành Phúc - Giám đốc Bệnh viện Phổi Đà Nẵng cho biết tỷ lệ bệnh lao ở Việt Nam vẫn còn cao - Ảnh Đức Thảo
Trong tháng 10/2020, bệnh viện đã triển khai chương trình khám sàng lọc phát hiện sớm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, quản lý người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Hen phế quản (BPTNMT& HPQ) tại 14 xã, phường/7 quận, huyện với kết quả 1448 người được đo chức năng hô hấp, phát hiện được 191 trường hợp mắc BPTNMT, 29 người mắc HPQ, 42 người có hội chứng chồng lấp ACO. Bệnh viện Phổi đã thực hiện cấp thuốc liệu trình 01 tháng cho 185 bệnh nhân, hướng dẫn sử dụng thuốc và tái khám tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng.
Được biết, kế hoạch chiến lược Quốc gia về chấm dứt bệnh lao giai đoạn 2021-2025, với mục tiêu giảm tỷ lệ mắc bệnh lao dưới 125/100.000 dân, và tăng tỷ lệ phát hiện sớm bệnh nhân lao qua hằng năm, điều trị trên 45% bệnh nhân mắc bệnh lao và kiểm soát hoàn toàn trên 25%.
Đau vùng kín sau khi quan hệ: 20 nguyên nhân có thể gặp Đau vùng kín trong và sau quan hệ có thể do vài nguyên nhân. Điều trị vấn đề này phụ thuộc chủ yếu vào nguyên nhân. Hình minh họa. Theo các bác sĩ Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM), dưới đây là những nguyên nhân khiến bạn cảm thấy đau vùng kín sau quan hệ cũng như là làm cách nào để giảm...