Nguy cơ loãng xương ở người trên 30 tuổi
Nữ bệnh nhân 38 tuổi đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM trong tình trạng đau lưng, gầy yếu, suy kiệt, teo cơ tứ chi.
Bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị loãng xương nặng, gãy xẹp nhiều đốt sống ngực, đốt sống thắt lưng, đái tháo đường, suy thượng thận do tác dụng phụ của thuốc chứa corticoids.
Cách đây 4 năm, bệnh nhân đã điều trị lupus ban đỏ với triệu chứng đau các khớp, nổi ban ở vùng mặt, loét miệng, rụng tóc. Chị không tái khám mà uống thuốc bên ngoài theo toa thuốc trước đó của bác sĩ. Sau một thời gian sử dụng, người bệnh sụt cân, mất ngủ, tình trạng đau lưng ngày càng nghiêm trọng.
Bác sĩ Cao Thanh Ngọc, Phụ trách Khoa Nội cơ xương khớp, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cho biết sau khi điều trị bệnh và cắt liều corticoids, đường huyết của bệnh nhân đã ổn định, cân nặng cải thiện và xương không gãy thêm.
Bác sĩ đang thăm khám cho người bệnh. Ảnh: N.P
“Trước đây, loãng xương là bệnh phổ biến ở phụ nữ sau mãn kinh và người lớn tuổi. Hiện nay, người trẻ ngoài 30 tuổi cũng có nguy cơ cao mắc bệnh”, bác sĩ Ngọc cho hay.
Nguyên nhân gồm bệnh lý nội tiết, viêm khớp dạng thấp, hội chứng kém hấp thu, những bệnh mạn tính về khớp hoặc bệnh tự miễn như lupus. Sử dụng các loại thuốc như corticoids, thuốc chống co giật… làm tăng nguy cơ gây bệnh.
Bên cạnh đó, nhiều người trẻ lười vận động, sử dụng đồ uống có cồn, cà phê, thuốc lá, ăn kiêng, che chắn quá kỹ mỗi khi ra ngoài nên da không có điều kiện tiếp xúc với ánh nắng mặt trời dẫn đến thiếu vitamin D trầm trọng. Tất cả yếu tố này làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, trao đổi chất của cơ thể, gây mất cân bằng giữa quá trình tạo xương, hủy xương và dẫn đến loãng xương.
Theo bác sĩ Ngọc, loãng xương gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ở người trẻ đang trong độ tuổi lao động lại càng ảnh hưởng lớn đến công việc và sự nghiệp.
Video đang HOT
“Loãng xương khiến người bệnh đau đớn, mệt mỏi, dẫn đến gãy xương, tăng nguy cơ tàn phế, tử vong, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, gia đình và xã hội”, bác sĩ Ngọc nói.
Để phòng ngừa bệnh, người dân cần bổ sung đầy đủ canxi, vitamin D, các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể theo lứa tuổi và tình trạng sức khỏe. Thường xuyên vận động và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hạn chế hút thuốc, uống đồ có cồn, uống thuốc không rõ nguồn gốc hoặc tự ý mua thuốc uống.
Sáng 23/12, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM tặng 50 phiếu khám và 50 phiếu chụp X-quang cột sống miễn phí cho người có vấn đề về loãng xương. Đăng ký: (028) 3952 5449 – (028) 3952 5422.
Cẩm Anh
Theo VNE
7 điều ít người biết về loãng xương
Loãng xương (osteoporosis) là tình trạng bệnh đặc trưng bởi khối xương thấp dẫn đến tăng nguy cơ gãy cổ xương đùi, cổ tay hoặc cột sống. Đây được cho là căn bệnh phổ biến nhất ở người và thực sự có thể rút ngắn tuổi thọ.
10 triệu người Mỹ hiện đang bị loãng xương và hơn 18 triệu người có nguy cơ mắc bệnh này. Do có liên quan với giảm estrogen, phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh có nguy cơ cao nhất.
34 triệu người Mỹ khác có nguy cơ bị giảm xương (osteopenia), hay mật độ xương thấp, điều này cũng có thể dẫn đến gãy xương và cuối cùng phát triển thành loãng xương.
1. Bạn có thể không biết mình có bị loãng xương hoặc giảm xương hay không.
Hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ loãng xương và giảm xương.
Loãng xương thường diễn ra thầm lặng. Chỉ báo đầu tiên về một trong hai tình trạng này có thể là gãy xương hoặc giảm hơn 5cm chiều cao. Có nhiều nguy cơ đã được biết đến, bao gồm sử dụng corticoid liều cao, mắc các rối loạn ăn uống như chứng biếng ăn hoặc thiếu cân. Tiền sử gia đình, da trắng và dinh dưỡng kém, đặc biệt là thiếu thực phẩm từ sữa giàu canxi cũng là những yếu tố nguy cơ, cùng với đó là hút thuốc lá và uống nhiều đồ uống có cồn.
2. Thuốc có thể ngăn chặn hoặc đẩy lùi vấn đề ...
Nhóm thuốc biphosphonates là biện pháp để điều trị mật độ xương thấp. Những thuốc này, bao gồm Fosamax, Actonel, Boniva, và Reclast và romosozumab mới ra mắt gần đây, ngăn ngừa mất xương thông qua bất hoạt hủy cốt bào, một loại tế bào xương tái hấp thu mô xương, hoặc thông qua ngăn chặn sự hình thành hủy coota bào. Các loại thuốc khác, như Forteo, thúc đẩy sự phát triển của xương - chúng thực sự có thể tạo ra xương mới.
FDA đã đưa ra những cảnh báo thường xuyên về những thuốc này, bao gồm đau xương, khớp và/hoặc đau cơ, loét thực quản, ợ nóng, rối loạn nhịp tim hoặc nhịp tim nhanh.
"Bạn cần cân bằng giữa nguy cơ và lợi ích", BS. Mary Jane Minkin, giảng viên lâm sàng sản phụ khoa tại Đại học Yale ở New Haven. "Các thuốc bisphosphonate đường uống, như Fosamax và Actonel, có thể gây hại cho thực quản. Thuốc cũng gây nguy cơ rất nhỏ đối với hàm, và gãy xương không điển hình. Nhưng những tai biến này rất hiếm gặp".
3. ... nhưng có giới hạn về thời gian dùng thuốc.
"Hầu hết các loại thuốc chỉ an toàn trong khoảng thời gian nghiên cứu của FDA và thường là 3 năm", BS. Joseph Lane, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình và là trưởng khoa Bệnh xương chuyển hóa tại Bệnh viện chuyên khoa Ngoại/ Trường Y Weill Cornell, Đại học ở New York nói. "Vượt quá thời gian này, bộ xương bị thay đổi và các tác dụng phụ có thể xảy ra, chẳng hạn như gãy xương đùi và hoại tử xương hàm, hoặc yếu, và cuối cùng là chết xương hàm. Bệnh nhân sử dụng các loại thuốc này cần được khám lại cẩn thận sau 3 -5 năm và cần đưa ra quyết định mới xem liệu họ nên tiếp tục, dừng lại hay thay đổi thuốc". Các bác sĩ thường cho bệnh nhân "tạm dừng thuốc" nếu họ đã dùng thuốc được một thời gian.
4. Nếu bị giảm xương, có thể không cần dùng thuốc.
Tập tạ có thể giúp bồi đắp mật độ xương.
Bệnh nhân có chẩn đoán giảm xương (mật độ xương thấp), không loãng xương, hiếm khi được kê đơn thuốc, ngoại trừ những người bị ung thư vú, đang điều trị thuốc ức chế aromatase và có nguy cơ giảm xương cao hơn. "Nói chung, khi tôi chẩn đoán giảm xương ở bệnh nhân của mình, chúng tôi sẽ cùng ngồi xuống và thảo luận", BS. Minkin nói. "Nếu cô ấy hút thuốc lá, liệu cô ấy có thể bỏ hoặc ít nhất là giảm hút được không? Cô ấy có đang ăn thực phẩm giàu canxi không? Cô ấy có đang uống vitamin D không? Cô ấy có thường xuyên tập thể dục không? Tôi luôn khuyến khích tất cả bệnh nhân của mình đến phòng tập và tập thể dục".
5. Nghĩ về thảm trải sàn, tuyến giáp, và mọi thứ khác.
Vitamin D có thể giúp bạn ít bị loãng xương.
Ăn uống tốt, tập thể dục, nhận đủ canxi, vitamin D bình thường và thực hiện các biện pháp phòng ngừa tại nhà để không bị ngã là rất quan trọng. "Thói quen tốt trong nhà sẽ giúp ích - đừng tự tạo ra những nguy cơ gãy xương: Dọn những tấm thảm cản trở đường đi, mang giày dép hợp lý, v.v...", BS. Minkin nói. Hoóc-môn tuyến cận giáp và tuyến giáp cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của xương. Cường tuyến cận giáp rất hay gặp, và phẫu thuật để loại bỏ tuyến hoạt động quá mức thường khá thành công. BS. Minkin chia sẻ "Gần đây tôi đã nhận được một lá thư từ một bệnh nhân bị cường tuyến cận giáp đã phẫu thuật cắt bỏ vài tháng trước - cô ấy không cảm thấy điều tốt đó ở độ tuổi này vì canxi của cô ấy cao và canxi cao có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu. Vì thế cũng khó có thể nói rằng có nhiều cách điều trị khác ngoài thuốc".
6. Có mật độ xương thấp không có nghĩa là bạn chắc chắn sẽ bị gãy xương.
Mặc dù mật độ xương có tương quan với nguy cơ gãy xương, BS. Lane cho rằng nó chỉ chiếm từ 20 đến 60% nguy cơ. "Có nhiều yếu tố góp phần gây ra gãy xương và bạn không nhất thiết phải bị loãng xương thì mới gãy xương", BS. Minkin nói.
7. Thuốc trị loãng xương thực sự có thể làm cho xương giòn và dễ gãy hơn.
"Cải thiện mật độ xương làm giảm nguy cơ, nhưng không hoàn toàn ngăn ngừa gãy xương", BS. Lane nói. "Sử dụng thuốc loãng xương dài ngày có liên quan đến giảm sự dai chắc của xương và làm xương giòn hơn ở một số người. Tuy nhiên, thuốc vẫn giúp cích cho bệnh nhân nhiều hơn là gây hại".
Cẩm Tú
Theo Prevention
Việt Nam vô địch thực hành phẫu thuật nội soi châu Á Đội Việt Nam vượt qua các bác sĩ từ 14 quốc gia và lãnh thổ, đứng đầu về kỹ năng nội soi trên mô hình trong cuộc thi tại Malaysia. Cuộc thi nằm trong khuôn khổ hội nghị thường niên của Hội Phẫu thuật nội soi và Nội soi (ELSA), diễn ra cuối tháng 11, kết quả công bố hôm 3/12. Các đội...