Nguy cơ học sinh lớp 1 tái mù chữ
Mới kết thúc học kỳ I, học sinh lớp 1 chưa đọc thông, viết thạo đã phải nghỉ học vì dịch bệnh kéo dài. Nhiều phụ huynh, giáo viên lo lắng khi các em nhỏ tuổi tới đây phải học trực tuyến có nguy cơ “tái mù chữ”.
Học sinh lớp 1 học trực tuyến khó đạt hiệu quả
Chị Nguyễn Thùy Dung có con học lớp 1 ở Hà Nội. Chị kể, từ đầu tháng, hàng tuần cô giáo có giao bài tập Toán, Tiếng Việt, luyện chữ cho con làm. Do không học kiến thức mới nên các bài tập Toán cộng trừ đến 2 chữ số đơn giản, con làm ít sai nhưng với môn Tiếng Việt khiến chị lo lắng. Con gặp khó khăn khi phân biệt các âm “gi; d” hay “tr; ch”, “ngh; ng”…
Mới đây nhất, khi học trực tuyến với giáo viên chủ nhiệm, cô đọc cho cả lớp tập chép từ “quả cà chua”, con chị Dung không biết viết như thế nào. Tá hỏa, chị đọc cho con viết mới biết con sai rất nhiều lỗi chính tả.
Cô Nguyễn Thị Thanh Huyền, giáo viên dạy lớp 1, Trường Tiểu học Tây Hồ, quận Tây Hồ (Hà Nội) cho biết, từ khi học sinh nghỉ học đến nay, giáo viên chủ yếu giao bài tập qua mạng. Tuần tới trường mới bắt đầu dạy trực tuyến từ lớp 1.
Video đang HOT
Trước khi dạy chính, cô đã có buổi dạy thử 30 phút nhưng học sinh nhỏ tuổi, chưa có ý thức. Vì thế, tuần tới cô yêu cầu phụ huynh ngồi học cùng, bạn nào vi phạm nội quy giáo viên sẽ cho rời khỏi phòng học trực tuyến, việc học mới hiệu quả.
“Trước thời điểm nghỉ, học sinh mới học xong học kỳ I. Theo chương trình, các em chưa học xong phần vần. Khi nghỉ kéo dài, không chỉ học sinh tiếp thu chậm mà kể cả những em bình thường nhưng gia đình không quan tâm, không có điều kiện học trực tuyến sẽ quay lại a, b, c như ban đầu”, cô Huyền nói.
“Nếu học sinh quay lại trường học từ tháng 6 thầy cô sẽ vất vả để dạy lại. Các em sẽ học liền mạch, không nghỉ đến tháng 9 khai giảng năm học mới may ra mới đáp ứng được mục tiêu đọc thông, viết thạo”, cô Huyền nói thêm.
Một số giáo viên lớp 1 tại Hà Nội cũng cho rằng, phương thức học trực tuyến áp dụng có hiệu quả đối với học sinh lớp trên hơn là tiểu học. Lớp 1 các em chưa có ý thức, nhìn thấy nhau là “gào lên gọi tên các bạn”, còn cô khản cổ chỉ để nhắc các con tắt tiếng. Vì thế, mỗi giờ học kéo dài 30-40 phút gần như không mang lại kết quả nào ngoài việc cô trò được nói chuyện với nhau.
Hà Linh
Bí quyết ôn tập giành điểm cao môn Ngữ văn trong kỳ thi THPT quốc gia 2020
Phần nghị luận văn học luôn chiếm số điểm nhiều nhất trong bài thi THPT quốc gia môn Văn nhưng nhiều học sinh lại hay vấp phải sai sót trong quá trình thực hiện phần này.
Trong quá trình ôn tập chuẩn bị thi THPT quốc gia 2020 thí sinh cần lưu ý những gì để đạt kết quả tốt nhất với bài làm môn Ngữ văn?
Liên quan đến vấn đề này cô Trịnh Thu Tuyết - nguyên giáo viên trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) cho hay: Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, nội dung kiến thức và kỹ năng trong đề thi THPT Quốc gia mấy năm nay tập trung chủ yếu ở lớp 12, do đó các em chủ động ôn tập theo hướng dẫn.
Với môn Ngữ văn, trong phần kiến thức lớp 12, học sinh đã học xong toàn bộ chương trình học kỳ I, vì thế các em nên ôn tập theo những đơn vị kiến thức cơ bản trong mô hình đề thi mấy năm nay với 3 phần: Đọc hiểu, viết đoạn văn nghị luận xã hội, viết bài văn nghị luận văn học.
Để làm tốt kiểu bài đọc hiểu, các em cần ôn lại hệ thống kiến thức tiếng Việt đã được học từ bậc THCS tới THPT, luyện kỹ năng trả lời câu hỏi theo các mức độ: Nhận biết/thông hiểu/vận dụng và vận dụng cao. Muốn làm tốt kiểu viết đoạn văn nghị luận xã hội, HS cần nắm chắc kỹ năng viết đoạn, thu nạp thêm các kiến thức xã hội.
Ảnh minh họa
Theo cô Trịnh Thu Tuyết bài nghị luận văn học chiếm quỹ điểm cao nhất trong bài thi THPT quốc gia, cũng là bài các em cần huy động nhiều nhất thời gian, công sức cho ôn luyện.
Do vậy, trước mắt, các em ôn lại toàn bộ phần văn học Việt Nam đã học ở học kì I, với các mảng chính: các tác giả (Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Nguyễn Tuân); tác phẩm chính luận Tuyên ngôn độc lập; 4 bài thơ: Tây Tiến, Việt Bắc, Đất nước, Sóng; hai tác phẩm văn xuôi trữ tình: Người lái đò sông Đà, Ai đã đặt tên cho dòng sông...
Các sai sót hay gặp phải khi làm bài thi Ngữ văn
Những sai sót học sinh hay mắc phải khi làm bài thi THPT quốc gia tập trung nhiều vào phần kỹ năng: Thứ nhất là kỹ năng trả lời câu hỏi đọc hiểu, các em thường lúng túng khi xác định phương thức biểu đạt hoặc phong cách ngôn ngữ của văn bản, sa đà phân tích ở câu nhận biết nhưng lại sơ sài trong câu thông hiểu hoặc chưa tự tin thể hiện suy nghĩ, cách kiến giải độc lập của mình trong câu hỏi vận dụng...
Sai sót thứ hai là kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội, các em hay nhầm lẫn và viết thành dạng bài văn thu nhỏ, nhiều khi viết khuôn sáo, chung chung, hời hợt, chưa thể hiện cái tôi độc lập trong tư duy...
Một sai sót nữa là kiến thức và kỹ năng viết bài nghị luận văn học, HS nhiều khi không nắm vững kiến thức tác phẩm, không nhớ chính xác các chi tiết văn xuôi hoặc các câu thơ quan trọng. Điều này dẫn đến phần nghị luận nhiều khi hời hợt, thậm chí viết theo văn mẫu, sai lạc với yêu cầu của đề bài.
Những sai sót đó cũng là kiến thức, kỹ năng các em cần học hỏi theo định hướng, điều chỉnh của thầy cô, ôn luyện cho thành thục. Quan trọng nhất trong tất cả các kiểu dạng bài là rèn kỹ năng xác định đúng yêu cầu của đề, kỹ năng diễn đạt chuẩn xác, sáng tạo và độc lập.
Hoàng Thanh
Dạy học trực tuyến bậc tiểu học: Phụ huynh lớp 1 trở tay không kịp Khác với bậc phổ thông (THCS, THPT), tính tự học của học sinh tiểu học chưa cao, nhất là đối với học sinh lớp 1. Chính vì vậy, khi các cơ sở giáo dục triển khai học trực tuyến trong thời gian nghỉ học vì dịch COVID-19, nhiều phụ huynh nói không kịp trở tay. Học sinh đang học trực tuyến Ảnh: Như...