Nguy cơ dịch bệnh mới, chủng virus mới xuất hiện, tấn công đàn gia súc, gia cầm
Do biến đổi khí hậu, diễn biến thời tiết phức tạp, rét đậm rét hại thất thường không theo quy luật như trước kia, cộng với môi trường bị ô nhiễm nặng, tạo điều kiện để nhiều loại mầm bệnh phát sinh.
Theo đó, nhiều loại bệnh dịch mới, chủng virus mới xuất hiện, tấn công đàn gia súc, gia cầm.
Rét đậm rét hại kéo dài, nơm nớp lo đàn gia súc, gia cầm bị dịch bệnh mới tấn công
Những năm gần đây, do biến đổi khí hậu, diễn biến thời tiết phức tạp, rét đậm rét hại thất thường không theo quy luật như trước kia, cùng với môi trường ô nhiễm nặng đã tạo điều kiện để mầm bệnh (nấm, vi rút, vi khuẩn…) phát sinh. Trong đó, nhiều loại dịch bệnh mới, chủng vi rút mới xuất hiện trên đàn gia súc, gia cầm, gây thiệt hại lớn cho bà con chăn nuôi.
Minh chứng là năm 2019, “bão” dịch tả lợn châu Phi lần đầu tiên xâm nhập vào Việt Nam; năm 2020 xuất hiện bệnh viêm da nội cục trên trâu bò. Đối với bệnh cúm gia cầm thì biến chủng từ dạng này sang dạng khác. Nếu như trước đây (cuối năm 2003), bệnh cúm gia cầm xuất hiện chủ yếu với chủng cúm A/H5N1 thì giờ đây xuất hiện cúm A/H5N6; cúm A/H5N7, cúm A/H5N8, cúm A/H5N9…
Bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện trên đàn lợn của gia đình ông Phạm Văn Hòa ở xã Sơn Lai, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Bình Minh
Gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã đề cập đến một số bệnh khác như bệnh bò diên trên trâu bò, bệnh liên cầu khuẩn, cúm lợn đều là những bệnh có tốc độ lây lan nhanh. Nguy hiểm hơn, đây là những bệnh truyền lây giữa người và động vật.
Đặc điểm dịch tễ đối với các bệnh mới xuất hiện, bệnh do biến chủng thường có tốc độ lây lan nhanh, nhiều động vật mẫn cảm, chưa thích ứng với các loại vắc xin, hoặc chưa sản xuất được vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên gây thiệt hại rất lớn cho người chăn nuôi.
Một thực tế tại các cơ sở, khi phương thức chăn nuôi còn nhỏ lẻ, việc chẩn đoán qua lâm sàng đối với các bệnh mới, chủng mới xuất hiện cũng gặp không ít khó khăn khi chưa kịp lấy mẫu chuyển phòng xét nghiệm để tìm nguyên nhân thì số gia súc, gia cầm đó đã chết hàng loạt, không đủ cơ sở để kết luận bệnh.
Dự báo thời gian tới, nguy cơ bệnh mới, chủng mới xuất hiện là rất cao, thậm chí một số bệnh đã khống chế tốt (như nhiệt thán trâu bò, đóng dấu lợn, tai xanh, cúm lợn…) vẫn có thể bùng phát trở lại do tổng đàn gia súc, gia cầm lớn. Nhiều chuồng trại chăn nuôi nhỏ lẻ chưa đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn dịch bệnh. Thậm chí, đây đó vẫn còn tình trạng buôn bán gia súc gia cầm ốm, chết…
Video đang HOT
Cán bộ thú y kiểm tra và tiêm phòng cho gia cầm tại Chương Mỹ, Hà Nội. Ảnh: Chi cục Thú y Hà Nội.
Để chủ động ứng phó với bệnh mới, chủng mới gây ra cho đàn gia súc, gia cầm, những giải pháp cần thực hiện đó là:
Các địa phương cần thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống bệnh động vật theo các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt quan tâm nâng cao năng lực trình độ chuyên môn cho hệ thống cán bộ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là năng lực về chẩn đoán xét nghiệm, kỹ năng phát hiện bệnh.
Đầu tư trang thiết bị chuyên ngành đáp ứng việc lấy mẫu xét nghiệm ngay từ cơ sở, trang thiết bị phòng thí nghiệm tiến tến hiện đại phù hợp với tình hình mới.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để cặp nhật thông tin kịp thời, nhất là các yếu tố về dịch tễ học đối với các bệnh truyền lây giữa người và động vật.
Thực hiện tốt công tác quy hoạch chăn nuôi, chăn nuôi trang trại, chăn nuôi quy mô lớn, giảm chăn nuôi nhỏ lẻ. Đây là giải pháp tổng thể trên địa bàn cả nước tạo sự thích ứng đồng bộ giữa các tỉnh thành.
Về chuyên môn, cần thực hiện tốt hơn chương trình giám sát chủ động đối với các bệnh trên đàn gia súc gia cầm để sớm phát hiện bệnh mới, chủng mới xuất hiện, từ đó có kế hoạch và giải pháp ứng phó kịp thời.
Địa bàn tập trung thực hiện giám sát là tại các chợ đầu mối các điểm kinh doanh buôn bán, tiêu hủy gia súc, gia cầm, nơi có ổ dịch cũ.
Riêng với bệnh cúm gia cầm, những năm qua diễn biến phức tạp, biến chủng độc lực cao xuất hiện liên tiếp nên cần thực hiện tốt việc xét nghiệm chủ động nhiều hơn nữa tại các cơ sở, nhất là ở các khu vực chăn nuôi tập trung để kịp thời dự báo, có kế hoạch giám sát và ứng phó cụ thể, chi tiết hiệu quả hơn.
Làm tốt hơn công tác truyền thông để người chăn nuôi hiểu rõ về những biến đổi (mang tính quy luật) đối với dịch bệnh gia súc gia cầm, để chủ động ứng phó khi phải đối mặt với những bệnh mới, chủng mới xuất hiện, kể cả phải chấp nhận những rủi ro, thiệt hại khi buộc phải tiêu hủy gia súc gia cầm nhiễm bệnh.
Cán bộ thú y thực hiện tiêm phòng cho đàn gia cầm tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Ảnh: Chi cục Thú y Hà Nội.
Giải pháp quan trọng đối với người chăn nuôi, nhất là các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn là chủ động là thực hiện các giải pháp về giám sát, tiêm phòng, tổng tẩy uế môi trường, chăn nuôi an toàn sinh học. Đây cũng chính là giải pháp căn cơ quan trọng để ngăn chặn dịch bệnh nói chung, bệnh mới, chủng mới xuất hiện nói riêng.
Xác định đã chăn nuôi là cần thực hiện nghiêm các biện pháp kỹ thuật về chăn nuôi an toàn sinh học.
Đối với các cơ sở, địa phương, tập trung nâng cao năng lực chẩn đoán đối với mạng lưới thú y cơ sở, nhất là cán bộ chuyên môn cấp xã, phường để sớm phát hiện khi các ổ dịch còn ở quy mô nhỏ, hoặc các ổ dịch đầu tiên, từ đó có giải pháp khống chế ngăn chặn ngay để dịch bùng phát.
Nâng cao trình độ lấy mẫu xét nghiệm nhằm giúp các phòng thí nghiệm có kết quả nhanh và chính xác. Tăng cường khuyến cáo người chăn nuôi chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh ngay từ khi mới chăn nuôi, mới nhập đàn, thực hiện tốt việc khai báo chăn nuôi.
Khi nghi ngờ phát hiện bệnh mới, chủng mới cần báo ngay cán bộ chuyên môn để được kiểm tra, hướng dẫn có giải pháp khống chế, ngăn chặn bệnh kịp thời. Hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; có biện pháp ngăn chặn các loài côn trùng truyền bệnh xâm nhập vào chuồng nuôi, phun thuốc sát trùng, thuốc diệt các loài vật chủ trung gian truyền bệnh.
Tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; tổ chức ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép qua biên giới. Tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển, giết mổ động vật, chế biến các sản phẩm từ động vật không bảo đảm yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật để đảm bảo phát hiện nhanh. Trường hợp người chăn nuôi phát hiện gia súc gia cầm có biểu hiện bất thường, thấy tỷ lệ chết nhanh, tốc độ lây lan nhanh cần báo ngay cho cán bộ chuyên môn để kịp thời lấy mẫu xác định bệnh và khống chế, ngăn chặn…
Nhiều biện pháp phòng, chống đói, rét cho đàn vật nuôi
Để chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của thời tiết mùa Đông, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc, gia cầm.
Qua đó, nhằm giảm thiểu thiệt hại thấp nhất về chăn nuôi, bảo đảm phát triển chăn nuôi bền vững, mang lại thu nhập cho người dân.
Anh Đinh Công Lương luôn chủ động phương án bảo vệ đàn vật nuôi, nên những năm qua không có gia súc, gia cầm bị chết rét.
Thực hiện sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện Vân Hồ, các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm đã thực hiện gia cố, che, chắn, vệ sinh nền chuồng không để ẩm ước, gió lùa, hạn chế chăn thả buổi sáng, bổ sung thức ăn tinh bột, cỏ tươi, rơm, dạ.
Nhiều năm trở lại đây, chăn nuôi gia súc, gia cầm là sinh kế chính của gia đình anh Đinh Công Lương và nhiều hộ dân ở bản Hang Trùng 1, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ. Với hàng trăm con gà, 40 con lợn được nuôi và xuất bán mỗi năm đem lại nguồn thu cao, nên anh Lương luôn chủ động phương án bảo vệ đàn vật nuôi.
Anh Lương cho biết đã chủ động căng bạt, bóng sưởi, thức ăn. Trong những năm qua, gia đình anh không có hiện tượng gia súc, gia cầm bị chết rét, do có sự chuẩn bị từ trước.
Huyện Vân Hồ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa Đông lạnh khô đối với một số xã vùng dọc sông Đà và ẩm ướt đối với các xã dọc Quốc lộ 6 và các bản vùng cao.
Anh Đinh Công Lương, bản Hang Trùng 1, xã Vân Hồ chủ động căng bạt, chuẩn bị bóng sưởi và thức ăn cho gia súc, gia cầm.
Trong những năm gần đây, thời tiết khí hậu khắc nghiệt hơn như khô hanh, sương muối, lốc, mưa đá, băng giá xuất hiện nhiều lần trong năm đã gây thiệt hại trong sản xuất, chăn nuôi và ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
Anh Hà Văn Chính, bản Hang Trùng 2, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ cho hay, hiện tại gia đình anh có 11 con bò, sau khi được các cấp, ngành tuyên truyền, hướng dẫn, vài năm gần đây gia đình anh đã tự biết cách chăm sóc đàn gia súc của mình.
Mùa Đông, anh Chính đảm bảo về chuồng trại và nguồn thức ăn, mùa Hè thường xuất hiện dịch bệnh thì thực hiện các phương pháp như: rắc vôi khử trùng chuồng trại hằng tuần, hằng tháng; tiêm vaccine định kỳ, đảm bảo cho đàn bò luôn khỏe mạnh.
Gia đình anh Chính đã xây chuồng trại rộng, giúp cho đàn gia súc có điều kiện vận động và che chắn kín để gió, mưa mù không tạt vào, đảm bảo chuồng trại luôn được khô ráo nên không xảy ra hiện tượng bò bị chết rét.
Vài năm gần đây, anh Chính Hà Văn Chính ở bản Hang Trùng 2, xã Vân Hồ đã tự biết cách chăm sóc đàn gia súc trong mùa Đông giá rét.
Huyện Vân Hồ có lợi thế về phát triển chăn nuôi gia súc và người dân cũng đang tập trung cao trong việc phát triển đàn trâu, bò. Toàn huyện hiện có trên 40.000 con trâu, bò; trong đó có 2.050 con bò sữa. Từ việc chăn nuôi đã giúp nâng cao thu nhập cho người dân, vì vậy các hộ chăn nuôi tiếp tục tái đàn, chăn nuôi theo hướng nhốt chuồng, hình thành vùng chăn nuôi, đảm bảo đầu ra và thu nhập ổn định.
Ông Thái Bá Sinh, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vân Hồ, thông tin, huyện Vân Hồ khi vào mùa Đông thường hay xảy các đợt rét đậm, rét hại, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của đàn gia súc. Do vậy, đơn vị đã tham mưu kịp thời cho Ủy ban nhân dân huyện để chỉ đạo đến các xã; trong đó, tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh đói rét cho đàn vật nuôi; khuyến cáo bà con nên chăn thả vào những ngày nắng ấm, vào những đợt rét đậm, rét hại người dân phải che chắn kín chuồng trại, đồng thời dự trữ thức ăn, không chăn thả gia súc ra ngoài.
Với sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền địa phương cùng sự chủ động của người dân, hiện tại trên địa bàn huyện chưa có gia súc, gia cầm bị chết rét. Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết, các đơn vị chức năng khuyến cáo các hộ chăn nuôi không được chủ quan, lơ là, phải thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống đói rét, bảo vệ đàn vật nuôi trong những ngày thời tiết rét đậm, rét hại, góp phần phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người chăn nuôi.
Hà Nội nỗ lực ổn định hoạt động chăn nuôi: Đảm bảo đủ thịt gia súc, gia cầm phục vụ cuối năm Ổn định chăn nuôi thời gian tới là nhiệm vụ đang đặt ra đối với ngành nông nghiệp Hà Nội. Điều này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm nguồn cung thịt gia súc, gia cầm cho thị trường Hà Nội dịp cuối năm, nhất là Tết Nguyên đán Nhâm Dần. Tăng sản lượng chăn nuôi Bất chấp những ảnh...