Nguy cơ bội nhiễm sau nhiễm virus Adeno, làm gì để bảo vệ trẻ?
Hầu hết bệnh nhân nhiễm Adenovirus có biểu hiện viêm kết mạc, viêm họng, viêm đường hô hấp trên, thanh quản.
Thậm chí, một số trường hợp gây biến chứng nặng, bội nhiễm vi khuẩn.
Bé Minh Tâm (4 tuổi, ở Hà Nội) sốt cao gần 1 tuần, kèm theo triệu chứng nôn và mệt mỏi. Ban đầu, gia đình chỉ nghi ngờ con mắc sốt xuất huyết hoặc có vấn đề về đường ruột.
Trẻ tiếp tục xuất hiện triệu chứng ho, đau họng, khó thở. Sau khi được chẩn đoán, gia đình mới biết bé không những nhiễm virus Adeno mà còn gặp phải tình trạng bội nhiễm vi khuẩn khiến tình trạng viêm phổi của trẻ trở nặng.
Bác sĩ khám cho trẻ mắc bệnh hô hấp.
Hiện bé trai 4 tuổi này đang được điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Sau khi thăm khám và chẩn đoán, bác sĩ cho biết bé không những nhiễm virus Adeno mà còn gặp phải tình trạng bội nhiễm vi khuẩn khiến tình trạng viêm phổi của trẻ trở nặng.
Theo TS.BS Nguyễn Văn Tùng – Phó Chủ nhiệm Khoa nhi (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108), virus Adeno đa phần gây biểu hiện từ mức độ nhẹ – vừa. Hầu hết bệnh nhân mắc Adeno có biểu hiện là viêm kết mạc, viêm họng, viêm đường hô hấp trên, thanh quản. Thậm chí, có một số trường hợp gây biến chứng nặng, bội nhiễm vi khuẩn. Điều này phụ thuộc vào tuýp virus Adeno, độ tuổi và sức đề kháng của trẻ.
Video đang HOT
Khi bệnh nhi bị bội nhiễm có thể gây ra tình trạng suy hô hấp nặng, trẻ cần hỗ trợ thở máy, thậm chí có trường hợp phải chạy tim phổi ngoài cơ thể (ECMO). Bên cạnh đó, một số trường hợp trẻ có hệ miễn dịch yếu có thể gặp biến chứng nặng do virus Adeno như viêm dạ dày, viêm ruột, viêm não, màng não. Đặc điểm bội nhiễm nói chung sau khi mắc virus Adeno ở trẻ có thể là: sốt tăng lên, trẻ ho đờm đặc hơn hoặc ho có đờm xanh, đờm vàng…
Tại Khoa Nhi, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cũng đã ghi nhận một số trường hợp bệnh nhân bị bội nhiễm vi khuẩn.
Lý giải về nguyên nhân bội nhiễm gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ khi mắc virus Adeno, BS Tùng nói, khi mắc virus Adeno, sức đề kháng của trẻ bị giảm sút, những vi khuẩn có cơ hội gây bội nhiễm và làm nặng nề thêm tình trạng bệnh.
Trong đó, những vi khuẩn dễ tấn công nhất khi nhiễm virus Adeno đó là các vi khuẩn gây ra viêm đường hô hấp, đặc biệt là viêm đường hô hấp dưới khiến trẻ có tình trạng viêm phổi, viêm phế quản phổi, có thể dẫn đến suy hô hấp.
“Nếu chúng ta không điều trị kết hợp và phát hiện những bội nhiễm này, tình trạng sức khỏe của trẻ sẽ bị ảnh hưởng khá lớn”, BS Tùng cho hay.
Để giảm thiểu nguy cơ mắc Adenovirus cũng như các loại virus gây bệnh khác, có thể dẫn tới tình trạng bội nhiễm vi khuẩn, bác sĩ khuyến cáo giữ gìn vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin cho trẻ.
Ngoài những biện pháp tăng cường sức đề kháng, phụ huynh nên cho trẻ tiêm các loại vaccine theo lịch tiêm chủng hoặc vaccine đường uống chứa thành phần ly giải vi khuẩn nhằm tăng cường sức đề kháng hô hấp, kích thích hệ thống miễn dịch, tạo ra các kháng thể phòng chống vi khuẩn gây bội nhiễm đường hô hấp.
Nếu trẻ có những biểu hiện bất thường và nghi ngờ mắc virus Adeno, gia đình cần đưa trẻ tới trung tâm y tế gần nhất để thăm khám và kiểm tra. Khi trẻ được hỗ trợ điều trị bệnh sớm, tăng cường sức đề kháng hô hấp đúng cách, sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
Những biến chứng nguy hiểm từ Adeno virus
Adeno virus có thể gây bệnh ở nhiều cơ quan trong cơ thể với các tổn thương thường gặp là viêm đường hô hấp trên, viêm kết mạc mắt, các bệnh lý ở đường tiêu hoá.
BS Phạm Thị Kiều Loan, khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội cho biết, bệnh được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm B.
Bệnh do Adeno virus có thể gây bệnh ở nhiều cơ quan trong cơ thể. Các tổn thương thường gặp nhất do mắc Adeno virus là viêm đường hô hấp trên, viêm đường hô hấp dưới, viêm kết mạc mắt (đau mắt đỏ), các bệnh lý ở đường tiêu hoá (tiêu chảy, nôn, buồn nôn,...), viêm bàng quang.
Bệnh do Adeno virus gây ra xuất hiện quanh năm. (Ảnh minh họa)
Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng đặc biệt phát triển mạnh vào thời điểm giao mùa Xuân - Hè hoặc Thu - Đông. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi trong đó trẻ em; người lớn tuổi, người bị bệnh mạn tính,... nguy cơ nhiễm cao do có sức đề kháng kém. Lứa tuổi mắc bệnh ở trẻ em thường gặp là trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi.
Bệnh lây truyền do tiếp xúc trực tiếp giữa người với người, qua giọt bắn đường hô hấp hoặc lây qua niêm mạc khi bơi lội hoặc nguồn nước dùng trong sinh hoạt bị ô nhiễm, hoặc lây truyền khi người lành sử dụng chung những vật dụng cá nhân với người bệnh.
Adeno virus có thời gian ủ bệnh thường khoảng từ 8 đến 12 ngày. Bệnh có biểu hiện lâm sàng đa dạng liên quan đến cơ quan bị tổn thương, tuy nhiên bệnh thường nhẹ và tự khỏi sau vài ngày đến 1 tuần sau mắc bệnh.
Adeno virus thường gây ra các bệnh nhiễm trùng nhẹ liên quan đến đường hô hấp trên hoặc dưới, đường tiêu hóa hoặc kết mạc. Các biểu hiện thường gặp là sốt cao, ho, chảy mũi, ngạt mũi, đau họng, sưng hạch bạch huyết, viêm tai, viêm kết mạc mắt đỏ, viêm phế quản, viêm phổi, có thể kèm theo rối loạn tiêu hoá. Với trẻ có biểu hiện nặng thì xuất hiện tình trạng khó thở.
Các biểu hiện hiếm gặp của nhiễm trùng Adeno virus bao gồm viêm bàng quang xuất huyết, viêm gan, viêm đại tràng xuất huyết, viêm tụy, viêm thận hoặc viêm màng não.
Bệnh có khả năng gây ra các biến chứng nặng như suy hô hấp, nhiễm khuẩn huyết, suy đa tạng và có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Các biến chứng lâu dài, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ có thể gặp như hội chứng viêm tiểu phế quản bít tắc sau nhiễm trùng, giãn phế quản, xơ phổi.
Các biện pháp phòng tránh bệnh
Hiện bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu hay vaccine phòng bệnh hiệu quả. Do vậy, bác sĩ khuyên người dân cần:
Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi; không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay; giữ gìn vệ sinh cá nhân, không sử dụng chung khăn mặt, đồ dùng cá nhân với người khác; vệ sinh mũi, họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý.Đeo khẩu trang khi ra ngoài và tránh tiếp xúc với người bị bệnh.Giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, không có khói, bụi, khói thuốc lá.Chủ động đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các loại vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng và các loại vaccine phòng các bệnh lây truyền qua đường hô hấp khác có trên thị trường để chủ động tăng cường sức đề kháng cho trẻ.Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng giúp phòng ngừa bệnh. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh, hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài đến 2 tuổi; có chế độ ăn dặm hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng.Khi có các biểu hiện nghi ngờ nhiễm virus, người dân cần đến cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Những trường hợp nào nghi ngờ trẻ mắc bệnh do Adenovirus? Trong thời điểm giao mùa hiện nay, có nhiều bệnh truyền nhiễm lưu hành, đặc biệt nhiều bệnh có những triệu chứng giống nhau. Vậy những trường hợp nào cha mẹ nên nghĩ đến con mắc bệnh do Adenovirus? Trẻ nhập viện do nhiễm Adenovirus. Ảnh: PV TS.BS Đặng Thị Thúy, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cảnh báo:...