Nguy cơ bị theo dõi bằng Smart TV
Nhiều Smart TV được trang bị công nghệ “ Nhận dạng nội dung tự động” ( ACR) nhằm theo dõi thói quen người dùng, từ đó sử dụng dữ liệu cho mục đích quảng cáo.
Nhận dạng nội dung tự động ACR không phải công nghệ theo dõi duy nhất xuất hiện trên Smart TV, nhưng đây lại là một trong thứ nguy hiểm nhất với quyền riêng tư của người dùng. Chức năng này thường được các nhà sản xuất bật mặc định, hoặc liên tục thúc giục người dùng bật lên mà không giải thích rõ ràng về mục đích thu thập dữ liệu. Công nghệ ACR trên Smart TV thường sẽ tự động ghi lại một số đoạn trích video, âm thanh, hình ảnh tĩnh hoặc cả ba và tải dữ liệu lên một “trung tâm phân tích”.
Thậm chí nếu người dùng chỉ sử dụng Smart TV như một màn hình để kết nối với máy tính, chơi game hay phát nội dung, nhiều khả năng TV vẫn theo dõi được họ xem gì.
Công cụ nhận dạng tự động theo dõi những gì người dùng xem trên TV.
Vậy các doanh nghiệp quảng cáo làm gì với dữ liệu này? Theo nền tảng quảng cáo số AdExchanger, sau khi dữ liệu được thu thập, các công ty phân tích sẽ nhập dữ liệu ACR và kết hợp nó với các dữ liệu khác để tăng độ chính xác và khả năng quảng cáo đúng mục tiêu.
Video đang HOT
Nói cách khác, thông tin về những gì người dùng đang xem trên TV sẽ được kết hợp với các nguồn dữ liệu khác. Chúng có thể bao gồm lịch sử duyệt web, lịch sử tìm kiếm, mua sản phẩm và dữ liệu giao dịch thẻ tín dụng. Sau đó, dữ liệu có thể được sử dụng để xây dựng hồ sơ hoàn chỉnh về một cá nhân và thói quen xem TV của họ nhằm phục vụ các quảng cáo được cá nhân hóa cao.
“Bạn đang bị kiểm soát”
Tất nhiên, việc giám sát này không được thực hiện nếu không có sự chấp thuận từ người dùng. Những người đã bật tính năng này trên TV đều được thông báo khi đưa ra quyết định chia sẻ dữ liệu.
Ngoài ra, nhiều hãng sản xuất chọn cách im lặng và khiến cho các tùy chọn liên quan đến ACR trở nên khó hiểu và phức tạp, thậm chí, nhiều người không biết rằng TV của họ có khả năng này. Năm 2019, công ty sản xuất TV Vizio của Mỹ đã phải chấp nhận hòa giải và bồi thường 17 triệu USD cho khách hàng sau khi bị kiện vì cố tình ẩn và gây nhầm lẫn tính năng ACR trên Smart TV. Tuy nhiên, Vizio không bao giờ thừa nhận hãng đã làm điều gì sai trái. Vizio hiện là công ty con của một hãng Trung Quốc có tên LeEco (trước đây là LeTV).
Hãy ngắt kết nối Internet của Smart TV
Tất nhiên, đây không phải là một giải pháp lý tưởng. Nếu bạn thích các ứng dụng trên TV thông minh, bạn sẽ phải hy sinh. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng chúng như một màn hình hiển thị cho các thiết bị khác, đó có thể sẽ là một giải pháp ngăn chặn theo dõi tuyệt vời.
Nếu thực sự thích phần mềm của Smart TV, hãy nhớ tắt các tính năng xâm phạm quyền riêng tư nhiều nhất có thể. Mỗi thiết bị thường có các tính năng theo dõi khác nhau. Ngay cả khi bạn sở hữu những box truyền hình được cho là không theo dõi người dùng, như Apple TV, các ứng dụng chạy trên đó, như Netflix, vẫn theo dõi thói quen xem của bạn. Tuy nhiên, điều đó có vẻ dễ chịu hơn khi dữ liệu riêng tư của bạn không rơi vào tay các công ty quảng cáo.
Nền tảng smart TV tốt nhất sắp có trên một loạt TV kèm điều khiển ma thuật
Có tới hơn 20 hãng TV mới có thể sẽ sử dụng nền tảng webOS kèm điều khiển ma thuật.
Theo thông báo từ LG, hãng này sẽ chia sẻ nần tảng webOS của mình trên hàng loạt các thương hiệu khác. Dự kiến có hơn 20 nhà sản xuất TV khắp thế giới đã có cam kết sử dụng nền tảng này như RCA, Ayonz và Konka. Mặc dù đây không phải là một điều quá mới vì có nhiều nền tảng smart TV được dùng chung như Roku OS (được sử dụng bởi TCL và Hisense), Fire TV (được sử dụng bởi Toshiba và Insignia) hoặc Android TV (Sony, Philips , Hisense) nhưng webOS có sự khác biệt vì đó là nền tảng smart TV được đánh giá là tốt nhất trong số các nền tảng hiện tại.
Thiết kế giao diện của webOS được đánh giá là đẹp mắt, có tốc độ sử dụng nhanh, dễ điều hướng và thân thiện với người dùng. Cho tới nay, LG đã phát triển tới thế hệ webOS 6.0 cho phép tạo ra nhiều thay đổi như mở rộng màn hình chính và chỉnh sửa dễ dàng bố cục ứng dụng để vừa với màn hình hơn cùng một lúc.
Nhưng quan trọng hơn cả là khi chạy hệ điều hành webOS của LG thì các mẫu TV của các hãng khác cũng có thể tương thích với điều khiển ma thuật Magic Motion đặc trưng của LG. Người dùng TV LG phản hồi rất tích cực về điều khiển Magic Motion, đặc biệt là phím cuộn ở trung tâm cho phép sử dụng như một con chuột từ xa hoặc giống điều khiển Wii Remote. Nếu các thông tin này là chính xác thì người dùng sẽ có trải nghiệm trọn vẹn nền tảng TV thông minh của LG.
Điều khiển từ xa Magic Motion của LG năm 2021 cũng được cải thiện đáng kể về chức năng nhận diện giọng nói, NFC một chạm...Tuy nhiên, chưa rõ các tính năng mới nhất có khả dụng trên mọi TV của các hãng khác hay không. Nền tảng webOS tương thích với Amazon Alexa, Google Assistant và trợ lý AI ThinQ của LG, có nghĩa là bạn cũng có tất cả các tùy chọn quan trọng cho lệnh thoại một cách đơn giản.
Theo thông báo nền tảng webOS 6.0 mới của LG và Magic Remote sẽ có sẵn trên các dòng TV OLED , QNED Mini LED , NanoCell và UHD năm 2021 của công ty. Hy vọng thông tin tiếp theo sẽ dành cho các hãng TV khác.
Sổ theo dõi sức khoẻ bà mẹ và trẻ em sẽ cấp phiên bản điện tử Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em sẽ được cung cấp dưới dạng điện tử và có trên cả hai nền tảng iOS và Google Play. Sổ theo dõi sức khoẻ bà mẹ và trẻ em sẽ có trên ứng dụng di động. (Ảnh: Duy Vũ) Bộ Y tế vừa chính thức ký quyết định ban hành Sổ theo dõi...