Nguồn tiền lớn FDI đổ về, thị trường BĐS Bình Dương trở nên hấp dẫn hơn
Bình Dương đang trở thành điểm đến an toàn thu hút dòng vốn FDI số 1 Việt Nam. Sự dịch chuyển dòng vốn khiến thị trường bất động sản tại “thủ phủ công nghiệp” Việt Nam bùng nổ chưa từng có.
Bình Dương trở thành điểm đến số 1 cho các doanh nghiệp FDI
Sau tác động từ Covid-19, Việt Nam đã khẳng định hình ảnh quốc gia là một đất nước an toàn, đáng sống hàng đầu thế giới. Tờ báo Politico (Mỹ) và nhiều hãng thông tấn trên thế giới đều có bài viết ca ngợi công tác chống dịch của Việt Nam, khẳng định Việt Nam là nước đứng đầu thế giới về hiệu quả kinh tế và sức khoẻ cộng đồng, điều mà nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới đã không làm được.
Công tác phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam được ghi nhận trên trang điện tử của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF)
Hiệp định thương mại tự do EVFTA ký kết vào tháng 6/2020 đã trực tiếp đưa Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, trở thành điểm đến sáng giá mà các cường quốc công nghiệp chọn để dịch chuyển nhà xưởng. Song song, hiệp định Bảo hộ đầu tư IPA chắc chắn sẽ thu hút nguồn vốn FDI vào nước ta nhờ vào những cam kết đảm bảo an toàn cho vốn và tài sản của nhà đầu tư nước ngoài. Tất cả những sự kiện lớn này cùng tác động, vẽ ra một tương lai phát triển vượt trội của Việt Nam với nguồn vốn đầu tư tích cực từ nước ngoài và hoạt động trao đổi lao động quốc tế diễn ra mạnh mẽ.
Mới đây, chính phủ Nhật Bản đã chi gần 15 nghìn tỷ đồng để triển khai chương trình chuyển giao dây chuyền sản xuất, nhằm giảm sự phụ thuộc của Nhật Bản vào nước láng giềng lớn và xây dựng chuỗi cung ứng ổn định vững chắc hơn.
Theo công bố của tổ chức xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (JETRO), Việt Nam là điểm đến số 1 của 87 công ty có kế hoạch dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc với 15 doanh nghiệp. Trong đó, đa số các doanh nghiệp này chọn Bình Dương làm điểm dừng chân nhờ cơ sở hạ tầng công nghiệp tốt nhất khu vực cùng vị trí chiến lược, giá nhân công rẻ. Làn sóng dịch chuyển này khiến Bình Dương liên tục lập kỷ lục thu hút vốn FDI.
Theo UBND tỉnh Bình Dương, tổng 8 tháng đầu năm, Bình Dương đã thu hút được khoảng 30 nghìn tỷ đồng (đạt 81,3% kế hoạch năm 2020), có 89 dự án mới, 64 dự án điều chỉnh vốn và 295 dự án góp vốn.
Tính lũy kế đến nay, Bình Dương đứng thứ 3 cả nước (sau TP.HCM, Hà Nội) về thu hút vốn FDI với 3.855 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký là 34,9 tỷ đô la Mỹ, chiếm 9,2% tổng vốn FDI cả nước.
Video đang HOT
Thị trường bất động sản Bình Dương bùng nổ chưa từng có
Khác với thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương phát triển dựa theo sự lớn mạnh của phân khúc bất động sản công nghiệp. Bình Dương càng thu hút nhiều doanh nghiệp, số lượng chuyên gia nước ngoài càng tăng đột biến. Đây là nguyên nhân chính khiến bất động sản Bình Dương bùng nổ chưa từng có trong năm 2020.
Bình Dương ngày càng phát triển mạnh mẽ và đầu tư hạ tầng – kinh tế – xã hội khang trang, ổn định
Thống kê sơ bộ, trong năm 2020, Bình Dương sẽ đón nhận nguồn cung lên tới 20.000 căn hộ đến từ hàng chục dự án. Trong đó Thuận An dẫn đầu với 15.000 căn hộ; Dĩ An theo sau với 5.000 căn hộ,… Đáng chú ý, nếu như trước năm 2020, thị trường bất động sản Bình Dương là địa bàn của các dự án quy mô nhỏ, thì sang năm 2020, “thủ phủ công nghiệp” lớn nhất Việt Nam là điểm đến yêu thích của các đại gia địa ốc với những siêu dự án có tổng mức đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng.
Phức hợp thương mại và căn hộ cao cấp Astral City tọa lạc mặt tiền QL13
Dẫn đầu về quy mô và sức nóng của Bình Dương là dự án Astral City của Tập Đoàn Phát Đạt. Theo ghi nhận, dự án gồm 8 toà tháp cao tầng, dự kiến sau khi hoàn thành sẽ cung cấp cho thị trường gần 5.000 căn hộ được trang bị nội thất quốc tế cao cấp, đáp ứng nhu cầu đầu tư và nhà ở cho chuyên gia nước ngoài. Dự án không những thừa hưởng hệ thống tiện ích hoàn thiện thành phố Thuận An mà còn sở hữu chuỗi tiện ích nội khu đầy ấn tượng với vốn đầu tư hàng trăm tỷ như: tổ hợp trung tâm thương mại 4 tầng; dòng suối nhiệt đới dài 300m; 2 công viên trung tâm quy mô được thiết kế theo phong cách resort; 6 hồ bơi, 8 vườn tiện ích trên tầng 20 của các toà tháp,….
Astral City được đầu tư bởi Tập đoàn Phát Đạt, hợp tác đầu tư bởi Tập đoàn Danh Khôi. Giữ vai trò Tổng đại lý tiếp thị & phân phối là DKRA Vietnam – thương hiệu danh tiếng trên thị trường bất động sản với chuỗi giá trị dịch vụ đồng bộ và kinh nghiệm phân phối thành công nhiều dự án lớn ở đa dạng các phân khúc. Đặc biệt, đây là dự án căn hộ tiên phong tại Bình Dương được tư vấn & quản lý vận hành bởi CBRE – thương hiệu quản lý, vận hành bất động sản hàng đầu thế giới.
Ngoài Astral City, quý 4/2020, gần 10 dự án đã được công bố ra thị trường như: Opal Skyline, LDG Skyline, Anderson Park, Emerald Golf View, New Galaxy,… Đáng chú ý, 70 – 80% các dự án cao cấp đều tập trung tại Thuận An. Theo đánh giá của các chuyên gia, Thuận An là nơi có tiềm năng phát triển căn hộ cao cấp cho chuyên gia thuê tại Bình Dương khi sở hữu các khu công nghiệp lớn và là nơi sinh sống của gần 50.000 chuyên gia. Đồng thời, đây cũng nơi tập trung hệ thống tiện ích quốc tế hoàn chỉnh gồm Bệnh viện quốc tế Becamex, sân golf Sông Bé, Aeon Mall, Lotte Mart,… không chỉ thu hút người dân Bình Dương mà còn cả TP.HCM và Đồng Nai.
BĐS khu công nghiệp: Covid-19 chỉ gây khó khăn tạm thời, giá thuê nửa đầu năm tăng 10% minh chứng cho cơ hội mới với KBC, Becamex, Viglacera?
Năm 2020, xu thế này vẫn diễn ra mạnh mẽ, tạo kết quả kinh doanh ấn tượng cho các chủ đầu tư khu công nghiệp. Giá cho thuê bình quân theo đó cũng tăng 10% so với cuối năm 2019, bù đắp chi phí phát triển dự án. Theo giới phân tích, nhu cầu cho thuê sẽ tiếp tục tăng cao và theo đó sẽ là một năm khởi sắc cho các khu công nghiệp.
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, các dòng vốn đầu tư mới và các hiệp định thương mại tự do đã thúc đẩy các công ty đa dạng hóa và di dời nhà máy sang thị trường Việt Nam. Việt Nam có lợi thế với nguồn nhân công giá rẻ, tình hình chính trị ổn định và là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng toàn cầu nhanh nhất - những yếu tố hấp dẫn này khiến Việt Nam trở thành một môi trường đầu tư hấp dẫn.
Do ảnh hưởng Covid-19 hạn chế giao lưu, FDI nửa đầu năm đi ngang
Báo cáo thống kê mới nhất từ Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2020, dòng vốn FDI đi ngang, dẫn đầu là lĩnh vực sản xuất, chiếm 71%. Đa số các dòng vốn này đầu tư vào thị trường Hà Nội và Bắc Ninh ở phía Bắc; Tp Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương ở phía Nam.
Ghi nhận, vốn FDI giải ngân là 9 tỷ USD (đi ngang so với cùng kỳ) và vốn FDI đăng ký đạt 16 tỷ đồng, giảm 15%. Ngược lại, Bà Rịa Vũng Tàu và Hải Phòng là hai tỉnh có tốc độ tăng trưởng vốn FDI nổi bật, lần lượt 186% và 41% trong khi các tỉnh khác chứng kiến sụt giảm trong 6 tháng đầu năm.
Áp lực môi trường cạnh tranh đã khiến nhiều công ty đa quốc gia Trung Quốc và nước ngoài di dời nhà máy đến khu vực Đông Nam Á. Quan trọng hơn, nhiều công ty đang tìm cách đa dạng hóa rủi ro kinh doanh do tình trạng leo thang cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Có thể nhận thấy rằng, môi trường kinh doanh tại Việt Nam rất tiềm năng cho các nhà đầu tư nước ngoài và hấp dẫn hơn so với một số quốc gia khác trong khu vực, dựa trên chi phí lao động rẻ và tình hình chính trị ổn định.
Trong đó,chi phí lao động ước tính của Việt Nam lần lượt bằng 52% và 64% của Trung Quốc và mức trung bình của ba đối thủ cạnh tranh tại khu vực ASEAN là Thái Lan, Indonesia, Malaysia.
Song song, môi trường kinh doanh được cải thiện với xếp hạng thứ 70 vào năm 2019, xếp sau Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc. VDSC cho rằng Indonesia, với vị trí đứng thứ 73, là đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam trong việc thu hút FDI.
Giá thuê vẫn tăng
Kể từ tháng 2 năm 2020 khi đại dịch Covid-19 bắt đầu lan rộng, tất cả các hoạt động đi lại đều bị hoãn lại, gây khó khăn cho các nhà đầu tư - đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài - khảo sát thị trường hoặc làm việc trực tiếp với chủ đầu tư khu công nghiệp. Nhưng, thị trường sẽ phục hồi và tăng trưởng nhanh sau khi dịch bệnh được kiểm soát.
Tại khu vực miền Bắc, giá đất trung bình trong quý đầu năm nay đạt 99 USD/m2/thời hạn thuê, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Bắc Ninh và Hải Phòng vẫn là những thị trường khu công nghiệp trọng điểm ở khu vực phía Bắc nhờ nguồn cung lớn.
Còn ở phía Nam, hiện trạng khan hiếm quỹ đất là vấn đề chính với tỷ lệ lấp đầy hiện tại ở mức cao trong khi nguồn cung mới còn nhiều hạn chế.
Với sự hỗ trợ từ các yếu tố cơ bản vững mạnh, Việt Nam đã thu hút sự quan tâm từ các nhà đầu tư nước ngoài. Các công ty này đang tích cực "bắt tay" liên doanh với chủ đầu tư khu công nghiệp trong nước hoặc trực tiếp mua quỹ đất và tài sản vận hành.
Mặc dù đại dịch Covid-19 có thể gây ra những khó khăn tạm thời, nhưng nhu cầu đất khu công nghiệp vẫn ở mức cao. Giá đất khu công nghiệp trung bình ở miền Nam hiện tại là 106 USD/m2/chu kì thuê, tăng 9,7% theo năm, theo báo cáo của JLL.
Cơ hội cho doanh nghiệp có quỹ đất sẵn sàng khai thác
Về phía doanh nghiệp, VDSC duy trì quan điểm tích cực với các chủ đầu tư sở hữu quỹ đất lớn và sẵn sàng khai thác. Đơn cử, Kinh Bắc (KBC) đang có 900 ha, con số cũng khá hấp dẫn là 1.150 ha với VGC. Những quỹ đất này tập trung chủ yếu tại các khu công nghiệp phía Bắc với vị trí thuận lợi, thuộc các tỉnh như Bắc Ninh, Hải Phòng. Điều này sẽ giúp KBC và VGC nắm bắt tốt hơn nhu cầu cho thuê từ các doanh nghiệp điện tử và doanh nghiệp sản xuất phụ tùng và linh kiện.
Tại khu vực miền Nam, Becamex (BCM) và Cao su Phước Hoà (PHR) cũng sở hữu quỹ đất công nghiệp lớn, rộng hơn 1.000 ha, nằm chủ yếu ở tỉnh Bình Dương. Khách thuê chính là các doanh nghiệp gỗ, bao gồm cả trong nước và FDI. Ngoài ra, cơ cấu khách thuê cũng rất đa dạng đến từ nhiều ngành bao gồm vận tải, điện, cơ khí, gỗ và hàng tiêu dùng.
Cấn nhấn mạnh, PHR đang dần chuyển đổi từ một công ty sản xuất cao su thiên nhiên sang một nhà phát triển bất động sản khu công nghiệp với thế mạnh là quỹ đất cao su hơn 15.000 ha, trong đó 10.000 ha sẽ được chuyển đổi công năng sang khu công nghiệp, khu dân cư, nông nghiệp công nghệ cao...
Hay Sonadezi (SZC) cũng đang sở hữu quỹ đất rất lớn và sẵn có tại khu công nghiệp Châu Đức, với diện tích có thể cho thuê còn lại gần 900 ha.
Cơ hội, thách thức của doanh nghiệp khi đón sóng FDI Ngày 30/6, toạ đàm "Việt Nam sẵn sàng đón sóng dịch chuyển vốn FDI" đã diễn ra tại Hà Nội, ghi nhận nhiều ý kiến đánh giá cơ hội, thách thức dành cho các doanh nghiệp. Ông Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch Sunhouse cho biết, giai đoạn trước đây Việt Nam đã có cơ hội đón nhận dòng vốn FDI nhưng chưa thực...