Nguồn lây của đợt dịch Covid-19 đang bùng phát tại các tỉnh phía Nam
Sau ổ dịch lớn tại TP.HCM, 17 địa phương ở khu vực phía Nam cũng ghi nhận bệnh nhân Covid-19.
Sau hơn 2 tháng chống chọi với làn sóng Covid-19 thứ 4, tình hình tại miền Bắc có xu hướng giảm nhiệt. Tuy nhiên, hơn 40 ngày qua, điểm nóng dịch chuyển về TP.HCM và 17 địa phương phía Nam.
Tại cuộc họp giao ban trực tuyến của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM ngày 4/7, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhận định dịch không chỉ khu trú tại thành phố mà đã lan sang một số địa phương giáp ranh như Long An, Bình Dương, Đồng Nai và một số tỉnh xa có mối quan hệ rất mật thiết như Tiền Giang, Đồng Tháp… Mối giao thương hai chiều cũng tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh từ các địa phương.
Nguồn lây
TP.HCM là ổ dịch lớn nhất tại miền Nam. Làn sóng Covid-19 thứ 4 tại TP.HCM được chia thành 3 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn từ ngày 15/6 đến nay có tốc độ lây nhiễm siêu nhanh, hơn 5.000 F0 mới chỉ sau 20 ngày.
Quận Bình Tân là địa phương lớn nhất ở TP.HCM. Thành phố đang phải đối mặt hàng loạt chuỗi lây nhiễm chưa rõ nguồn lây. Độ dài chu kỳ 1.000 ca nhiễm tại TP.HCM ngày càng ngắn lại, trung bình chỉ còn 1-2 ngày. Đến sáng 7/7, tổng F0 đã ghi nhận tại TP.HCM trong làn sóng thứ 4 là 8385.
Sau đó, hàng loạt địa phương lân cận của thành phố ở phía Nam phát hiện F0. Điểm chung của những ổ dịch này đều có nguồn lây liên quan TP.HCM.
Ngày 29/5, Long An là tỉnh đầu tiên ở Đồng bằng Sông Cửu Long có ca mắc Covid-19. F0 ban đầu là BN6325, nam đầu bếp tại khách sạn Sheraton, số 88 Đồng Khởi, quận 1, TP.HCM. Người này quê quán ở xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc.
Ngày 30/5, Long An ghi nhận hai trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với nCoV. Đó là cặp vợ chồng quê ở xã Tân Thành, huyện Tân Thạnh. Họ sống tại TP.HCM và về thăm nhà ở Long An.
Sau đó, Long An phát hiện nhiều chuỗi lây nhiễm khác, đều liên quan bệnh nhân ở TP.HCM. Đến sáng 7/7, tỉnh đã ghi nhận 237 ca mắc Covid-19.
Đồ họa: Thiên Nhan.
Ngày 5/6, Tiền Giang ghi nhận ca mắc Covid-19 đầu tiên của làn sóng thứ 4 – BN8430, là sinh viên và từng tiếp xúc gần một trường hợp F0. Bệnh nhân làm việc tại một quán chè trên đường Phạm Ngũ Lão, phường 3, quận Gò Vấp, TP.HCM. Sau hơn một tháng, Tiền Giang có tổng cộng 197 bệnh nhân Covid-19.
Tại Bình Dương, bệnh nhân đầu tiên (BN10584) được phát hiện vào ngày 12/6, có địa chỉ ở phường Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên, làm nghề bán trà sữa tại phường Phú Mỹ, TP Thủ Dầu Một.
Với đặc thù nhiều khu công nghiệp, khả năng tiếp xúc cao, Bình Dương đối mặt nhiều ca F0 mới liên tiếp, hình thành chuỗi lây nhiễm liên quan các công ty. Trong đó, hai ổ dịch phức tạp nhất là phường Tân Phước Khánh (thị xã Tân Uyên) và Công ty Việt Nam House Wares (TP Thuận An). Tổng số bệnh nhân của Bình Dương đến thời điểm này là 998 ca.
Video đang HOT
Trà Vinh có 3 ca nhiễm trong cộng đồng xuất phát từ nam sinh quê ở huyện Cầu Kè, đang học tại một trường đại học ở TPHCM, tiếp xúc gần với ca nhiễm liên quan điểm nhóm truyền giáo Phục Hưng. Tổng F0 của tỉnh đến ngày 7/7 là 13.
Ngày 1/6, Đồng Tháp phát hiện trường hợp đầu tiên mắc Covid-19 trong đợt dịch này, Nam bệnh nhân 31 tuổi, trú tại huyện Tháp Mười, từng tiếp xúc 2 F0 liên quan điểm nhóm truyền giáo Phục Hưng (TP.HCM). Tỉnh đã ghi nhận 330 bệnh nhân Covid-19.
Trường hợp đầu tiên mắc Covid-19 trong cộng đồng của tỉnh Đồng Nai được phát hiện ngày 5/5. Người này trú tại phường Xuân Thanh, TP Long Khánh và từng làm việc ở quán bar New Phương Đông (Hải Châu, Đà Nẵng), có tiếp xúc F0. Ca bệnh chỉ điểm ban đầu của người này cũng đến từ TP.HCM, liên quan điểm nhóm truyền giáo Phục Hưng. Số bệnh nhân ghi nhận tại Đồng Nai là 90 người.
Ngoài ra, một số tỉnh như Cần Thơ, Kiên Giang, Bến Tre, Sóc Trăng… cũng đã ghi nhận những ca F0 đầu tiên, số lượng ít.
Tại cuộc họp trực tuyến sáng 4/7 giữa Thủ tướng Chính phủ với TP.HCM và 7 tỉnh lân cận phía Nam, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định dịch ở những địa phương này đang diễn biến nhanh, phức tạp. Ông dự báo các tỉnh phía Nam sẽ tiếp tục ghi nhận ca mắc Covid-19 mới do mầm bệnh đã lưu hành trong thời gian dài tại nhiều nơi.
%Cơ cấu số ca bệnh theo nghề nghiệpNguồn: Bản đồ An toàn Covid-19, Bộ Y tế.Số F0Công nhânBuôn bán hàng hoáỞ nhàNhân viên văn phòngHọc sinh/sinh viênLao động tự doTrẻ emNhân viên y tếNhân viên dịch vụKhác01020304050
Nguyên nhân
Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, việc số ca mắc Covid-19 tại TP.HCM tăng nhanh trong thời gian gần đây có nhiều lý do.
Đầu tiên là tính chất phức tạp của biến chủng Delta. Đây là biến chủng có khả năng lây lan rất nhanh, nhất là khi tiếp xúc gần. Khi TP.HCM biến thành ổ dịch lớn, các hoạt động giao thương giữa các địa phương lân cận trở thành nguy cơ.
Thứ hai, các F0 có lịch trình di chuyển phức tạp, tiếp xúc nhiều, khiến dịch lan nhanh từ TP.HCM sang các tỉnh lân cận. Khi bị lây nhiễm virus, các F0 không hay biết, “lẩn khuất” trong cộng đồng nên đã đến nhiều điểm công cộng trong thời gian dài.
Các bệnh nhân có chung đặc điểm là làm nghề nghiệp thường xuyên phải tiếp xúc, giao tiếp với nhiều người. Một số tỉnh dịch lây theo lái xe đường dài, dẫn tới việc không thể phát hiện kịp thời. Việc khoanh vùng và xử lý của nhiều địa phương không kịp tốc độ lây lan.
Đến khi truy được F0, số lượng người liên quan đã rất lớn, virus lây nhiễm tới nhiều chu kỳ. Điều này chứng tỏ virus đã âm thầm lây lan trong khoảng thời gian dài, khiến ổ dịch tại TP.HCM và nhiều tỉnh phía Nam phức tạp hơn.
Thứ 3 , do đặc tính virus lây nhiễm mạnh, đợt dịch lần này ở phía Nam bùng phát nhiều trong các gia đình, nơi làm việc, nhà trọ, đặc biệt tòa nhà văn phòng, cơ sở chế biến thực phẩm đông lạnh…
Bên cạnh đó, theo GS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, công nhân mắc Covid-19 không triệu chứng đi làm cũng là nguyên nhân khiến quần thể người lao động bị lây nhiễm.
Khu vực phía Nam cũng đã ghi nhận một số trường hợp có triệu chứng hoặc dương tính SARS-CoV-2 chỉ sau hơn một ngày tiếp xúc phơi nhiễm.
Hiện tại, tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam vẫn được đánh giá là rất khó lường. Điều cần làm lúc này đó là tăng cường tốc độ truy vết, đẩy nhanh quá trình tiêm chủng vaccine.
Bên cạnh đó, người dân cần có ý thức chấp hành nghiêm các quy định phòng, chống dịch. F0 có thể lẩn khuất ở bất kỳ đâu, do đó, chúng ta không nên ra ngoài khi không cần thiết, hạn chế di chuyển, đi lại để tránh bị lây nhiễm.
'Tuyệt đối không để tình trạng lấy mẫu nhiều mà không xét nghiệm kịp'
"Tuyệt đối không để tình trạng lấy mẫu nhiều nhưng không xét nghiệm kịp do công suất xét nghiệm không đáp ứng được hoặc không có đủ thông tin", Phó thủ tướng chỉ đạo.
Sáng 5/7, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, đã họp trực tuyến với TP.HCM để triển khai các giải pháp phòng chống, dịch bệnh.
Tập trung chấn chỉnh công tác xét nghiệm
Báo cáo tại cuộc họp, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho biết sau cuộc họp với Thủ tướng Phạm Minh Chính chiều 4/7, thành phố đã phân công người trao đổi với các địa phương trong vùng, tính toán làm sao để đảm bảo lưu thông hàng hóa; đồng thời, kiểm soát người qua lại chặt chẽ để không lây lan mầm bệnh.
Thành phố cũng phân cấp, phân quyền tối đa cho các cấp từ thành phố trở xuống. Ông nhấn mạnh quan trọng là điều phối, phối hợp phân công rạch ròi, quá trình thực hiện sẽ kiểm tra, uốn nắn, trao đổi thường xuyên.
Đặc biệt, TP.HCM đang tập trung chấn chỉnh, nâng cao công tác lấy mẫu xét nghiệm bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, trả kết quả ngay, tránh tồn đọng mẫu... Tất cả bộ phận phải tập trung tối đa cho công tác truy vết, bởi truy vết càng nhanh, càng sớm phát hiện cách ly F0, F1 ngăn chặn lây lan ra xã hội.
Bí thư Nguyễn Văn Nên cho biết TP.HCM đang chấn chỉnh công tác xét nghiệm. Ảnh: HMC.
Về quản lý cách ly, hiện nay, công suất một số nơi đang hết và TP.HCM đang tìm vị trí khác nhằm đảm bảo không lây nhiễm chéo trong khu cách ly. Quân đội được giao phụ trách phần lớn khu cách ly tập trung. Đồng thời, thành phố cũng đang thí điểm cách ly F1 tại nhà.
Ông Nên cũng cho biết thành phố đã triển khai kế hoạch hỗ trợ, thay ca cho các đơn vị tuyến đầu vì lực lượng này đang "mệt mỏi, chiến đấu đuối sức", đặc biệt là y tế, công an. Đồng thời, thành phố có kế hoạch nhận số quân tăng cường khi cần thiết.
"Vừa qua, cánh quân Hải Dương vào phối hợp, tổ chức, gắn kết chưa tốt nên để xảy ra dư luận không cần thiết trong xã hội. Chúng tôi đã rút kinh nghiệm nhanh và không để những trường hợp như vậy diễn ra nữa", Bí thư Nên nói.
Về vấn đề tiêm vaccine, Bí thư Nên cho biết tổ mua và tiêm của đang lên kế hoạch chuẩn bị khi có vaccine về, tính toán các kịch bản tiêm, đối tượng tiêm ưu tiên lần này cũng khác với lần trước; đồng thời, khắc phục hạn chế nhược điểm, thiếu sót đã gặp phải trong đợt tiêm quy mô lớn vừa qua.
Bí thư khẳng định thành phố đang chuẩn bị các khâu cần thiết để đảm bảo an toàn trong tổ chức thi tốt nghiệp cho học sinh THPT. "Nếu có nguy cơ cao không đảm bảo an toàn sẽ có quyết định phù hợp", ông cho hay.
Cuối cùng, Bí thư Nên cho biết TP.HCM đang huy động các hệ thống y tế cộng đồng, y tế tư nhân để tham gia xét nghiệm. Ông đề nghị ngành y tế khi huy động lực lượng liên quan đến chuyên môn phải có quy định, hướng dẫn rõ ràng, không để xảy ra sơ hở, gây ảnh hưởng đến người dân.
Không lấy mẫu xét nghiệm "chạy theo số lượng"
Báo cáo tại cuộc họp, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cho biết TP.HCM đang đẩy mạnh điều tra dịch tễ, truy vết nhanh F0, cách ly tập trung F1.
Ngành y tế đặt mục tiêu trong vòng một giờ sau khi phát hiện F0 phải truy vết xong các F1; tiến hành xét nghiệm lặp lại từ 1-3 ngày/lần ở những khu có nguy cơ cao. TP.HCM tăng giám sát phòng, chống dịch bệnh trong các khu công nghiệp. Hiện, 9/15 khu công nghiệp của thành phố đã phát sinh các ca mắc Covid-19, các ổ dịch có số lượng ngày càng lớn.
Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết TP.HCM đã thành lập Trung tâm Điều hành xét nghiệm do một phó chủ tịch UBND thành phố phụ trách nhằm xét nghiệm nhanh và đúng thời gian.
Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP.HCM đã tập huấn cho hơn 100 tổ kiểm tra an toàn các khu công nghiệp. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng tốc độ hoạt động còn chậm. Ông đề nghị thành phố đôn đốc triển khai các tổ này để đảm bảo an toàn nhà máy, khu công nghiệp. Thứ trưởng cũng cho biết Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại thành phố và UBND TP.HCM đã thống nhất phương án cách ly trường hợp F1 tại nhà.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhận định công tác đảm bảo an toàn cho khu công nghiệp tại TP.HCM còn chậm. Ảnh: Duy Hiệu.
Tại cuộc họp, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đặt nhiều câu hỏi cụ thể xung quanh vấn đề xét nghiệm và truy vết của TP.HCM.
Phó thủ tướng đề nghị TP.HCM cần kết hợp các công nghệ xét nghiệm, ứng dụng công nghệ thông tin để đẩy nhanh tốc độ xét nghiệm có trọng tâm, trọng điểm, "trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả nhất, không chạy theo số lượng", phục vụ công tác truy vết, phát hiện nhanh ca nhiễm.
"Tuyệt đối không để tình trạng lấy mẫu nhiều nhưng không xét nghiệm kịp do công suất xét nghiệm không đáp ứng được hoặc không có đủ thông tin. Kết quả xét nghiệm phải đầy đủ thông tin, bao gồm cả nồng độ virus, để phục vụ công tác truy vết", Phó thủ tướng yêu cầu.
Bên cạnh đó, đối với người dân có nhu cầu đi lại, thành phố phải có phương án thông báo kết quả xét nghiệm cho người dân. Lãnh đạo TP.HCM cho biết những ngày qua do có nhiều đơn vị tham gia xét nghiệm nên việc kết nối dữ liệu chưa được nhuần nhuyễn, nhưng tình trạng này đã được khắc phục.
Từ ngày 27/4 đến nay, TP.HCM ghi nhận 6.209 ca mắc mới, đang là ổ dịch lớn nhất trên cả nước.
Ngày 28/6, UBND TP.HCM đã ban hành Kế hoạch Tổ chức đợt cao điểm kiểm soát dịch Covid-19 từ 29/6 đến 10/7 với nhiều giải pháp cụ thể như: Tăng cường điều tra, truy vết, khoanh vùng; tăng năng lực xét nghiệm; tăng giám sát nhóm nguy cơ cao...
TP.HCM phân nhóm mức độ diễn biến dịch. Theo đó, các nơi có nguy cơ rất cao gồm huyện Hóc Môn, Bình Chánh, quận 8, Bình Tân, Tân Phú và một phần của TP Thủ Đức (quận Thủ Đức cũ). Nơi có nguy cơ cao là huyện Củ Chi, quận 1, 4, 5, 12, Bình Thạnh, Tân Bình, Gò Vấp, và một phần của TP Thủ Đức (quận 2 và 9 cũ). Các nơi có nguy cơ gồm huyện Cần Giờ, quận 7, 10, 11, và Phú Nhuận. Thành phố cũng quyết định tiếp tục áp dụng Chỉ thị 10 sau 0h ngày 29/6 đến khi có thông báo mới.
Chiều 24-6: TP.HCM thêm 61 ca mắc COVID-19 trong số 116 ca cả nước Bộ Y tế cho biết tính từ trưa đến 18h hôm nay 24-6, cả nước ghi nhận 116 ca mắc COVID-19 trong nước. TP.HCM là địa phương có số ca mắc cao nhất với 61 ca. Phú Yên là tỉnh vừa phát sinh dịch với 8 ca. Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn dẫn đầu đoàn công tác của Bộ Y tế đến kiểm...