Người xưa nói “tiền tài không vào cửa bẩn”: 5 vị trí này dù lười đến mấy cũng phải cố dọn cho sạch
Đừng để lười biếng hại thân. Dù bận rộn cỡ nào bạn cũng nên dành thời gian để lau , dọn dẹp 5 khu vực này nếu muốn cải thiện chất lượng cuộc sống.
1. Cửa ra vào
Đối với một ngôi nhà, điều đầu tiên chúng ta nhìn thấy hàng ngày đó chính là cánh cửa ra vào. Khu vực này rất dễ bị bám bẩn vì ít khi được lau dọn. Một số nhà còn bị dán chi chít tờ rơi quảng cáo ở tường thậm chí là ngay trên cánh cửa.
Điều này khiến khu vực cửa ra vào trông vô cùng lộn xộn và bẩn thỉu. Mỗi ngày sau khi tan làm, trở về nhà và thấy cảnh tượng này thật khiến người ta thêm phần uể oải.
Dù bận rộn đến đâu, hãy thường xuyên vệ sinh lau dọn để giữ cho cửa ra vào luôn sạch sẽ gọn gàng. Nếu cửa nhà bị cản trở bởi những tấm biển quảng cáo, bạn cũng hãy tìm cách gỡ bỏ hoặc cạo sạch chúng. Điều này không chỉ có giúp tâm trạng thêm vui vẻ mà còn có ý nghĩa thu hút may mắn tiền bạc. Tục ngữ từng nói “tiền tài không vào cửa bẩn”, vậy nên bạn không muốn xua đuổi vận tài lộc thì nhớ giữ nhà cửa luôn sạch, đặc biệt là vị trí cửa vào.
2. Sảnh vào nhà
Khu vực sảnh/lối vào cũng là một trong những yếu tố quyết định xem ngôi nhà có thực sự sạch sẽ, ngăn nắp hay không. Bởi các phòng trong nhà gọn sạch mà khu vực lối vào lại bừa bãi, hỗn độn thì cũng chẳng khấm khá là bao.
Vị trí ngay lối vào thường được thiết kế tủ đựng giày dép, do đó bạn cần giữ cho nơi này luôn gọn gàng, tránh tình trạng quăng quật giày dép mỗi nơi 1 chiếc. Ngoài ra, vị trí này cũng dễ tích tụ bụi bẩn nên cần được lau thường xuyên, đừng để vừa mở cửa bước vào nhà đã thấy toàn “rác” toàn bụi.
3. Gầm ghế, gầm giường
2 khu vực này khuất tầm nhìn nên nhiều người thường không chú ý đến, ngày qua ngày tích tụ hàng đống bụi bẩn mà chẳng hề hay biết. Ngoài bụi bẩn, khu vực này còn có thể chứa xơ vải hoặc xác côn trùng nhỏ, theo thời gian có thể là nguyên nhân gây dị ứng hoặc ảnh hưởng ít nhiều đến không khí trong lành của gia đình.
Vậy nên, mỗi khi dọn dẹp, hãy cố gắng “moi móc” và lau cả khu vực gầm giường, gầm ghế… dù chúng là “điểm mù” rất khó nhìn thấy. Bạn không cần phải tốn nhiều sức lau dọn, đôi khi chỉ cần dùng chổi quét là cũng có thể đem đến tác dụng nhất định. Và tốt hơn hết là khu vực gầm giường gầm ghế nên để trống chứ đừng lưu trữ đồ đạc, như thế sẽ tiện lợi hơn mỗi khi lau dọn.
4. Khu vực bếp
Phòng bếp là nơi được sử dụng nhiều trong gia đình. Khi nấu nướng, khó tránh khỏi việc khói dầu mỡ bốc lên tạo thành những vết bẩn, mảng bám cho khu vực bàn bếp, tường nhà…
Chỉ cần lơ là không lau sau mỗi lần sử dụng, căn bếp sạch sẽ rất có thể sẽ trở thành khu vực hỗn đỗn, không chỉ bẩn thỉu mà còn xuất hiện mùi hôi khó chịu. Do đó, dù lười cỡ nào bạn cũng phải đảm bảo giữ cho căn bếp luôn sạch. Chai lọ gia vị phải được sắp xếp ngăn nắp, bàn bếp phải thường xuyên lau , thiết bị không sử dụng hãy mạnh dạn vứt bỏ thay vì khư khư giữ lại…
5. Phòng tắm
Video đang HOT
Dù đây là không gian riêng tư của mỗi gia đình nhưng bạn vẫn phải đảm bảo khu vực này sạch sẽ, tinh tươm. Bởi lẽ, phòng tắm là nơi dễ bẩn hơn bất cứ khu vực nào trong nhà. Không khí trong phòng tắm luôn ẩm ướt, dễ bị đọng nước có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, nấm mốc xuất hiện. Về lâu dài không hề tốt cho sức khỏe cũng như vận may mắn của gia đình.
Nếu nhà không có thiết kế cửa sổ thoáng khí, bạn nên lắp đặt thêm quạt hút mùi thông gió cho phòng tắm. Ngoài ra, bạn cũng có thể trưng thêm 1 số cây cảnh nhỏ để có tác dụng trang trí và khử mùi hôi hiệu quả. QVà quan trọng nhất là đừng quên vệ sinh, lau khu vực này định kỳ, ít nhất là 1 tuần/lần.
5 quyết định sáng suốt của tôi khi cải tạo nhà: Điều số 1 từng bị phản đối, giờ cả nhà cảm ơn tôi
Vì mải theo trend, thiếu tính toán mà nhiều người sau khi làm nhà xong ở được 1 thời gian lại 'đập đi xây lại', bỏ hết đồ đã sắm để decor theo kiểu khác.
Khi làm nhà, bạn đừng bao giờ quên trang trí nội thất không phải chỉ để cho đẹp mà quan trọng là phải tiện dụng, thoải mái.
Như nhà tôi, ở lần sửa sang thứ hai, tôi đã giữ nguyên 5 quyết định sau và sau hơn một năm sinh sống, tôi cảm thấy ngôi nhà ngày càng tiện nghi hơn. Những quyết định này quả thực rất sáng suốt, bạn tham khảo nhé.
1. Giữ nguyên tắc "tủ càng nhiều càng tốt"
Lần đầu trang trí, nhiều người khuyên rằng chỉ cần lắp tủ đủ dùng là được. Bởi vì nếu lắp quá nhiều tủ, chi phí sẽ tăng lên rất nhiều.
Ngoài ra còn lo ngại về vấn đề an toàn vì dùng nhiều gỗ công nghiệp có thể dẫn đến nguy cơ vượt ngưỡng formaldehyde, ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, khi mới dọn vào chung cư, tôi lại thấy tủ không đủ dùng. Rất nhiều đồ đạc, quần áo không có chỗ để khiến nhà cửa ngày càng lộn xộn.
Tôi nhận thấy rằng ai cũng cần có không gian lưu trữ đồ cá nhân. Trong thiết kế nội thất, tủ chính là nơi lưu trữ quan trọng và ổn nhất.
Vì vậy, đến lần sửa nhà thứ hai, tôi quyết định bỏ qua sự phản đối của gia đình và lắp thật nhiều tủ. Lúc đó cũng khá xót vì chi phí chỉ riêng cho tủ đã gần 80 triệu đồng.
Tôi lắp đủ các loại : tủ quần áo, tủ phòng tắm, tủ ban công, tủ ở lối vào, tủ tivi... Giờ đây, sau hơn một năm sống, tôi thấy không gian luôn sạch sẽ, gọn gàng. Hầu như mọi đồ đạc đều có thể cất gọn vào tủ.
Vậy nên, lời khuyên đầu tiên của tôi là mọi người hãy lắp nhiều tủ nhất có thể.
2. Mở rộng tủ giày
Lần đầu trang trí nhà ở, nhiều người khuyên tôi đừng lắp quá nhiều tủ giày vì để quá nhiều giày trong nhà sẽ không tốt. Vì vậy, lúc đó tôi chỉ lắp một tủ giày nhỏ ở khu vực lối vào.
Tuy nhiên, sau khi sử dụng thực tế, tôi nhận ra suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm. Có quá nhiều giày dép mà không có chỗ để gọn gàng khiến giày luôn bừa bộn ở lối đi. Thậm chí cả dưới gầm giường cũng phải cố để nhét giày dép vào.
Vì vậy, khi sửa nhà, tôi quyết tâm làm thêm nhiều tủ giày để giải quyết triệt để vấn đề này. Tôi còn tận dụng tủ lưu trữ trên ban công thành 2 phần: 1 bên để đồ linh tinh, 1 bên để giày.
Ngoài ra, tôi cũng thiết kế phần đáy tủ quần áo thành các ngăn mở để cất giày. Sau đó, tôi cực kỳ hài lòng vì không gian rất sạch sẽ, gần như tất cả giày dép đều có chỗ để gọn gàng.
Vì vậy, tôi khuyên mọi người đừng quên nghĩ đến việc cất giày dép và nên lắp thêm tủ giày vì thực sự tất tiện lợi.
3. Ổ cắm chỉ cần đủ dùng
Lần đầu sửa sang nhà, tôi nhận được nhiều lời khuyên là nên lắp nhiều ổ cắm càng tốt. Tôi cũng nghe và lắp ổ cắm khắp nơim. Căn nhà tôi chỉ khoảng 100m nhưng đã có tổng đến 150 ổ cắm.
Bạn có thể nhìn thấy một dãy ổ cắm trong bếp, đủ để dùng cho tất cả các thiết bị điện.
Trải nghiệm một thời gian, tôi nhận ra việc lắp quá nhiều ổ cắm thực sự rất lãng phí vì nhiều ổ không bao giờ được sử dụng.
Vì vậy, khi cải tạo nhà, tôi quyết định chỉ lắp những ổ cắm hợp lý, đủ dùng.
Cái hợp lý ở đây là đảm bảo ổ cắm đủ cho nhu cầu cơ bản, không lãng phí và vẫn đảm bảo sẽ có đủ ổ cắm khi cần dùng sau này.
Tóm lại, khi lắp ổ cắm, mọi người nên xem xét chức năng cụ thể của từng phòng và bố trí ổ cắm hợp lý cho từng không gian. Hầu hết các gia đình có thể tham khảo cách bố trí ổ cắm như sau:
- Bếp: Thường lắp từ 7-8 ổ cắm.
- Phòng khách: Tổng cộng khoảng 7-8 ổ cắm.
- Phòng ngủ: Khoảng 5-6 ổ cắm.
- Phòng tắm: Thường lắp từ 3-4 ổ cắm.
- Lối vào: Thường lắp từ 2-3 ổ cắm.
- Nếu có bàn ăn, nên dự phòng 2 ổ cắm.
Bên cạnh số lượng ổ cắm thì vị trí cụ thể của từng ổ cắm cũng cần được lựa chọn dựa trên sinh hoạt của gia đình.
Với ổ cắm trong nhà, nên thiết kế và lắp đặt sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế, vừa tiện lợi lại không lãng phí.
4. Để trống một ngăn tủ không có mặt đáy
Chắc hẳn bạn cũng đã nhận thấy, đa số các tủ đều có một tấm chắn dưới đáy. Đồ đạc lưu trữ thường được đặt trên các kệ của từng ngăn trong tủ.
Để trống phần đáy giúp lưu trữ những món đồ lớn như vali kéo, thùng, hộp... trong nhà, cực tiết kiệm không gian.
Tôi cũng để trống một ngăn dưới tủ bếp. Ngăn này được dùng để đặt một chiếc xe đẩy nhỏ. Mỗi khi mua rau củ, trái cây, tôi sẽ để vào xe đẩy rồi đẩy vào đó.
Nếu không gian trong nhà cho phép, bạn cũng có thể để trống một ngăn đáy của tủ ở lối vào để tiện cho việc lưu trữ.
Vì vậy, tôi khuyên mọi người nên cân nhắc thiết kế các tủ như tủ đựng đồ ăn, tủ ban công, tủ quần áo và tủ bếp có 1 ngăn trống. Thiết kế này sẽ giúp tăng tính tiện dụng rất nhiều.
5. Theo phương châm "2 lộ, 8 giấu"
Lần đầu decor nhà, tôi đã cố gắng giấu hết mọi thứ vào trong tủ. "Giấu" ở đây nghĩa là tất cả các tủ đều được lắp cửa và thiết kế kín hoàn toàn.
Cách làm này có một ưu điểm lớn đó là khi đóng cửa tủ lại, chúng ta không thể nhìn thấy những gì bên trong. Dù cho tủ quần áo hay đồ đạc lộn xộn thì cũng không ai nhìn thấy.
Tuy nhiên, nhược điểm của loại tủ này là khi tất cả các tủ đều đóng kín sẽ có cảm giác không thoải mái, hơi chật chội và bí bách.
Đặc biệt là nếu làm một chiếc tủ TV kín hoàn toàn, bạn sẽ thấy không gian trở nên rất khó chịu và thiếu sự thoáng đãng.
Vì vậy, trong lần sửa sang thứ hai, tôi đã áp dụng thiết kế "2 lộ, 8 giấu" cho những tủ lớn trong nhà. Có nghĩa là 80% các ngăn trong tủ sẽ có cửa đóng kín, còn 20% còn lại sẽ được thiết kế mở.
Với kiểu thiết kế này, tổng thể nhìn sẽ hài hòa và cân đối hơn. Quan trọng là không có cảm giác quá nặng nề hay áp lực.
Cách loại bỏ không gian chết trong phòng tắm Chỉ bằng vài cách sắp xắp đơn giản, gia chủ có thể biến không gian trống trong phòng tắm trở nên hữu dụng hơn. Các chuyên gia nội thất đã chỉ ra nhiều cách tận dụng "không gian chết" trong phòng tắm, giúp căn phòng thêm gọn gàng, ngăn nắp hơn: Sử dụng kệ góc nhà tắm Với những phòng tắm diện tích...