Người Việt tin sẽ không bao giờ lặp lại chiến tranh với Mỹ
Người Việt tin rằng họ sẽ không bao giờ lặp lại cuộc chiến với Hoa Kỳ. Nhưng lịch sử lâu dài của Việt Nam trong các cuộc xung đột với Trung Quốc vẫn chưa…
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Nhà Trắng. Ảnh: Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam.
South China Morning Post ngày 21/7 cho biết những gì truyền thông nhà nước Trung Quốc nói về trục quan hệ Mỹ – Việt – Trung gần đây, đặc biệt là sau chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trong ngoại giao, không có gì là không thể. Trục tam giác Mỹ – Việt – Trung ở mức độ nào đó cũng phản ánh ý tưởng rằng, đối thủ của đối thủ là đối tác.
Tân Hoa Xã đã so sánh chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng như chuyến đi lịch sử của Tổng thống Mỹ Richard Nixon đến Trung Quốc năm 1972. Thời báo Hoàn Cầu thì bình luận, Việt Nam đã thông qua một chiến lược cân bằng ngoại giao trong quan hệ với hai nước lớn là Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Nhưng đài phát thanh quốc gia Trung Quốc lại cho rằng Việt Nam khó có thể trở thành một điểm trong chiến lược xoay trục sang châu Á – Thái Bình Dương của chính quyền Mỹ vì sự “bất đồng chính trị” cơ bản giữa hai nước (?!).
Đài này lập luận, người ta khó có thể tưởng tượng rằng 2 cựu thù trong một thời gian dài có thể tiến xa hơn lịch sử chiến tranh, nhanh chóng tiến đến một quan hệ đối tác chiến lược chỉ vì mối quan tâm chung đến một quốc gia thứ 2 là Trung Quốc mà cả hai coi là mối đe dọa đến lợi ích chiến lược của mình.
Video đang HOT
Đằng sau chuyến thăm chính thức Trung Quốc cũng như Hoa Kỳ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong năm nay là một sự cân nhắc chiến lược, South China Morning Post bình luận. Việt Nam và Mỹ chia sẻ lợi ích trong việc kiểm soát các động thái leo thang của Trung Quốc ở Biển Đông khiến hai nước trở thành đối tác tự nhiên.
Người Mỹ tin rằng những lợi ích chiến lược từ mối quan hệ hợp tác chặt chẽ và mạnh mẽ với Việt Nam sẽ lớn hơn cái giá chiến lược phải trả khi Trung Quốc bất mãn. 40 năm sau khi kết thúc chiến tranh, người Việt tin rằng họ sẽ không bao giờ lặp lại cuộc chiến với Hoa Kỳ.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bắc Kinh. Ảnh: Tân Hoa Xã.
Nhưng lịch sử lâu dài của Việt Nam trong các cuộc xung đột với Trung Quốc vẫn chưa được giải quyết, trong khi nguy cơ lặp lại chiến tranh như 1979 vẫn có thể lặp lại bất cứ lúc nào, South China Morning Post bình luận. Mặc dù 2 nước đang cố gắng sửa chữa mối quan hệ Việt – Trung, nhưng nó sẽ không thể trở lại mức độ “thân thiện như ngày xưa”.
Ngày 18/7, Tân Hoa Xã có bài xã luận cho rằng tranh chấp ở Biển Đông đã khiến quan hệ Trung – Việt xuống thấp trong năm 2014 (Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam và xây dựng, bồi lấp đảo nhân tạo bất hợp pháp trên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam – PV).
Tuy nhiên theo Tân Hoa Xã, hợp tác vẫn là xu thế chủ yếu trong quan hệ song phương, đó là lý do tại sao ông Trương Cao Lệ, ủy viên Thường vụ Bộ chính trị, Phó Thủ tướng Trung Quốc sang thăm Việt Nam chỉ một tuần sau khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Mỹ. Hãng thông tấn này cho rằng, không nên hiểu việc ông Lệ sang Việt Nam thời điểm này là một cuộc lôi kéo, tranh giành ảnh hưởng giữa Bắc Kinh và Washington đối với Việt Nam.
Trước đó ngày 7/7 Tân Hoa Xã cũng có một bài xã luận về trục quan hệ Mỹ – Việt – Trung khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa bắt đầu thăm chính thức Hoa Kỳ. Hãng thông tấn này nói quan hệ Việt – Mỹ phát triển là một thành tựu đáng chào mừng và phấn khởi của quan hệ quốc tế, nó phù hợp với xu thế thời đại là hòa bình và hợp tác mà “Trung Quốc là một trong những thành viên sáng lập chính và bảo vệ nó” (?!).
Chỉ hơn một nửa thế kỷ Việt Nam đã phải trải qua mấy cuộc chiến tranh liên miên, hơn ai hết người Việt hiểu thế nào là sự khủng khiếp của chiến tranh và cái giá của nó. Nằm ở vị trí địa chiến lược quan trọng trên bàn cờ chính trị thế giới, Việt Nam vẫn tiếp tục là nơi diễn ra cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn trong khi chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ vẫn còn bị đe dọa.
Hơn ai hết, người Việt làm mọi thứ để gìn giữ hòa bình, nhưng người Việt cũng không mất cảnh giác. Bất cứ khi nào độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ bị xâm phạm buộc phải chiến đấu thì sẽ chiến đấu quên mình để bảo vệ hòa bình và công lý, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia – PV.
Hồng Thủy
Theo giaoduc
Lột trần "đường chín đoạn" phi lý
Philippines đã từ chối lời kêu gọi của Trung Quốc đề nghị hủy vụ kiện bản đồ "đường chín đoạn" của Bắc Kinh ra Tòa án trọng tài thường trực Liên hợp quốc (PCA). Như vậy là Manila quyết tìm kiếm giải pháp dựa trên luật pháp quốc tế, chứ không thông qua đàm phán song phương với Bắc Kinh
Đoàn đại diện của Philippines tham dự PCA
Ông H. Coloma, Người phát ngôn của Tổng thống Philippines, nhấn mạnh: Một khi đã đưa vụ việc ra PCA, Philippines nhất quyết theo đuổi đến cùng. Ông H. Coloma cho biết thêm Philippines dứt khoát tôn trọng luật pháp quốc tế và tìm kiếm một giải pháp dựa trên luật lệ cho các tranh chấp ở Biển Đông. Tuyên bố của ông H. Coloma được đưa ra sau khi Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hối thúc Philippines "trở lại đúng đường hướng giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng và tham vấn".
Hôm 7-7, Tòa án trọng tài thường trực LHQ (PCA) có trụ sở tại La Hay của Hà Lan đã bắt đầu nghe đại diện của Philippines trình bày lập trường liên quan đến Thông báo và tuyên bố khởi kiện mà Manila đã trình lên PCA từ ngày 22-1-2013. Nguyên nhân dẫn đến vụ kiện bắt nguồn từ những căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc xung quanh bãi Cỏ Rong (Reed Bank) từ tháng 3-2012. Vụ việc này chưa được giải quyết thì một vụ căng thẳng khác lại xảy ra giữa hai bên ở bãi cạn Scarborough mà Philippines tuyên bố chủ quyền, còn Trung Quốc gọi là Hoàng Nham.
Sau những cuộc tiếp xúc trao đổi song phương không đem lại kết quả, Philippines quyết định khởi kiện Trung Quốc trước PCA, chính thức mở màn cho việc tìm cách giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng con đường thông qua các cơ quan tài phán quốc tế. Philippines cho rằng việc Trung Quốc tự vạch "đường chín đoạn" đồng thời thực thi các yêu sách về biển theo "đường chín đoạn" là trái với Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) và vô giá trị. Đồng thời, các vị trí mà Trung Quốc đang chiếm đóng chỉ đem lại cho nước này tối đa lãnh hải 12 hải lý chứ không được hưởng vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý và thềm lục địa.
Cách khởi kiện như vậy là bước đi được tính toán kỹ của Philippines. Nếu Philippines kiện Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Philippines khi xâm nhập khu vực Bãi Cỏ Rong và bãi cạn Scarborough trên Biển Đông thì chắc chắn các cơ quan tài phán theo UNCLOS sẽ không có thẩm quyền giải quyết. Tuy nhiên, nếu chỉ đề nghị PCA phán xét tính pháp lý của "đường chín đoạn" do Trung Quốc đơn phương tự vạch ra, cũng như yêu cầu giải thích Điều 121 của UNCLOS đối với các vị trí mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép, Philippines nhiều khả năng sẽ đạt được mục đích của mình.
Nếu PCA tuyên rằng "đường chín đoạn" của Trung Quốc là không có giá trị pháp lý thì điều này có nghĩa là Philippines không cần phải xác định chủ quyền của mình đối với những khu vực biển đảo nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines vì chúng mặc nhiên thuộc lãnh thổ của Philippines. Nếu phán quyết của Tòa trọng tài tuyên các vị trí Trung Quốc đang chiếm đóng không phải là "đảo" thì kết quả cũng sẽ tương tự, vì tối đa vùng nước của đá chỉ là 12 hải lý bao xung quanh, không xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines.
Trung Quốc hiểu rõ bước đi khôn khéo của Philippines. Cho nên, tuy tuyên bố không tham gia vụ kiện của Philippines, nhưng Trung Quốc theo dõi rất chặt chẽ và đang nỗ lực vận động hành lang để đối phó bằng nhiều cách. Kêu gọi Philippines từ bỏ kiện vào quay lại đàm phán song phương, Trung Quốc muốn tránh việc phán quyết nào đó của PCA có lợi cho Manila sẽ ảnh hưởng đến uy tín của nước này và những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông.
Theo_An ninh thủ đô
Dự luật an ninh mới- Vũ khí mới của Thủ tướng Abe Truyền thông Nhật bình luận dự luật an ninh mới là một dấu ấn lớn trong việc thay đổi chính sách an ninh của Nhật kể từ sau Thế chiến thứ 2. Chiều ngày 16/7, Hạ viện Nhật Bản đã thông qua Dự luật an ninh mới, mở đường cho khả năng được thông qua tại Quốc hội. Thủ tướng Nhật Shinzo Abe...