‘Người Việt thấp bé’ và bài học nhớ đời cho vua Hán
Bằng trí tuệ của mình, Trương Trọng đã thể hiện bản lĩnh của người Việt, đồng thời “dạy” cho vua Hán bài học nhớ đời về trí tuệ và cách ứng xử.
Theo sách Các sứ thần Việt Nam, Trương Trọng là người quận Nhật Nam (vùng đất từ Quảng Bình đến Bình Định ngày nay). Tuy vóc dáng nhỏ bé, Trương Trọng rất thông minh, lanh lợi. Ông được tuyển chọn làm thuộc lại trong quận.
Bấy giờ, nước ta bị nhà Đông Hán đô hộ. Theo lệ hàng năm, các nước chư hầu phải sang Trung Quốc cống nộp cho “thiên triều”.
Sách Cổ Kim thuận ngôn (những lời nói hay xưa nay) của tác giả Phạm Thái cho biết năm 78, Trương Trọng được viên Thái thú Nhật Nam cử sang kinh đô Lạc Dương (nay thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc) để tâu bày công việc trong quận lên vua Hán Chương Đế.
Trong buổi chầu đầu tiên, vua Hán thấy Trương Trọng thấp bé, đến từ nơi bị người Trung Quốc xem là “man di” nên tỏ ý khinh thường.
Vua hỏi bằng giọng trịch thượng: “Viên tiểu lại kia, ngươi là người quận nào đến đây?”.
Trương Trọng khảng khái đáp: “Thưa bệ hạ, tôi tên Trương Trọng, thay mặt Thái thú quận Nhật Nam vào chầu vua”.
Vua Hán buông lời khinh miệt: “Ngươi thấp bé như vậy, người quận Nhật Nam ở đất ‘man di’, ai cũng thấp cổ bé họng như ngươi phải không?”.
Đám quan lại đang đứng chầu đều cười ầm lên, hùa theo cổ vũ và châm chọc Trương Trọng.
Video đang HOT
Tranh vẽ mô tả cuộc đối đáp của Trương Trọng và vua Hán. Nguồn: Báo Bình Phước.
Không hề lúng túng, “người thấp bé” dõng dạc trả lời: “Bậc quân tử cốt hơn nhau về trí tuệ. Bệ hạ muốn dùng người có tài cán hay chỉ muốn đo xương thịt?”.
Vua Hán nghe câu trả lời tức lắm nhưng không có lý lẽ để bắt bẻ nên đành im lặng.
Mấy hôm sau, nhân dịp tết Nguyên đán, triều đình mở tiệc chiêu đãi quần thần và sứ giả các nơi về chầu. Trăm quan vào hầu và chúc tết vua, trong đó có Trương Trọng.
Thấy ông, vua nhà Hán nghĩ ngay tới chuyện hôm trước, liền hỏi: “Nhật Nam có nghĩa ‘phía Nam Mặt Trời’. Ta nghe nói tất cả nhà cửa của dân chúng ở quận này tất thảy đều quay về phương Bắc để trông thấy Mặt Trời, có đúng phải vậy không?”.
Thấy vua Hán kiêu ngạo tự ví mình là Mặt Trời, bắt mọi người phải ngưỡng mộ, sùng bái, Trương Trọng quyết trả miếng.
Lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng và giữ nước của dân tộc ghi dấu biết bao chiến công của những con người quả cảm. Trong đó, nhiều nhân tài đất Việt là sứ thần.
Họ vừa chứng minh cho cả thế giới thấy bản lĩnh và trí tuệ của người Việt, đồng thời chính những dấu ấn trên mặt trận ngoại giao mở ra thắng lợi trên các lĩnh vực khác. Trương Trọng là một trong những người như thế.
Theo Zing
Người Việt duy nhất thi đỗ trạng nguyên ở Trung Quốc
Khương Công Phụ đã vượt qua các thí sinh khác của Trung Quốc để trở thành trạng nguyên nơi đất khách quê người.
Khương Công Phụ (731-805) tự là Đức Văn. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, ông người làng Sơn Ổi, xã Cổ Hiển, nay là làng Tường Vân, xã Định Thành, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
Theo sách Giai thoại Lịch sử Việt Nam, Khương Công Phụ từ bé đã nổi tiếng thông minh, có trí nhớ tuyệt vời.
Tương truyền, lúc Trương Công Phụ còn nhỏ, bố ông là Khương Công Dĩnh thấy con sáng dạ nên mừng lắm. Ông tìm người giỏi chữ cùng mở cửa hàng thuốc bắc gần nhà gửi con theo học.
Khương Công Phụ tiến bộ rất nhanh khiến thầy giáo phải ngạc nhiên, khen ngợi. Cậu thuộc sách Tứ thư, Ngũ kinh và thấu hiểu nghĩa lý trong Kinh thư, Kinh lễ...
Trước khi được tới kinh đô Tràng An của nhà Đường dự thi, Khương Công Phụ phải trải qua rất nhiều kỳ thi sát hạch. Dù về kinh sử hay thơ phú, bài làm của Công Phụ đều đạt xuất sắc.
Khương Công Phụ được xếp hàng đầu trong danh sách 8 sĩ tử của 8 quận đất Giao Châu về Tràng An dự thi, dưới triều vua Đường Đức Tông (780-803).
Tranh vẽ hai anh em Khương Công Phụ. Nguồn: Báo Bình Phước.
Tại kỳ thi này, ông đỗ đầu. Sau khi đỗ trạng nguyên, Khương Công Phụ được vua Đường phong chức Hiệu thư lang (chức quan văn). Sau đó, ông dâng lên vua bài "kế sách trị nước" với nhiều ý tưởng xuất sắc.
Vua Đường Đức Tông rất kính nể, phong cho ông những chức vụ cao hơn như Hữu thập di hàn lâm học sĩ, kiêm chức Hộ tào tham quân.
Khương Công Phụ là trường hợp "có một không hai" trong lịch sử phong kiến ở Việt Nam, khi là người Việt đầu tiên và duy nhất thi đỗ trạng nguyên, rồi giữ vị trí cao trong bộ máy cai trị của cả đất nước Trung Hoa. Giới nho sĩ qua nhiều thế hệ ca ngợi Khương Công Phụ không chỉ tài năng văn chương, mà còn có phẩm chất, tư cách của một "kẻ sĩ" xuất chúng.
Ông vốn tính cương trực, thẳng thắn, không sợ kẻ cường quyền. Đến vua Đường làm sai, ông cũng mạnh dạn góp ý, can ngăn. Trong khi đó, các quan đại thần là người Hán trong triều nhà Đường không dám làm điều này.
Lúc bây giờ, triều đình nhà Đường có viên quan võ Chu Thử bị vua truất hết binh quyền, sinh uất hận. Khương Công Phụ đoán người này sẽ hại vua nên khuyên ông cẩn thận đề phòng, nhưng vua Đường không nghe. Sau này, Chu Thử nổi loạn. Nhờ kế sách của Khương Công Phụ, vua Đường mới dẹp được quân phản nghịch.
Sau khi dẹp xong loạn Chu Thử, vua Đường phong Khương Công Phụ làm "Gián định đại phu", "Đồng trung thư môn hạ bình chương sự" (có tài liệu cho rằng ông được thăng tới chức tể tướng), những chức quan được quyền can vua, xem xét mọi sai lầm của các đại thần.
Tuy nhiên, cuộc đời của vị trạng nguyên người Việt không có được cái kết trọn vẹn. Sau khi con gái chết yểu, vua Đường quá thương con đã hạ lệnh xuất rất nhiều tiền để xây dựng lăng miếu nguy nga, lộng lẫy cho con. Khương Công Phụ thấy đây là việc làm sai trái nên ra sức can ngăn. Vua nổi giận giáng ông xuống làm quan tầm thường và đày đi xa.
Mãi đến năm 805, sau khi vua Đường Đồng Thuận lên ngôi, nhận thấy lẽ phải trong lời can ngăn của Khương Công Phụ, liền xuống chiếu cử ông làm Thứ sử Cát Châu. Vị lão thần tuổi già sức yếu đã qua đời trước khi đến nơi nhậm chức.
Theo Zing
Vũ Kiệt và bài văn đỗ trạng kiệt xuất trong lịch sử Với trí tuệ uyên bác, Vũ Kiệt trở thành trạng nguyên nổi danh trong lịch sử. Bài văn đỗ trạng của ông là kiệt tác nói về sách lược trị nước, an dân, đặc biệt là giáo dục đào tạo. Theo sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Vũ Kiệt sinh năm 1452, chưa rõ năm mất, người xã Yên Việt,...