Người Việt sẽ có công cụ siêu tìm kiếm riêng?
Các thành viên của nhóm tại lễ trao giải Nhân tài Đất Việt 2011.
Kỳ vọng này được dành cho sản phẩm iCompanion – Dịch vụ thông tin tri thức dựa vị trí trên nền tảng di động ứng dụng công nghệ ngữ nghĩa – Giải Nhì Nhân tài Đất Việt 2011.
Ngày 20/11/2011, nhóm tác giả của sản phẩm “Dịch vụ thông tin và tri thức du lịch ứng dụng công nghệ ngữ nghĩa – iCompanion” đã được xướng tên tại Lễ trao giải Nhân tài Đất Việt 2011 khi giành giải Nhì – Giải thưởng cao nhất trong lĩnh vực CNTT và Truyền thông.
Dịch vụ Thông tin và Tri thức du lịch ứng dụng cộng nghệ ngữ nghĩa – Icompanion của nhóm tác giả SIG (Semantic Innovation Croup) với các thành viên Cao Tuấn Dũng, Phan Thanh Hiền, Nguyễn Anh Đức, Tuấn Nguyên Đạt, Nguyễn Hoàng Công, Nguyễn Viết Xuân, Cao Mạnh Đạt, Nguyễn Quốc Khánh, Phạm Việt Hà.
Theo Tiến sĩ Cao Tuấn Dũng, trưởng nhóm nghiên cứu Semantic Innovation Group, trưởng bộ môn Công nghệ phần mềm, Đại học Bách Khoa Hà Nội, ý tưởng về Hệ thống dịch vụ thông tin và tri thức du lịch Icompanion được nhen nhóm từ khi anh còn đang học tập nghiên cứu tại nước ngoài.
Khi đi du lịch tại các thành phố nổi tiếng như Paris , Rome hay Venice , đến các ngôi làng địa phương hết sức bình thường, tiến sĩ đều nhận thấy người du lịch đều được cung cấp thông tin miễn phí và chi tiết nhất về các địa điểm sản phẩm, hàng hóa du lịch. Chính yếu tố này đã góp phần không nhỏ giúp nền kinh tế địa phương được phát triển rất tốt.
Vậy thì sao Việt Nam là đất nước có tiềm năng du lịch chúng ta lại không khai thác? Hạ tầng công nghệ thông tin e-tourism là chìa khóa được các nước phát triển áp dụng rộng rãi. “Lúc đó, tôi muốn phát triển một phần mềm để người du lịch ở bất cứ đâu cũng dễ dàng được trợ giúp, hướng dẫn thông tin nhanh chóng và dễ dàng, thuận tiện nhất” – Tiến sĩ Cao Tuấn Dũng cho hay.
Nhiều kỳ vọng cho tương lai gần
Khi tham dự cuộc thi Nhân tài Đất Việt, Icompanion mới làm việc trên 100 địa điểm tại Hà Nội. Để người dùng có thể thấy phần mềm thật sự có ích, sau khi nhận giải thưởng, nhóm đã liên tục phát triển dữ liệu, làm giàu tri thức và hiện nay, hệ thống đã làm việc trên hơn 20 nghìn địa điểm tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Các địa điểm cũng được phân loại phong phú theo: quán ăn, nhà hàng, khách sạn, nhà hát, danh lam thắng cảnh, ngân hàng, công viên, rạp chiếu phim…
Dù vậy, theo anh Dũng, hiện tại, dữ liệu của hệ thống mới chỉ đáp ứng được khoảng 50 – 60% nhu cầu người sử dụng tập trung tại hai thành phố lớn. Nhóm vẫn tiếp tục phát triển dữ liệu trên các tỉnh, thành trong toàn quốc. Trong phiên bản mới vừa được đưa lên kho ứng dụng trực tuyến của Google mới đây, SIG đã phát triển nhiều tính năng mới và hy vọng sẽ nhận được sự đánh giá tích cực từ phía người dùng.
Cụ thể, về mặt dữ liệu, nhóm mở rộng phạm vi các địa điểm ra ngoài khuôn khổ các danh lam thắng cảnh với các địa điểm phục vụ nhu cầu giải trí,tiện ích trong cuộc sống. Trước đây phần mềm Icompanion qua khảo sát của bạn bè của nhóm thì quá tập trung vào tính năng công nghệ và còn khó hiểu đối với người dùng. Còn trong phiên bản mới, SIG đã phát triển tính năng tra cứu dữ liệu tự động hết sức dễ dùng. Người dùng được cung cấp thông tin về các địa điểm chỉ thông qua một, hai lần chạm vào màn hình.
Cùng với đó, sản phẩm cũng đã được ẩn đi tính năng tìm kiếm ngữ nghĩa và đặt nó dưới nền các chức năng tìm kiếm theo từ khóa và tìm kiếm theo thuộc tính để người dùng khỏi bỡ ngỡ. Nhưng kết quả trả về người dùng vẫn tận dụng được thế mạnh của công nghệ ngữ nghĩa.
Video đang HOT
Một cải tiến lớn nữa phải kể tới đó là vấn đề hiệu năng tốc độ của phần mềm khi làm việc với khối lượng dữ liệu lớn. Hiện tại, phần mềm có thời gian đáp ứng từ một giây đến 5 hoặc 6 giây trong điều kiện kết nối Internet bình thường qua wireless và 3G. Đây có thể nói là một trong những nỗ lực lớn của nhóm.
Tất nhiên, việc so sánh iCompanion với các máy siêu tìm kiếm như Google hay Bing sẽ là rất khập khiễng. Tuy nhiên, trong khi những “ông lớn” này tập trung vào việc đưa ra số lượng kết quả thì với sản phẩm thế hệ tiếp theo của iCompanion được hướng tới là công nghệ web dữ liệu mà nền tảng chính là công nghệ ngữ nghĩa.
Và sẽ không là quá khi chúng ta cùng đặt kỳ vọng, sản phẩm “Dịch vụ thông tin và tri thức du lịch ứng dụng công nghệ ngữ nghĩa – iCompanion” sẽ còn vươn xa hơn trong tương lai, trở thành một trong những công cụ tìm kiếm hữu ích của người dùng Việt.
Theo VietBao
Giải mã 10 nguy hiểm "ặc ặc" trên mạng Internet
Internet là một phần không thể thiếu nhưng bạn đừng tự biến mình thành kẻ khờ nhé.
Thế hệ Y ám chỉ nhóm người sinh ra trong khoảng từ thập niên 80 đến đầu những năm 2000. Nếu là một phần trong thế hệ Y, hẳn cuộc sống của bạn đang gắn liền với các kết nối. Theo nghiên cứu, chỉ có 31% thế hệ Y xem việc bảo mật là ưu tiên hàng đầu khi thao tác với máy tính. Ngược lại, họ dành tình cảm cho giải trí hơn yếu tố an ninh.
Thực tế cho thấy, hơn 1/2 người dùng đã gặp tai nạn bảo mật trong khoảng 2 năm qua. Tốt hơn, bạn nên tham khảo những hướng dẫn khi tình hình vẫn trong tầm kiểm soát.
1. Trở lại khái niệm cơ bản
Nghe thật đơn giản, nhưng việc thường xuyên cập nhật hệ điều hành và phần mềm là cách quan trọng nhất để bảo vệ máy tính. Bởi lẽ, cập nhật thường xuyên là biện pháp hữu hiệu để các công ty xử lý vấn đề an ninh có thể xảy ra. Thêm nữa, điều này không quá khó khăn và có thể tiến hành tự động.
2. Đừng nhấp chuột vội vàng
Hơn 9.500 trang độc hại được Google phát hiện mỗi ngày. Chúng bao gồm cả những website hợp pháp bị tấn công và phát tán mã độc. Hãy giữ an toàn bằng việc cảnh giác với trước mỗi liên kết. Bạn nhớ kiểm tra đường link đầy đủ trước khi quyết định truy cập. Cuối cùng, luôn giữ tường lửa và phần mềm diệt virus được cập nhật và sẵn sàng hoạt động.
3. Chú ý đến thay đổi bên ngoài
Những thay đổi nhỏ có thể gây vấn đề lớn nếu bạn thiếu cảnh giác. Ví dụ, Facebook đã thay đổi email mặc định của người dùng thành @facebook.com. Điều này khiến nhà tiếp thị và kẻ phát tán thư rác tìm đến bạn dễ dàng hơn. Cho dù bạn thích hay không, hãy điều chỉnh cài đặt nhằm bảo vệ mình khỏi những nguy hiểm có thể xảy ra.
4. Mật khẩu
Luôn tạo mật khẩu đủ mạnh cho các tài khoản trực tuyến, bao gồm chữ cái, số và ký hiệu. Mật khẩu dài (ít nhất 8 ký tự) thì an toàn hơn và giúp ngăn chặn các cuộc tấn công. Đồng thời, không nên sử dụng một mật khẩu chung cho nhiều tài khoản.
Nếu gặp khó khăn trong việc ghi nhớ tất cả mật khẩu, hãy tìm đến trình quản lý mật khẩu trực tuyến (như LastPass). Ngoài ra, bạn nhớ thiết lập mật khẩu cho các tài liệu quan trọng nữa nhé.
5. Game thủ, hãy giữ phần mềm bảo mật luôn hoạt động
Đừng vô hiệu hóa phần mềm bảo mật khi chơi game. Kết nối tốc độ cao với gián đoạn tối thiểu luôn quan trọng, nhưng không phải là rước rủi ro về máy tính. Bạn hãy tìm chế độ "chơi game" trong phần mềm bảo mật. Thiết lập này không bao giờ làm gián đoạn khi bạn đang chơi song vẫn giữ hệ thống được an toàn.
6. Bảo vệ chống lại P2P và phần mềm lậu
Giải pháp đơn giản là không nên sử dụng trang P2P khi tải phần mềm. Trường hợp bắt buộc phải download từ nguồn không chính thống, bạn nên duy trì biện pháp phòng ngừa (như xem ý kiến của người dùng trước khi tải về). Thực tế, nhiều trang P2P đang cung cấp hệ thống đánh giá khá chính xác của thành viên mà bạn nên tham khảo.
7. Cảnh giác với những cuộc tấn công từ bên ngoài
Tội phạm mạng thường sục sạo các trang xã hội nhằm tìm hiểu thông tin về mục tiêu tiềm năng của chúng. Chúng sẽ sử dụng nội dung thu được để gửi cho bạn những email có vẻ quan trọng, dưới vỏ bọc là sếp, bạn bè hoặc thành viên trong gia đình. Vậy nên hãy thực sự cảnh giác nhé.
8. Kết bạn có chọn lọc
Bạn sẽ đưa mình vào nguy hiểm khi kết bạn thoải mái trên mạng xã hội. Nếu nhận được yêu cầu kết thân từ người lạ, đây có thể là bước khởi đầu của tin tặc nhằm đánh cắp tài khoản trực tuyến. Chúng khai thác sự tin tưởng để gửi email hoặc thông báo tới hòm thư, theo dõi truy cập, status, tính cách... để gạ gẫm bán hàng hay phát tán phần mềm độc.
9. Cẩn thận khi tải video
Hãy cẩn thận khi tải video về máy, hoạt động này có thể mang theo nhiều loại virus. Nếu không có phần mềm xem video tự động cập nhật, hãy download trực tiếp từ nguồn đáng tin cậy. Đừng cài đặt phần mềm từ trang chia sẻ khi muốn xem video. Lưu ý rằng, việc download phim ảnh không bao giờ yêu cầu chạy tập tin thực thi (.exe).
10. Sử dụng Wi-Fi an toàn
Người dùng luôn vui mừng khi tìm thấy điểm Wi-Fi miễn phí. Trước khi kết nối, bạn hãy xác minh tên mạng Wi-Fi (SSID) đến từ dịch vụ hợp pháp. Đừng kết nối với mạng Wi-Fi không đảm bảo. Ngoài ra, bạn nên sử dụng Virtual Private Network (VPN - mạng riêng ảo). Nó duy trì mọi hoạt động qua đường truyền riêng rẽ, an toàn và độc lập (ngay tại nơi công cộng).
Theo VietBao
Tai nghe của bác sĩ sắp thành quá khứ Nghe tim bằng ống nghe là một trong những thao tác phổ biến nhất của một bác sĩ đối với bệnh nhân. Chẳng lẽ trong thời đại thông tin, cái thao tác "cũ kỹ" ấy vẫn chẳng có gì thay đổi? Tất nhiên là có. Chiếc máy tính hiện đại có khả năng không chỉ chẩn đoán những bệnh tật về tim chính...