Người Việt phải chung sống với bệnh tật bao nhiêu năm trong cuộc đời?
Theo chuyên gia, người Việt có tuổi thọ cao so với nhiều nước. Tuy nhiên, chất lượng sức khỏe khi về già thấp.
Người Việt có tuổi thọ cao nhưng sức khỏe thấp
Theo ông Nguyễn Hồng Quân, Chủ tịch Hội Giáo dục Chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng Việt Nam, người cao tuổi chiếm tới gần 12% dân số nước ta, dự báo đến năm 2025 sẽ lên tới 17,9%, và có thể đến giữa thế kỷ 21 là 23,5%.
Ông Nguyễn Hồng Quân, Chủ tịch Hội Giáo dục Chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng Việt Nam phát biểu tại Diễn đàn Chăm sóc Sức khỏe Người Cao Tuổi tại cộng đồng
Hiện nay, tuổi thọ bình quân của người Việt Nam là 74,4 trong đó nam là 71,9 và nữ là 77,1, cao hơn nhiều nước có cùng thu nhập bình quân đầu người.
Tuy nhiên, người cao tuổi Việt Nam hiện nay có tỷ lệ ốm đau cao, tình trạng khỏe mạnh thấp. Theo thống kê, hiện tại có tới 60% người cao tuổi sức khỏe yếu và có tỷ lệ khá lớn rất yếu. Mỗi người cao tuổi mắc khoảng 3 – 6 bệnh nền. Hầu hết là các bệnh mãn tính như: rối loạn chuyển hóa, xương khớp, tim mạch, thần kinh, hô hấp, tiêu hóa, các vấn đề thính giác, thị giác…
Theo ông Nguyễn Xuân Trường, Vụ trưởng Vụ Cơ cấu và Chất lượng Dân số, Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế, số năm sống khỏe mạnh của người Việt thấp so với nhiều nước. Cụ thể, số năm phụ nữ sống có bệnh tật trung bình khoảng 11 năm và nam giới khoảng 8 năm.
Nghịch lý là nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi ở Việt Nam ít được đáp ứng đầy đủ. Có tới 95% người cao tuổi có nhu cầu chữa bệnh, nhưng chưa hoàn toàn được đáp ứng. Lý do khiến họ không được khám chữa bệnh là không đủ khả năng kinh tế (chiếm 45,3%), điều kiện đi lại khó khăn (chiếm 17,3%) và điều kiện y tế địa phương không đáp ứng được (chiếm 16,5%).
Vì sao người Việt dễ ốm đau khi về già?
Video đang HOT
Theo bác sĩ Trần Thị Dung – Giám đốc Trung tâm tư vấn và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sa sút sức khỏe ở người cao tuổi:
- Ở người cao tuổi chức năng các cơ quan trong cơ thể suy giảm kéo theo khả năng phòng và chống bệnh tật giảm.
- Do tế bào thần kinh giảm, chậm chạp, phản ứng kém nên bệnh hay xảy ra bất thường.
- Khi mắc bệnh chậm phục hồi vì các cơ quan nội tạng giảm sút.
Đáng chú ý, theo chuyên gia này, chính quan điểm sống “tậu trâu, lấy vợ, làm nhà”, nên lúc còn trẻ, người Việt chưa quan tâm đầy đủ đến việc chăm lo cho sức khỏe. Bên cạnh đó, sự tìm hiểu về các biện pháp chăm sóc sức khỏe cho bản thân còn quá ít, chưa thấy được sự già đi (lão hóa) là một điều kiện để bệnh tật phát triển.
“Sự già hóa các bộ phận quan trọng trong cơ thể xảy ra rất sớm từ năm 35 tuổi. Nếu ăn uống, tập luyện không đúng sẽ làm cho các bộ phận lão hóa nhanh hơn… Sự thiếu kiến thức này cũng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người cao tuổi”, BS Dung nhấn mạnh.
Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, BS Dung khuyến cáo, người cao tuổi cần lưu ý những nguyên tắc sau:
Xây dựng chế độ ăn hợp lý giảm muối, mỡ và đường, ăn tinh không ăn thô.
Tập luyện thường xuyên để giúp cơ thể lưu thông máu.
Tinh thần luôn vui vẻ (hãy tha thứ, hãy lãng quên, ít giận hờn, không oán trách…).
Sử dụng thêm thuốc bổ để bù đắp các thiếu hụt các chất trong cơ thể.
Phải kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời khi có bệnh.
Tại Hà Nội, ngày 16/12, Diễn đàn Chăm sóc Sức khỏe Người Cao Tuổi tại cộng đồng được Hội Giáo dục Chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng Việt Nam phối hợp Hội Người Cao Tuổi Việt Nam tổ chức. Đây là hoạt động đáp ứng kịp thời việc hiện thực hóa một nhiệm vụ lớn của quốc gia – đưa Chương trình Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thực tiễn cuộc sống vào năm 2030.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu tại Diễn đàn
Theo Tổng cục Dân số, Việt Nam sẽ là một trong số những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới. Tuổi thọ tăng là một trong những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế – xã hội nói chung và chăm sóc sức khỏe nói riêng. Tuy nhiên, già hóa dân số diễn ra với tốc độ nhanh đặt ra những thách thức rất lớn về sự cần thiết phải thay đổi hệ thống an sinh xã hội, lao động việc làm, giao thông, vui chơi giải trí… đặc biệt là hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở nước ta.
Mùa lạnh, nên phòng bệnh như thế nào?
Mùa lạnh, người cao tuổi cần tìm mọi cách để không bị nhiễm lạnh và áp dụng các biện pháp phòng bệnh đơn giản nhất, dễ thực hiện nhất.
Mùa lạnh, người cao tuổi (NCT) dễ mắc một số bệnh (bệnh hô hấp, xương khớp, tim mạch, tiêu hóa...). Vì vậy, NCT cần tìm mọi cách để không bị nhiễm lạnh và áp dụng các biện pháp phòng bệnh đơn giản nhất, dễ thực hiện nhất.
Một số bệnh thường gặp khi mùa lạnh đến
Thời tiết thay đổi, đặc biệt là những ngày giá lạnh, nhiệt độ xuống thấp dưới 15 0 C, đặc biệt là ngày xuống dưới 10 0 C, NCT có một số bệnh sẽ xuất hiện hoặc tái phát nhất là người sức yếu. Những ngày gần đây thời tiết ở nước ta luôn thay đổi, ở một số tỉnh miền núi phía Bắc có nhiều ngày đã có băng tuyết; ở một số tỉnh phía Nam, nhất là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long về đêm nhiệt độ cũng đã giảm xuống dưới mức bình thường.
Nhiệt độ giảm, đặc biệt là lạnh, nếu không đủ ấm, một số NCT sẽ xuất hiện hoặc tái phát các bệnh về đường hô hấp (viêm họng, mũi, viêm xoang, viêm phế quản, giãn phế quản, khí phế thũng), đặc biệt là bệnh hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Nhiệt độ càng giảm, thời tiết càng lạnh thì bệnh hen suyễn càng nặng, đặc biệt là những người tuổi cao, sức khỏe giảm sút thêm vào đó là ăn uống không đảm bảo, mặc không đủ ấm. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (CODP) khi giá rét cũng sẽ rất dễ tái phát và tăng nặng. Cả 2 loại bệnh hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là mối đe dọa đến tính mạng người bệnh mỗi khi đông đến, mưa nhiều, rét đậm.
Một điều cần lưu ý là khi bị viêm phế quản, viêm phổi cấp tính, NCT sức yếu thân nhiệt thường không tăng cao như người trẻ tuổi nên dễ nhầm là bệnh nhẹ. Bệnh viêm mũi, họng là một bệnh có thể gặp quanh năm nhưng vào mùa đông, giá lạnh, NCT hay gặp nhất, các biểu hiện như: hắt hơi, sổ mũi, chảy mũi nước; đau rát họng, ho, tức ngực, có khi gây khó thở.
Mùa đông giá rét, một số người nghiện thuốc lá, thuốc lào thường hút tăng lên cho đỡ rét thì bệnh lại càng tăng nặng. Thuốc lá, thuốc lào khi hít vào đường hô hấp sẽ làm tổn thương các nhu mô phổi (tổ chức phổi) do đó làm tăng nguy cơ bội nhiễm. Thêm vào đó môi trường ô nhiễm, nhiều bụi, khói của bếp than, bếp củi, bếp dầu, nhà ở chật chội, không thông thoáng, cũng là những yếu tố thuận lợi làm cho NCT dễ mắc các bệnh đường hô hấp nhất là vào mùa đông lạnh giá.
Một số bệnh về tim mạch ở NCT cũng sẽ gia tăng mỗi khi mùa đông đến, trong đó cần đặc biệt lưu ý bệnh tăng huyết áp kịch phát mỗi khi lạnh đột ngột do mặc không đủ ấm, phòng ngủ không kín gió, chăn, đệm không đủ chống rét, tắm nước lạnh. Bệnh đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não cũng luôn rình rập NCT mỗi khi giá rét, mưa nhiều.
Mùa đông đến cũng làm cho các bệnh về xương khớp ở NCT gia tăng hoặc tái phát như: thoái hóa, đau và xơ cứng khớp gối, khớp bàn tay, cổ tay, khớp cột sống thắt lưng. Thoái hóa khớp và cứng khớp vào mùa đông giá rét làm cho người bệnh khó vận động, đau nhức, giấc ngủ không yên, vì vậy sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Một số bệnh về đường tiêu hóa như: bệnh dạ dày, viêm đại tràng mãn tính, viêm đại tràng co thắt (hội chứng ruột kích thích) cũng là những bệnh khi giá lạnh thì xuất hiện hoặc tái phát làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe NCT.
Những người cao tuổi đã có bệnh về đường hô hấp mãn tính nên đi khám bệnh định kỳ.
Phòng bệnh như thế nào?
Trong những ngày giá rét, nhất là các tỉnh phía Bắc nước ta, thời tiết lạnh, có khi nhiệt độ xuống thấp dưới 10 0 C, đó là những lý do làm cho người cao tuổi mắc phải một số bệnh phải nhập viện. Hầu hết bệnh nhân NCT vào viện trong tình trạng bệnh nặng, phải cấp cứu do sức đề kháng và tính chịu đựng với lạnh kém. Vì vậy, để phòng bệnh thì NCT trong mùa lạnh, cần mặc đủ ấm, ngủ ấm, tránh gió lùa, nên hạn chế ra khỏi nhà lúc sáng sớm. Nếu cần thiết phải ra khỏi nhà thì phải mặc quần áo ấm, đi tất, găng tay, cổ quàng khăn ấm, đeo khẩu trang và nên đội mũ len.
NCT có thể vẫn tập thể dục hoặc đi lại, vận động thân thể ở trong nhà, không nên ra khỏi nhà khi thời tiết còn lạnh giá. Khi thời tiết lạnh quá, ở trong phòng có thể được sưởi ấm tùy thuộc vào điều kiện của từng người, nhưng hết sức thận trọng với bếp than củi, than đá vì rất nhiều khí độc thải ra, do đó phải sưởi trong phòng thông gió tốt, tránh ứ đọng khói, khí độc. Với gia đình có điều kiện thì nên sưởi bằng lò sưởi, quạt sưởi điện. Sưởi ấm bằng hình thức nào cũng phải đề phòng bỏng, cần lưu ý với NCT có rối loạn về nhận thức và hành vi.
Thời tiết lạnh giá nhưng NCT cũng có thể tắm, rửa bằng nước ấm trong buồng tắm kín gió; tắm xong phải lau khô người và nhanh chóng mặc quần áo thật ấm. Những trường hợp có bệnh về tim mạch, tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen suyễn, bệnh xương khớp, những ngày nhiệt độ giảm xuống thấp nên hạn chế tắm, chỉ nên lau người và rửa tay, chân bằng nước ấm. Cần vệ sinh họng, miệng hằng ngày bằng cách đánh răng đều đặn sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy, súc họng bằng nước muối nhạt, tốt nhất là dùng loại nước muối sinh lý có bán sẵn ở các quầy dược phẩm.
Những trường hợp dùng răng giả cần vệ sinh răng giả thật sạch sẽ không để bám dính nhiều cặn, thức ăn làm tăng nguy cơ bội nhiễm vi sinh vật. Cần bỏ thuốc lá, thuốc lào nhất là những người cao tuổi đã bị các bệnh đường hô hấp mãn tính Cần ăn, uống đủ lượng và chất, tránh bỏ bữa. Thức ăn, nước uống cần nóng và tránh dùng các loại có tính chất kích thích như: rượu, bia, cà phê.
Các tác hại nghiêm trọng của muối ăn Muối là loại gia vị phổ biến trong bữa cơm gia đình Việt nhưng nó lại tiềm tàng bao nguy cơ gây hại đến sức khoẻ con người. Muối là thực phẩm vô cùng quý giá và có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe và sự sống. Hàng ngày, thông qua các hoạt động của cơ thể nên lượng...