Người Việt mất 10 năm ốm đau, bệnh tật khi về già
Dù tuổi thọ trung bình thuộc hàng cao, nhưng số năm sống khoẻ mạnh của người Việt lại thấp. Theo báo cáo trung bình mỗi người cao tuổi ở nước ta mắc ít nhất 3 bệnh mãn tính.
Người cao tuổi Việt Nam có tới 10 năm sống không khoẻ
Năm 2011, khi Việt Nam bước vào giai đoạn già hóa, số người trên 60 tuổi chiếm 9,9%. Năm 2018, con số này tăng lên thành 11,9%. Chúng ta cũng là một trong những nước có tốc độ già hoá nhanh nhất thế giới.
Dự báo, Việt Nam sẽ trở thành nước có dân số già vào năm 2038 với tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên đạt trên 20%. Đến năm 2049, tỷ lệ người cao tuổi sẽ chiếm khoảng 25% dân số, tức là cứ 4 người dân có một người cao tuổi.
Với người cao tuổi, tuổi thọ tăng kéo theo gánh nặng bệnh tật. Sức khỏe người cao tuổi Việt Nam còn nhiều hạn chế. Tuổi thọ trung bình cao (73,5 tuổi) nhưng số năm sống khỏe mạnh chỉ khoảng 64 tuổi. Nghĩa là người già Việt Nam có tới gần 10 năm sống “không khoẻ”. 96% người mang gánh nặng bệnh tật kép, chủ yếu là bệnh mạn tính không lây nhiễm.
Theo điều tra, có 67,2% người cao tuổi có tình trạng sức khỏe yếu và rất yếu, nhiều người mắc bệnh nan y. Khoảng 95% người cao tuổi có bệnh, chủ yếu là bệnh mãn tính không lây nhiễm như tăng huyết áp, tiểu đường, ung thư, bệnh hô hấp, thoái hoá khớp, đột quỵ, loãng xương, sa sút trí tuệ….
Trung bình một người cao tuổi Việt Nam mắc 3 bệnh, họ cần nhiều thời gian điều trị hay thậm chí phải điều trị suốt đời. Một số nghiên cứu của Bệnh viện Lão khoa Trung ương còn cho con số giật mình hơn: Trung bình một người cao tuổi thường mắc 6,9 loại bệnh, chủ yếu là các bệnh mạn tính, như: Tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư, xương khớp…
Người cao tuổi ở Việt Nam thường mắc nhiều bệnh cùng lúc, chủ yếu là bệnh mãn tính không lây nhiễm như tăng huyết áp, tiểu đường… Ảnh minh hoạ
Hệ thống chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi Việt Nam đang rất thiếu trong khi nhu cầu ngày càng tăng. Ông Nguyễn Trung Anh, Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho rằng, việc thiếu các bệnh viện lão khoa ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.
Khi người cao tuổi bị ốm, họ thường không chỉ bị một bệnh, mà có tới 5-6 bệnh kèm theo. Hiện tại, bác sĩ chuyên khoa lão, điều dưỡng lão khoa đều thiếu. Thậm chí, thiếu cả người hỗ trợ, chăm sóc điều trị, nên việc chăm sóc người cao tuổi vẫn chủ yếu dựa vào người nhà bệnh nhân.
Bên cạnh đó, tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu còn thiếu các dịch vụ quản lý bệnh mạn tính và chăm sóc dài hạn cho đối tượng này, là nguyên nhân chính làm cho tỷ lệ phát hiện và điều trị bệnh ở mức rất thấp. Số liệu toàn quốc cho thấy trong số người cao tuổi đang quản lý điều trị thì chỉ có 9% bệnh nhân tăng huyết áp và dưới 6% bệnh nhân đái tháo đường là được cấp thuốc tại trạm y tế xã, còn lại hầu hết phải đi lên cơ sở y tế tuyến trên để khám và lĩnh thuốc định kỳ.
Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi từ tuyến y tế cơ sở
Video đang HOT
Hiện nay, Bộ Y tế đang nỗ lực trong việc hoàn thiện các cơ chế chính sách và nâng cao năng lực cho tuyến y tế cơ sở để dự phòng và quản lý các bệnh không lây nhiễm phù hợp với giai đoạn dân số già và gánh nặng bệnh tật ở người cao tuổi.
Các Chương trình, Chiến lược, kế hoạch, hành động quốc gia về dân số, dinh dưỡng, phòng chống bệnh không lây nhiễm được ban hành trong thời gian gần đây đều nhấn mạnh vai trò của “phòng” hơn là “chống” lão hoá.
Theo các khuyến nghị từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), can thiệp dinh dưỡng và hoạt động thể lực đều đặn với cường độ hợp lý được coi là phương pháp tiếp cận thực tế, hiệu quả để chống viêm và làm chậm quá trình lão hóa. Công thức cho “lão hóa khỏe mạnh” phải liên quan đến cả chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống năng động về thể chất.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Sức khoẻ Việt Nam trong đó đặt mục tiêu 100% trạm y tế các xã/phường triển khai chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng vào năm 2025.
Để thực hiện những mục tiêu này, Chương trình đề ra các giải pháp về quản lý chỉ đạo, thực thi chính sách và phối hợp liên ngành.
Chương trình cũng nêu rõ, ngành Y tế cần truyền thông hướng dẫn người dân phòng chống yếu tố nguy cơ, phát hiện sớm dấu hiệu bệnh cũng như hướng dẫn tự tuân thủ điều trị cho người dân;
Đồng thời xây dựng và cung cấp các hướng dẫn chuyên môn, tăng cường đào tạo tập huấn về chăm sóc người cao tuổi kết hợp quản lý bệnh mạn tính tại cộng đồng cho cán bộ y tế tuyến cơ sở và cho người chăm sóc; Triển khai chăm sóc dài hạn lồng ghép quản lý bệnh không lây nhiễm cho người cao tuổi tại gia đình và cộng đồng;
Xây dựng các gói dịch vụ y tế cơ bản về bệnh mạn tính và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi phù hợp với khả năng chi trả của quỹ bảo hiểm y tế và khả năng của ngân sách nhà nước; Thực hiện quản lý sức khỏe và kiểm tra sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi, bảo đảm mỗi người cao tuổi được định kỳ kiểm tra huyết áp, xét nghiệm đường máu và các chỉ số cơ bản khác.
M. Thanh
Theo vietnamnet
Người Việt lười vận động và những mối nguy sức khoẻ nhìn thấy trước mắt
Việt Nam là một trong 10 nước có tỷ lệ người dân lười vận động nhất thế giới. Thiếu vận động thể lực là một trong những yếu tố nguy cơ gây các bệnh không lây nhiễm như tăng huyết áp, tiểu đường, ung thư...
Tăng cường vận động thể lực sẽ làm thay đổi cuộc sống của bạn.
Gần 30% dân số thiếu vận động thể lực
Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc năm 2019 công bố thông tin Việt Nam là một trong 10 đất nước có tỷ lệ người dân lười vận động nhất thế giới. Tố chất thể lực, sức bền và sức mạnh của thanh niên Việt Nam được xếp vào mức kém so với chuẩn.
Còn theo số liệu nghiên cứu của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho thấy có tới 30% người trưởng thành thiếu vận động thể lực theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới - WHO (có hoạt động thể lực cường độ trung bình ít nhất 30 phút mỗi ngày, 150 phút 1 tuần).
Ngoài ra, nghiên cứu từ Viện Dinh dưỡng, trung bình người Việt Nam đi bộ 3.600 bước một ngày, giới văn phòng chỉ 600 bước trong khi khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới là 10.000 bước.
TS Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, con số khoảng gần 30% dân số thiếu hoạt động thể lực, kèm theo thói quen ăn muối quá nhiều, ăn rau xanh quá ít, ăn nhiều đồ ăn nhanh... là một trong những căn nguyên làm gia tăng các bệnh không lây nhiễm tại như béo phì, tiểu đường, huyết áp... tại Việt Nam.
Cùng với đó, sự gia tăng của tình trạng thừa cân, béo phì ở cả hai giới là trên 15,6%, tăng hơn gần 3% so với kết quả điều tra năm 2010. Trong đó, thừa cân béo phì ở thành thị là 21,3%, vùng nông thôn là 12,6%.
Không chỉ người lớn, trẻ nhỏ ở Việt Nam cũng thiếu hoạt động thể lực. Khảo sát của Viện Dinh dưỡng Quốc gia về mức độ hoạt động thể lực của học sinh tiểu học và THCS ở Hà Nội, TP HCM cho thấy 39% học sinh tiểu học và 46% học sinh THCS được xếp vào nhóm ít hoạt động.
Thiếu hoạt động thể lực được xác định là yếu tố nguy cơ đứng hàng thứ tư của tử vong, gây mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường và một số loại ung thư. Tại Việt Nam, báo cáo điều tra quốc gia STEPS năm 2015 cho thấy cứ 5 người trưởng thành Việt Nam thì có 1 người bị tăng huyết áp, cứ 20 người thì có một người bị đái tháo đường. Như vậy ước tính hiện nay Việt Nam có khoảng 12,5 triệu người tăng huyết áp, khoảng 3,5 triệu người đái tháo đường.
Số liệu của Tổ chức Y tế thế giới công bố năm 2016, cho thấy bệnh tim mạch là căn nguyên gây ra 31% ca tử vong, có gần 22.000 người chết do các nguyên nhân có liên quan đến đái tháo đường, tương đương với khoảng 60 ca tử vong/ngày.
Hãy tập thể dục mỗi ngày để đẩy lùi bệnh tật
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong lễ phát động hưởng ứng Chương trình Sức khoẻ Việt, đã kêu gọi người dân tăng cường vận động, đi bộ, đi xe đạp, tập thể dục, thể thao. Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia và có chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
"Mỗi người dân hãy chủ động bảo vệ, tăng cường sức khỏe của mình. Mỗi người dân mạnh khỏe, tức là cả nước mạnh khỏe", Thủ tướng nói.
PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia, khẳng định vận động thể lực đúng cách giúp phòng ngừa và tăng hiệu quả điều trị các bệnh không lây nhiễm, trong đó có bệnh lý tim mạch, bởi vận động giảm mỡ máu, giảm dung nạp đường huyết, tăng sức chịu đựng của cơ tim...
Để tăng cường vận động thể lực phòng chống các bệnh không lây nhiễm, Bộ Y tế kêu gọi người dân, đặc biệt là cán bộ, công chức, người lao động dành 3 phút tập thể dục trong các cuộc họp và giờ làm việc để giảm nguy cơ mắc và tử vong do bệnh không lây nhiễm.
Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị trong ngành Y vận động cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hưởng ứng tích cực việc thực hiện vận động thể lực dưới hình thức đi bộ 10.000 bước chân mỗi ngày hoặc tập thể dục thể thao tối thiểu 30 phút mỗi ngày.
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết cơ quan này đang phối hợp các cục, vụ, đơn vị để làm các mô hình giáo dục tăng cường vận động thể lực, bài giảng, mô hình các câu lạc bộ sức khoẻ, cung cấp thiết bị, hướng dẫn... nhằm vận động, kêu gọi người dân tăng cường tập thể dục.
Các chuyên gia tim mạch trên thế giới cũng khuyến cáo nên vận động hàng ngày 30-60 phút. Đi bộ nhanh, bơi, tập aerobic (cường độ vừa phải), tập yoga là những hoạt động tốt cho tim mạch. Theo TS Hùng, đi bộ nhanh là một trong những phương pháp tập luyện tốt nhất cho tim mạch. Khi đi bộ, từ bắp chân, mông đến toàn bộ cơ thể đều được vận động, sẽ rất lợi cho hệ tim mạch.
Tuy nhiên, vị chuyên gia này lưu ý đừng đi bộ "nhàn nhã" như đi dạo với một người bạn vì nó sẽ mang hiệu quả thấp. Vận động phải đạt cường độ vừa đến mạnh như nói ở trên thì mới tốt cho tim mạch. Còn đi bộ "nhàn nhã" chỉ mang tính thư giãn.
Với lứa tuổi học sinh, các chuyên gia khuyên cần vận động ít nhất 60 phút mỗi ngày. Theo khuyến cáo, cha mẹ hãy kiên trì từng chút một cho quá trình luyện tập của con, đầu tiên chỉ 5-10 phút đạp xe, đi bộ rồi tăng dần theo từng ngày, đạt mức 60 phút mỗi ngày tập luyện đều đặn là rất lý tưởng.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Sức khỏe Việt Nam với mục tiêu từ năm 2018 - 2030 sẽ tập trung vào 11 lĩnh vực, trong đó tập trung nâng cao sức khỏe, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động thể lực.
Theo đó hỗ trợ người dân tăng cường vận động thể lực theo khuyến cáo, bằng cách phát động phong trào 10.000 bước chân mỗi ngày để vận động, khuyến khích, hỗ trợ người dân tham gia và duy trì thói quen vận động thể lực bằng hình thức đi bộ.
Huy động, cung cấp, tạo điều kiện cho người dân có đường đi bộ an toàn, thân thiện, tiếp cận sử dụng không gian cộng cộng, cơ sở luyện tập thể dục...
Tổ chức các chương trình, mô hình vận động thể lực tại cộng đồng dân cư gắn với các sinh hoạt cộng đồng... Tổ chức hình thức vận động thể lực, thể dục giữa giờ phù hợp cho người lao động tại nơi làm việc, đặc biệt cho người làm việc văn phòng.
Với học sinh, sinh viên tổ chức tốt các chương trình giáo dục thể chất trong trường học, tổ chức đa dạng các loại hình vận động thể lực ngoại khóa, tăng cường vận động thông qua các hoạt động vui chơi, giải trí... bảo đảm mỗi học sinh được vận động thể lực tối thiểu 60 phút một ngày.
Theo giaoducthoidai
Những ai tuyệt đối không nên ăn cá kẻo "hối không kịp"? Cá là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, vitamin, protein, DHA... rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Hà Nội, những người mắc các bệnh sau không nên ăn nhiều cá. Người mắc bệnh gout Cá rất giàu purine, khi vào cơ thể nó sẽ phân giải thành axit uric. Do vậy, nếu ăn...