Người Việt được chọn là nhà kinh tế trẻ xuất sắc thế giới
Giáo sư Nguyễn Đức Khương (hiện giảng dạy ở Pháp) vừa được dự án nghiên cứu kinh tế học RePEc xếp thứ 7 trong số 200 nhà kinh tế trẻ xuất sắc của thế giới.
Danh sách 200 nhà kinh tế trẻ này được chọn ra từ 18.625 nhà nghiên cứu kinh thế giới có ấn phẩm khoa học, mọi thể loại, xuất bản từ 10 năm trở lại đây.
Trong số 10 người đầu tiên của danh sách, có mặt các học giả từ những trường như Chicago, MIT, Yale, Wharton School of Business (Mỹ), Toulouse School of Economics (Pháp)…
So với năm 2015, cũng trong bảng xếp hạng này, TS Khương tăng thêm 5 bậc (từ vị trí 12 lên số 7).
Nhà kinh tế Nguyễn Đức Khương hiện là giáo sư ngành Tài chính, Phó giám đốc hợp tác khoa học quốc tế và nghiên cứu, Trưởng khoa Kinh tế – Tài chính, Học viện Quản lý và Quản trị Kinh doanh Paris (IPAG Business School), Pháp.
Giáo sư Nguyễn Đức Khương .
Anh cũng là cộng tác viên giảng dạy, nghiên cứu tại Đại học Sorbonne, Pháp, và nhiều đại học trên thế giới tại Anh, Ba Lan, Tây Ban Nha..
Giáo sư Nguyễn Đức Khương có học vị tiến sĩ khoa học quản lý, chuyên ngành Tài chính năm 2005; trước đó tốt nghiệp thủ khoa Đại học Thương mại (năm 2000).
Anh tham gia ban biên tập nhiều tạp chí chuyên ngành về kinh tế – tài chính và tổ chức nhiều hội thảo quốc tế.
Giáo sư Khương cũng là thành viên của nhóm tư vấn điều phối tài chính Châu Á (Asian Shadow Financial Regulatory Committee), tư vấn cho nhiều chính phủ ở Châu Á như Nhật, Hàn Quốc, Philippines.
Video đang HOT
TS Khương có 3 năm làm chủ tịch Hội Tài chính người Việt trên toàn thế giới (từ năm 2012) và hiện là Chủ tịch Hội Khoa học và Chuyên gia tại Pháp (AVSE); tham gia các hợp tác đa ngành Pháp – Việt (Kinh tế, tài chính, xây dựng…), tổ chức nhiều hội thảo, khóa đào tạo, làm nghiên cứu chuyên ngành liên quan đến Việt Nam.
RePEc xếp hạng các tổ chức nghiên cứu, trường đại học và các nhà nghiên cứu về kinh tế trên thế giới, có đăng ký vào cơ sở dữ liệu của RePEC.
Việc xếp hạng căn cứ nhiều chỉ tiêu khác nhau. Có khoảng 30 chỉ tiêu để xét chọn các nhà nghiên cứu, ví dụ số lượng bài, số lần được các bài báo và tạp chí khoa học khác trích dẫn, mức độ ảnh hưởng…
Dự án nghiên cứu kinh tế học RePEc (Research Papers in Economics) là nỗ lực hợp tác của hàng trăm tình nguyện viên tới từ 82 quốc gia trên thế giới, nhằm tăng cường phổ biến nghiên cứu về kinh tế học và các ngành khoa học liên quan.
Các tài liệu, sách báo và phần mềm được thu thập và duy trì bởi các tình nguyện viên được phục vụ cho nhiều mục đích nghiên cứu khác nhau.
Theo Hạ Anh/VietNamNet
Giá dầu xuống 30 USD/thùng và tương lai u ám của Nga
Bên cạnh tác động từ các lệnh cấm vận của phương Tây, căng thẳng địa chính trị gia tăng, giá dầu là một trong những yếu tố quan trọng tác động tới "sức khỏe" của nền kinh tế Nga.
Hiện tại, giá dầu sắp đánh dấu tháng giảm mạnh nhất kể từ tháng 7/2015 khi Iran cho biết, theo quốc gia này, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sẽ không cắt giảm sản lượng mục tiêu tại cuộc họp diễn ra tuần này.
Giá dầu trung bình luôn ở mức dưới 50 USD/thùng trong 4 tháng qua, khoảng thời gian dài nhất kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Theo các chuyên gia kinh tế, đối với Nga, mức giá 30 USD/thùng có thể xảy ra trong thời gian tới sẽ là một cú sốc khiến kinh tế Nga khó lòng trụ vững.
Theo một khảo sát của Bloomberg, 63% các chuyên gia trả lời cho rằng, mức giá dầu hiện tại đã đẩy kinh tế Nga vào tình thế đáng báo động. Việc giá dầu thấp hơn nữa trong năm tới sẽ là rủi ro lớn nhất đối với Nga.
"Nếu giá dầu xuống thấp hơn nữa và duy trì ở mức đó trong thời gian dài, việc tài chính và sự bình ổn của kinh tế Nga chịu tổn thương là điều không phải bàn cãi", Sergey Narkevich, chiến lược gia tại PAO Promsvyazbank tại Moscow cho biết.
giá dầu thấp là rủi ro lớn nhất đối với kinh tế Nga, bên cạnh xung đột địa chính trị và mối lo ngại về ngân sách và lĩnh vực ngân hàng
Sự "kiên định" của OPEC
Ngày 4/12 sắp tới, OEPC sẽ tiến hành phiên họp cuối cùng trong năm để xác định mức mục tiêu sản lượng cuối năm 2015 và đầu năm mới. Theo Iran cũng như các chuyên gia kinh tế, OPEC sẽ không nhường bước trong chiến lược giữ vững thị phần của mình.
Đối với Nga, mức giá 30 USD/thùng có thể xảy ra trong thời gian tới sẽ là một cú sốc khiến kinh tế Nga khó lòng trụ vững
Giá dầu thấp hoặc thấp hơn nữa vẫn là "rủi ro chính đối với kinh tế Nga, bất chấp việc nền kinh tế quốc gia này đã có sự thích nghi với việc giá dầu giảm mạnh trong năm 2015. Từ rủi ro này sẽ dẫn tới việc đồng ruble ngày càng suy yếu, lạm phát cao hơn nữa và vấn đề thâm hụt ngân sách trầm trọng hơn", Andreas Schwabe, nhà kinh tế học tại Raiffeisen Bank International AG tại Vienna cho biết.
Giá dầu về mức 30 USD/thùng?
Nga đã học cách sống sốt với giá dầu gần 40 USD/thùng trong thời gian qua, tuy nhiên mức 30 USD/thùng là một cú sốc không dễ chống đỡ.
Theo Ngân hàng Trung ương Nga, trong điều kiện giá dầu thô xuống dưới 40 USD/thùng kể từ năm 2016 - 2018, nền kinh tế nước này sẽ giảm 5% hoặc hơn nữa trong năm tới và giá cả sẽ tăng từ 7% tới 9%, khiến lạm phát gia tăng và tài chính bất ổn.
Trong năm nay, GDP của Nga sẽ giảm 3,9% tới 4,4% và có thể giảm thêm 1% trong năm tới nếu giá dầu ở mức 50 USD/thùng, theo dự báo của Ngân hàng Trung ương.
"Việc giá dầu sụp đổ lần thứ hai, có thể xuống mức 30 USD/thùng sẽ khiến dòng tiền tháo chạy khỏi Nga và tạo áp lực lớn lên nền kinh tế nước này", Nerijus Maciulis, nhà kinh tế trưởng tại Swedbank AB cho biết.
Thực tế, giá dầu về mức 30 USD/thùng chưa phải là viễn cảnh tồi tệ nhất. Trong một báo cáo được công bố ngày 18/11, Goldman Sachs Group Inc cho biết, việc mùa đông không lạnh như mọi năm khiến nhu cầu tiêu thụ khí đốt tại châu Âu nói riêng và nhiều nơi trên thế giới xuống thấp hơn nữa, giá dầu thô có thể giảm xuống còn 20 USD/thùng.
Các lệnh cấm vận
56% các nhà kinh tế học tham gia khảo sát cho rằng Liên minh châu Âu sẽ nới lỏng các lệnh trừng phạt đang áp dụng lên Nga trong 12 tháng tới, tăng so với 34% trong khảo sát gần đây nhất vào tháng Tám. 20% chuyên gia dự báo Mỹ sẽ bắt đầu nới lỏng lệnh cấm vận ngay đầu năm 2016, so với chỉ 3% trong tháng trước.
"GDP của Nga chỉ có thể tăng trưởng trở lại nếu các lệnh cấm vận dần được gỡ bỏ. Tuy nhiên, vẫn có khả năng các lệnh cấm vận không bị gỡ bỏ, đồng nghĩa với việc kinh tế Nga chịu tổn thương trong thời gian kéo dài hơn nữa", Wolf-Fabian Hungerlang, nhà kinh tế hoạc tại Berenberg Bank (Đức) cho biết.
Đồng ruble
Đồng ruble đã giảm 32% giá trị so với đồng USD kể từ khi Ngân hàng Trung ương Nga quyết định thả nổi đồng tiền vào tháng 11/2014.
Việc đồng ruble không ngừng yếu đi trong mùa hè vừa qua đã buộc giới chức nước này tạm dừng các biện pháp nới lỏng tiền tệ trong tháng 9 và tháng 10, sau 5 lần hạ lãi suất kể từ đầu năm.
Lam Phong (Theo Bloomberg)
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Giải Nobel Kinh tế 2015 có chủ mới Theo New York Times, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển vừa công bố chủ nhân của giải Nobel Kinh tế học 2015 thuộc về nhà khoa học người Scotland Angus Deaton, đồng thời là giáo sư ĐH Princeton (Mỹ) vì "những nghiên cứu về tiêu dùng, nghèo đói và phúc lợi xã hội" của ông. Đây là giải thưởng cuối...