Người Việt bán hàng trên Amazon vượt doanh số 1 triệu USD, tăng 3 lần năm 2020
Trả lời tờ Nikkei Asia, đại diện Amazon cho biết số lượng nhà cung ứng tại Việt Nam đạt doanh số xuất khẩu trên 1 triệu USD đã tăng gấp ba lần trong năm 2020.
Các thương gia trên Amazon tận dụng nhu cầu chi tiêu gia tăng của khách hàng nước ngoài trong đại dịch.
Tập trung vào Việt Nam là một phần trong chiến lược tiếp cận các nhà cung ứng châu Á của Amazon. Theo Nikkei, chiến lược bắt đầu cho quả ngọt. Amazon cho biết số lượng nhà cung ứng tại Việt Nam đạt doanh số xuất khẩu trên 1 triệu USD đã tăng gấp ba lần trong năm 2020. Nguyên nhân là khách hàng nước ngoài tăng cường mua sắm cho gia đình và làm mới tủ quần áo trong dịch Covid-19. Các mặt hàng có nhu cầu cao là công cụ, đồ làm bếp, đồ thủ công, đồ dùng gia đình và may mặc.
Gijae Seong, Giám đốc Amazon Global Selling tại Việt Nam, nhận xét các thương gia Việt Nam đã làm phong phú danh mục hàng hóa toàn cầu cho hãng.
Thương mại điện tử giúp nhiều doanh nghiệp Việt Nam có thể vận chuyển những hàng hóa như đèn, ghế… trực tiếp đến khách hàng nước ngoài, một xu hướng mà Amazon đang thúc đẩy. Amazon Global Selling mở một văn phòng tại Hà Nội để đào tạo các nhà cung ứng, bên cạnh chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo ông Seong, các công ty có lợi thế cạnh tranh khi sản xuất tại Việt Nam. Khách hàng Mỹ trong thời gian phong tỏa đã đặt nhiều hàng hóa sản xuất tại Việt Nam để phục vụ nhu cầu làm việc, giải trí từ xa.
Amazon Global Selling đưa nhiều thương gia nước ngoài lên sàn Amazon, tương tự những gì Alibaba làm trước đó. Theo doanh nhân Hieu Dinh, đây là điều dễ hiểu vì nếu đưa được nhiều nhà cung ứng lên nền tảng, mức giá sẽ giảm và thu hút được nhiều khách hàng hơn. Nó tạo ra một “vòng tăng trưởng thuận”, khi nhiều người mua thu hút nhiều người bán và ngược lại.
Theo Amazon, Covid-19 giúp doanh nghiệp Việt cởi mở hơn với kinh doanh qua Internet. Nghiên cứu của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam chỉ ra 22% doanh nghiệp sử dụng các sàn thương mại điện tử trong năm 2020, tăng từ 13% năm 2015.
Amazon và Alibaba đều tổ chức các khóa đào tạo cho hàng trăm công ty trên cả nước, hướng dẫn họ từ cách niêm yết hàng hóa đến đăng ký nhãn hiệu, vận chuyển qua trung tâm fulfillment. Tại Việt Nam, Alibaba cạnh tranh với Shopee và Tiki thông qua công ty con Lazada.
Đi tìm chàng trai mua 'bò vàng' bằng Bitcoin 8 năm trước
Jay là một trong số ít người tiên phong từng tạo ra sự châm biếm khi mua cả một chiếc siêu xe Lamborghini (hay còn gọi là 'bò vàng') bằng tiền ảo.
Khi Bitcoin lần đầu phá mốc 1.000 USD vào tháng 12/2013, cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Alan Greenspan đã ám chỉ rằng Bitcoin chẳng thể mua nổi thứ gì đó có giá trị.
Đó là khi anh chàng Jay (tên nhân vật đã được thay đổi), ở tuổi ngoài 30, bỏ ra 217 Bitcoin để mua chiếc xế hộp hạng sang Lamborghini, mà vẫn được gọi dân dã là 'bò vàng' vì logo của hãng này có biểu tượng chú bò tót màu vàng.
Video đang HOT
Jay tung bằng chứng lên diễn đàn ẩn danh 4chan và bị dân tình cười chê, trở thành nguồn gốc ra đời của hàng loạt bức ảnh chế khác.
Là một người đi tiên phong, Jay bắt đầu đào Bitcoin từ năm 2010. Dù thu nhập thấp tại Đông Nam Á, anh vẫn có thể lắp một dàn 20 card màn hình với tiền điện đắt gấp 6 lần tiền thuê nhà.
"Tôi lúc đó rất nghèo, tôi kiếm 8.500 USD mỗi năm nhưng phải gửi về cho gia đình và nuôi con. Tôi có kinh doanh và tiết kiệm được một khoản nhưng việc học đại học và lấy vợ làm tôi trắng tay", anh hồi tưởng.
Bằng chứng mua Lamborghini bằng Bitcoin được Jay đưa lên mạng năm đó.
Ngày nay, Jay sống trong một thành phố nhỏ dưới 100.000 dân ở Đông Nam Á với vợ, ba con và nuôi ba chú chó, một trong số đó được huấn luyện kỹ càng để bảo vệ chủ nhân của nó.
Nơi ở hiện tại của anh gồm hai căn nhà nằm trên hai con phố, kết nối kín đáo ở giữa tạo nên mặt tiền bề thế. Trong khi garage trước mặt để những chiếc xe bình thường, đằng sau chính là nơi đỗ chiếc Lamborghini mua bằng Bitcoin trong truyền thuyết.
Lo lắng giàu sang
Vận may của Jay là sở hữu đồng vàng chứa 1.000 Bitcoin mà chỉ có một vài đồng tồn tại trên thế giới với giá 5.000 USD vào ngày đó. Giờ đây, nó là đồng xu đắt giá nhất thế giới với giá trị lúc lập đỉnh lên tới 64 triệu USD cộng thêm vài triệu USD tiền bảo hiểm.
Giá trị thực sự của đồng vàng Bitcoin là khóa riêng tư nằm bên dưới kết nối với tài khoản bí mật chứa 1.000 Bitcoin, mà nó giống như một tờ séc có thể đến bất kỳ đâu rút lấy tiền mặt để tiêu xài.
Sống trong một đất nước mà khoảng cách chênh lệch giàu nghèo là rất lớn, Jay phải dùng tiền để bảo vệ cho gia đình của mình.
Rất khó để anh gạt lo lắng sang một bên. Vào buổi tối khi dùng bữa với người viết, Jay đột nhiên cảm thấy bất an với một chiếc xe lạ đậu gần chiếc Lamborghini của anh. "Nó đã đậu ở đó hơn 30 giây, có thể chỉ là ngắm xe, nhưng nếu không phải thì sao?"
Điểm khởi đầu
Jay có một tuổi thơ bình thường trong một gia đình trung lưu ở Mỹ. Tiền bạc đôi lúc có khó khăn nhưng vẫn đủ trang trải cho việc học hành của anh.
Jay bắt đầu làm thuê từ năm 12 tuổi trong nhà kho. Dù việc này là không hợp pháp ở Mỹ, anh vẫn cảm thấy hài lòng khi được tiếp xúc với công việc khi còn rất nhỏ.
Sau trung học, Jay ghi danh vào một trường đại học gần nhà để học về quan hệ quốc tế và khoa học máy tính. Tuy nhiên, anh nhớ lại ở trường chẳng dạy được cho mình điều gì ngoài việc trở thành nô lệ làm công ăn lương.
Jay là một trong số ít những người sở hữu đồng vàng Bitcoin chứa 1.000 Bitcoin.
Khi học về tiền bạc, anh cảm thấy tiền pháp định chẳng là gì ngoài việc tạo ra nợ nần. Jay bỏ học để startup bán sách, mà sau đó anh bán công ty rồi cuối cùng được Amazon mua lại.
Jay dùng tiền đi du lịch khắp thế giới, đầu tiên là đến Mông Cổ sau đó là Kazakhstan. Anh cùng một nhóm bạn sống đời du mục bằng cách huấn luyện đại bàng và săn sói. Anh đã nghe về Đông Nam Á và ghi nhớ những địa danh nơi đây. Khi hết tiền, anh đành về Mỹ và kiếm lời từ các hợp đồng tương lai của dầu mỏ.
"Khi thảm họa sóng thần ập vào Đông Nam Á vào ngày lễ tặng quà năm 2004, tôi nhận ra việc mình ngồi đây làm những điều nhảm nhí thật tệ hại và đã lên máy bay đến đó để giúp đỡ mọi người", anh kể.
Jay quyết định ở lại Đông Nam Á và ghi danh học quản trị kinh doanh ở một trường đại học bản địa. Những năm sau khi tốt nghiệp và gặp khó khăn về tài chính, anh biết đến sách trắng Bitcoin năm 2010 nhờ nằm trong danh sách nhận thư Cypherpunks, vốn là nơi nhà sáng lập Satoshi Nakamoto gửi mail trao đổi qua lại.
Jay cũng đọc một cuốn sách về mật mã học trước đó nhưng anh nghĩ có rất ít khả năng để Bitcoin trở thành đồng tiền phổ biến thế giới.
Điểm thu hút nhất của dự án khi đó không phải vấn đề tiền bạc, mà là không chịu sự kiểm duyệt. Anh nhớ rằng có ai đó đã đưa những câu trong Kinh thánh vào chuỗi khối từ rất sớm, nó tồn tại mãi mãi và không thể bị xóa bỏ. Với Bitcoin, ai cũng có thể tự do viết lên bức tường vĩnh cửu.
Diễn đàn của giới Bitcoin
Diễn đàn Bitcointalk là nơi thu hút rất nhiều người cùng sở thích vào những năm đầu thập niên 2010, thời điểm mà Jay nhớ lại rằng ai cũng có thể có những ý tưởng ngẫu nhiên.
Một trong những ý tưởng vào những ngày đầu đó là việc phát hành lại tiền ảo sau 2-5 năm không hoạt động tại một địa chỉ ví nào đó, trong khi một ý tưởng khác cho rằng phần thưởng đào coin có thể được điều chỉnh dựa trên nhu cầu cá nhân hoặc thu nhập quốc gia. Vì chưa có giá trị nào khi đó nên mọi ý tưởng về Bitcoin đều dễ dàng được đưa ra mà không sợ bị bàn lùi.
Anh ăn mừng Bitcoin phá mốc 100 USD vào 1/4/2013.
Jay thực sự đau đầu với những bài viết dài toàn chữ lúc đó và không thực sự hiểu chuyện gì đang xảy ra. Anh thấy một nhóm những người đam mê cháy bỏng với dự án này, trong khi một vài người rời đi lại có thêm vài người mới đến. Văn hóa trao đổi tuy nhiên càng ngày càng độc hại hơn.
Một trong những lý do đầu tiên dẫn tới sự độc hại này theo anh nhớ lại là văn hóa miền Tây hoang dã hình thành ở thời đại cơn sốt đào Bitcoin. Anh phải có thêm các quản trị viên quản lý vấn đề ngôn ngữ giữa các thành viên.
Ngược lại, cộng đồng Ethereum lại khá thân thiện ở thời điểm đó, phần lớn do công lao của Vitalik Buterin trong vai trò lãnh đạo. Buterin từng mời Jay tham gia dự án nhưng anh không ấn tượng lắm.
"Tôi từng nói với Vitalik qua Skype rằng Ethereum sẽ thất bại vì nó quá tập trung hóa", anh nhớ lại.
Bất chấp những quan ngại, Jay vẫn sở hữu một ít Ethereum và không phải người cuồng tín Bitcoin như những người khai sáng cùng thời.
Dự đoán tương lai
Là một người đã có tuổi, hơn một thập kỷ lăn lộn với Bitcoin, Jay tỏ ra thận trọng với những sự phát triển mới, anh coi DeFI (tài chính phi tập trung) chắc chắn là một sự rủi ro do một số lãnh đạo dự án nắm quá nhiều quyền kiểm soát quỹ.
Anh cũng có quan điểm tương tự với NFT (tác phẩm số), tuyên bố "99% trong số đó sẽ trở thành rác, nhưng có một số ít có thể trở thành kinh điển".
Như nhiều người đã về vạch đích, Jay có mọi thứ mình mơ ước và không biết chính xác mình sẽ phải làm gì tiếp theo, vì anh cảm thấy mình có đủ tiền trang trải cho bốn thế hệ nữa. Một điều chắc chắn, anh không muốn nổi tiếng. "Tôi không thực sự muốn lên báo, nhưng tôi nghĩ tất cả đều công bằng và câu chuyện đời mình nên được kể ra", anh nói.
Nghe cựu nhân viên so sánh quy trình tuyển dụng, quản lý, phúc lợi, văn hóa cho đến sa thải giữa 2 ông lớn Google và Amazon? Được làm việc ở một trong hai công ty công nghệ lớn nhất thế giới như Amazon hay Google thì bạn sẽ có cảm giác như thế nào? Một cựu nhân viên đã kể lại tất cả. Google và Amazon là hai trong số những công ty lớn nhất và có ảnh hưởng nhất hiện nay. Nhưng nếu xét về khía cạnh văn...