Người Việt ăn mặn gấp đôi khuyến nghị của WHO
Trung bình một người Việt Nam trưởng thành tiêu thụ 9,4 g muối mỗi ngày, gấp hai lần so khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới.
Ăn quá 5 g muối mỗi ngày sẽ làm tăng trương lực thành mạch, ứ nước trong tế bào, tăng sức cản ngoại vi gây tăng huyết áp, Phó giáo sư Phạm Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch hội Tim mạch học Việt Nam, cho biết tại hội nghị y khoa Việt – Pháp ngày 15/6 ở Hà Nội.
Muối (NaCl), được cấu thành từ hai nguyên tố hóa học là Natri và Chlorua. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, một thìa 5 g muối chứa khoảng 2.000 mg natri, tương đương với lượng muối chỉ nên dùng trong ngày với một người trưởng thành. Trẻ nhỏ dưới một tuổi, lượng muối được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo dưới 1,5 g và trẻ sơ sinh ăn dưới 0,3 g muối.
Trong khẩu phần ăn hàng ngày, lượng natri có hai nguồn gốc: từ tự nhiên có trong thực phẩm và chủ yếu từ việc bổ sung thêm muối cùng các gia vị mặn khi chế biến, chấm thức ăn. Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, 81% lượng muối tiêu thụ hàng ngày tại nước ta chủ yếu là từ muối và các gia vị trong quá trình chế biến, nấu nướng và khi ăn. 11% muối từ thực phẩm chế biến sẵn, trong thực phẩm tự nhiên chỉ chiếm 7%. Bột canh và nước mắm là nguồn chính cung cấp muối hàng ngày, cùng với mì chính và muối tinh.
Thói quen ướp muối thức ăn của người Việt làm tăng lượng muối tiêu thụ trong khẩu phần hàng ngày. Ảnh: Wikipedia.
Theo ông Hùng, ăn nhiều muối làm tăng tỷ lệ mắc tăng huyết áp và các trường hợp tử vong do bệnh tim mạch. Ở nước ta hiện nay cứ 5 người trưởng thành thì có một người bị tăng huyết áp, cứ 3 trường hợp tử vong thì có một do các bệnh tim mạch, chủ yếu là tai biến mạch máu não.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhìn nhận Việt Nam phải đối mặt với mô hình bệnh tật kép: bệnh lây nhiễm và bệnh không lây nhiễm (NCDs). Trong đó, bệnh không lây nhiễm chiếm khoảng 70% gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. “Đây là một thách thức lớn cho ngành y tế Việt Nam”, Bộ trưởng Tiến nói.
Tại Việt Nam, tỷ lệ tăng huyết áp chưa được chẩn đoán gần 57%, đái tháo đường 70%. Tỷ lệ người bị tăng huyết áp chưa được quản lý là hơn 86%. Bộ trưởng cho biết, để phòng chống và hạn chế các bệnh không lây nhiễm, tim mạch, tiểu đường, Chính phủ phát động “Chương trình Sức khỏe Việt Nam” với 11 giải pháp, trong đó có dinh dưỡng hợp lý. Người dân cần giảm một nửa lượng muối ăn vào hàng ngày để phòng chống tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, bệnh tim mạch và các bệnh không lây nhiễm.
Lê Nga
Theo VNE
Video đang HOT
Ăn thường xuyên những loại thực phẩm này, bạn dễ bị ung thư
Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí JNCI Cancer Spectrum vào tháng 5 năm 2019, chế độ ăn uống kém lành mạnh là nguyên nhân thúc đẩy các chẩn đoán ung thư lên con số hơn 80.000 tại Mỹ.
Theo Stacy Kennedy, chuyên gia dinh dưỡng tại Viện Ung bướu Dana-Farber, chế độ ăn uống có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tật và phòng tránh ung thư.
Ung thư không phân biệt đối xử nhưng nếu có thói quen tiêu thụ nhiều loại thực phẩm tự nhiên và kiểm soát khẩu phần ăn chặt chẽ, bạn ít có nguy cơ phải đối mặt với căn bệnh nguy hiểm này. Để đạt được sự cân bằng trong chế độ ăn uống, bạn cần hạn chế 10 loại thực phẩm dưới đây:
Chế độ ăn uống có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tật và phòng tránh ung thư.
Thực phẩm có dinh dưỡng thấp
Một nghiên cứu vào năm 2018 với sự tham gia của 471495 người tại Viện nghiên cứu Pháp, Paris cho thấy, những người thường ăn thực phẩm dinh dưỡng thấp có nguy cơ mắc bệnh như ung thư đại trực tràng, ung thư đường tiêu hóa, dạ dày và ung thư phổi.
Thực phẩm dinh dưỡng thấp đồng nghĩa với thức ăn "không lành mạnh" vì chúng cung cấp rất nhiều calo. Theo thông tin từ Trường Y Harvard T.H. Chan, thực phẩm đã qua chế biến, đồ uống có đường, ngũ cốc tinh luyện, đường tinh luyện, thực phẩm chiên giàu chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa nằm trong danh sách này.
Thịt chế biến sẵn
Vào năm 2015, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố, các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, giăm bông, thịt xông khói, lạp xưởng và salami đều gây ung thư. Elizabeth Platz, chuyên gia y khoa, nhà dịch tễ học kiêm chuyên viên nghiên cứu về ung thư tại Trung tâm Ung bướu Sidney Kimmel trực thuộc Đại học Johns Hopkins khẳng định, loại thịt này với thịt đỏ có mối liên hệ mật thiết với bệnh ung thư. Nguyên nhân là do natri được sử dụng để bảo quản các amin trong thịt có khả năng tạo thành các hợp chất gây ung thư và thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có hại trong đường ruột.
Các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, giăm bông, thịt xông khói, lạp xưởng và salami đều gây ung thư.
Thịt đỏ
Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn và thịt cừu có khả năng gây ung thư. Theo WHO, dù nghiên cứu vẫn còn hạn chế, các nhà khoa học đã chỉ ra được ăn thịt đỏ là nguyên nhân gây ung thư đại trực tràng.
Ngoài ra, thói quen này cũng có mối liên hệ với ung thư tuyến tụy và ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, thịt đỏ vẫn là nguồn cung cấp protein, vitamin B và sắt tuyệt vời nếu bạn biết kiểm soát khẩu phần ăn.
Thịt nướng
Khi tất cả các loại thịt, bao gồm thịt gia cầm, thịt bò và thịt lợn, được nấu ở nhiệt độ rất cao, chúng sẽ giải phóng các hóa chất có liên quan đến ung thư.
Chuyên gia Kennedy khuyến cáo, mọi người nên thường xuyên lật thịt trong quá trình nướng và tránh ướp đường hoặc thêm gia vị sau khi nấu.
Rượu
Theo Viện Y tế Quốc gia (NIH), uống nhiều rượu làm tăng nguy cơ mắc ung họng, thanh quản, thực quản, gan, đại tràng và trực tràng. Nguyên nhân là do thức uống này phá hủy chức năng tự thay thế của tế bào, từ đó gây đột biến. Theo nghiên cứu, phụ nữ uống một ly rượu mỗi ngày cũng có thể dẫn tới ung thư vú.
Thực phẩm đã qua chế biến
Một nghiên cứu gần đây trên Tạp chí BMJ đã chỉ ra mối liên kết giữa thực phẩm đã qua chế biến như bánh mì được sản xuất số lượng lớn với bệnh ung thư. Theo ACS, những người sử dụng nhiều thức ăn này có nguy cơ bị thừa cân. Béo phì thường dẫn tới tình trạng trào ngược axit dạ dày và đôi khi làm đột biến xảy ra trong lúc các tế bào sao chép. Chất béo trong thực phẩm đã qua chế biến còn gây mất cân bằng hormone, thúc đẩy ung thư vú và bệnh lạc nội mạc tử cung.
Tạp chí BMJ đã chỉ ra mối liên kết giữa thực phẩm đã qua chế biến như bánh mì được sản xuất số lượng lớn với bệnh ung thư.
Đồ hộp
Một nghiên cứu trên Tạp chí Environmental Research cho thấy, những người ăn nhiều thực phẩm đóng hộp sở hữu Bisphenol A (BPA) trong nước tiểu cao. BPA là chất có mối liên hệ với ung thư vú, tuyến tiền liệt và buồng trứng.
Trà nóng và cà phê
Một số nghiên cứu và báo cáo gần đây của Tạp chí Internal Medicine cho thấy, các đồ uống nóng như trà hoặc cà phê ảnh hưởng lớn tới thực quản của con người. Trên thực tế, kích thích nhiệt có lẽ là yếu tố thường xuyên nhất dẫn đến ung thư thực quản. Nhiệt độ cao sẽ làm chết các tế bào hoặc khiến chúng đột biến dẫn tới ung thư.
(Nguồn: Livestrong)
Theo afamily
Ăn mặn có thể ngăn ung thư tiến triển trên chuột Muối làm thay đổi chức năng của một số tế bào, tăng khả năng chống viêm và giảm sự phát triển của các khối u trên chuột. Hàng loạt công trình khoa học đã chỉ ra ăn mặn gây hại sức khỏe, song nghiên cứu mới của các nhà khoa học Bỉ trên Frontiers in Immunology cho thấy chế độ dinh dưỡng nhiều...