Người viêm xương khớp nên tập luyện thế nào?
Hiện nay, các bệnh lý viêm xương khớp khá phổ biến. Khi trời lạnh, các bệnh xương khớp trở nên nặng hơn, gây đau đớn cho người bệnh.
Việc tập luyện để cải thiện tình trạng bệnh, phục hồi các chức năng cho sụn khớp là cần thiết. Tuy nhiên nếu tập luyện không phù hợp, bệnh sẽ nặng lên. Vì vậy, người bệnh viêm xương khớp cần lựa chọn phương pháp tập luyện phù hợp.
Viêm xương khớp là bệnh lý nhiều người mắc, nhất là lứa tuổi trung niên trở lên. Bệnh gây đau đớn, khó khăn khi di chuyển. Kết hợp giữa dùng thuốc và tập luyện đúng cách sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh, phục hồi chức năng cho bệnh nhân viêm xương khớp.
Bệnh viêm xương khớp không thể trị dứt. Tuy nhiên, hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh. Bên cạnh việc dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, hoạt động thể chất phù hợp giúp kiểm soát viêm xương khớp hiệu quả, các khớp được bôi trơn và co duỗi tốt, giảm đau đớn.
Những bài tập phù hợp với người bị viêm xương khớp
Đi bộ: Nhắc đến những bài tập tốt nhất giúp phục hồi chức năng cho bệnh nhân viêm khớp, phải kể đến cách đi bộ mỗi ngày. Đi bộ là bài tập rất đơn giản và dễ thực hiện. Bệnh nhân viêm khớp có thể thực hiện ở bất kì nơi nào và trong mọi hoàn cảnh.
Video đang HOT
Tập yoga mang lại hiệu quả với người bệnh khớp (ảnh minh họa).
Khi bắt đầu đi bộ, bạn nên đi với tốc độ chậm, sau đó có thể điều chỉnh tăng dần tùy theo mức đáp ứng của cơ thể. Khi đi bộ, bạn nên chú ý khoảng cách giữa những bước đi, chỉ nên duy trì khoảng cách vừa phải, không sải bước quá dài hay quá ngắn sẽ làm gia tăng áp lực lên phần khớp.
Nên đi bộ với khoảng cách giữa các bước đi là 1 – 2 bước chân tùy theo từng bệnh nhân. Nên đi bộ từ nửa tiếng tới 1 tiếng mỗi ngày tùy theo tình trạng bệnh, sau khi đi bộ khoảng 15 phút nên dừng lại để nghỉ ngơi, tránh việc đi liên tục khiến các khớp không có thời gian nghỉ, gây quá tải, đau đớn.
Tập yoga: Việc tập luyện yoga mang lại hiệu quả đáng kể đối với các bệnh nhân đang bị viêm khớp. Sự kết hợp nhẹ nhàng giữa các động tác và nhịp thở sâu, đều đặn, các tư thế đa dạng sẽ giúp thư giãn xương khớp, làm tăng độ linh hoạt cho khớp.
Bơi lội: Bơi lội là hình thức tập dễ thực hiện và đạt hiệu quả cao trong việc phục hồi chức năng cho bệnh nhân viêm khớp. Trước khi bơi, bệnh nhân cũng nên khởi động với các thao tác nhẹ nhàng để tránh chuột rút và ăn nhẹ trước khi xuống hồ bơi khoảng 2 tiếng để phòng ngừa kiệt sức. Khi bơi trong bể nước, phần rất lớn trọng lượng cơ thể sẽ được nước gánh chịu, làm giảm bớt áp lực lên các gối, bàn chân, mắt cá chân.
Việc bơi trên mặt nước giúp bệnh nhân vận động thuận lợi hơn. Khi bơi, toàn bộ cơ thể được hoạt động, giúp mạnh gân khỏe cốt, gia tăng sức khỏe. Bên cạnh đó, lượng máu được tăng cường huy động tới các vùng bị sưng viêm, giảm thiểu sự đau nhức do bệnh viêm khớp gây ra.
Aerobic: Một biện pháp tập luyện phù hợp cho bệnh nhân viêm khớp là tập thể dục nhịp điệu (aerobic). Bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc các nhà trị liệu để được hướng dẫn bài tập phù hợp với tình hình sức khỏe, nên tập aerobic ít nhất 2 giờ 30 phút mỗi tuần.
Thể dục nhịp điệu là cách tập luyện nhẹ nhàng và đem lại nhiều hứng thú, giúp bệnh nhân làm lỏng các cơ, thư giãn tinh thần, ổn định nhịp tim, kiểm soát được cân nặng và giảm bớt tải trọng lên các khớp bàn chân, khớp háng, cột sống,…
Động tác Squat cường độ nhẹ: Đây là động tác tập phù hợp với bệnh nhân viêm xương khớp. Trước tiên, người tập hãy đứng ở tư thế mà 2 chân rộng bằng vai. Họ có thể tìm một nơi nào đó để giữ ổn định cơ thể như vịn vào lan can hay quầy bếp trước mặt. Sau đó, giữ ổn định khớp hông, đầu gối từ từ uốn cong lại, hạ thấp mông đến khi đạt được tư thế như đang ngồi trên ghế. Tiếp đến, duỗi đầu gối trở về tư thế đứng thẳng và bắt đầu thực hiện lại một lần nữa.
Lưu ý: Nguyên tắc chính khi vận động đối với người bệnh cơ xương khớp là nên vận động ít nhưng thường xuyên (tránh vận động nặng, mang vác nặng gây quá tải khớp).
Tập đúng động tác, kết hợp thở sâu, nhịp nhàng, nâng dần mức độ tập luyện để tăng cường tính linh hoạt của các khớp cột sống, tăng cường sức mạnh và sự dẻo dai của các khối cơ, dây chằng ở vùng lưng, giúp cho sự cân bằng cần thiết các tư thế cột sống, giảm dần cảm giác đau.
Người bị các bệnh về cơ xương khớp cần tập luyện ít nhất 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần và lý tưởng nhất là nên chia mỗi buổi tập ra thành từng đợt kéo dài từ 10-15 phút và không nên cố sức. Tuyệt đối tránh vận động khi đang bị viêm khớp cấp. Nên lựa chọn các bài tập thể dục đơn giản, nhẹ nhàng phù hợp với tình trạng sức khỏe, bệnh lý và sở thích của bản thân.
Các biện pháp tăng cường sức khỏe xương khớp
Duy trì sức khỏe xương khớp là rất quan trọng, đặc biệt là khi bước vào tuổi già, vào độ tuổi này sức khỏe suy giảm dễ dẫn đến tình trạng viêm xương khớp.
Để thiết thực giúp tăng cường sức khỏe cho xương khớp, cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Ngay từ độ tuổi trung niên cần giữ cân nặng hợp lý, tránh để tăng cân, vì tăng cân sẽ tạo thêm áp lực lên các khớp đã bị mòn khi bước vào tuổi già. Duy trì trọng lượng phù hợp sẽ giúp loại bỏ áp lực không mong muốn lên các khớp xương, giảm tổn thương gây ra cho sụn.
Nghiên cứu cho thấy nếu bị đau khớp, môn thể thao phù hợp nhất là thể dục nhịp điệu, loại hình thể dục thể thao này giúp tăng cường cơ bắp, cải thiện nguồn cung cấp máu của cơ thể cũng như sức khỏe của sụn.
Bước vào tuổi trung niên, nhất là tuổi cao niên, không nên chủ quan khi tập luyện thể dục thể thao, việc tập luyện thể dục để tăng cơ không nên tự ý thực hiện mà cần có huấn luyện viên hoặc chuyên gia hướng dẫn.
Thể dục nhịp điệu là loại hình thể dục thể thao giúp tăng cường cơ bắp, tốt cho sức khỏe của sụn...phù hợp vói người bị đau khớp (Ảnh minh họa từ Internet)
Chọn lựa thực phẩm có tính kháng viêm trong chế độ ăn thay cho việc dùng thuốc, những thực phẩm có tính kháng viêm cao là nghệ, gừng, cà chua, quả óc chó, hạnh nhân, cải bó xôi, quả mọng, cá béo (cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi...). Không ăn nhiều muối vì sẽ làm cho xương yếu và dễ gãy. Tăng cường thực phẩm giàu canxi như sữa và các chế phẩm từ sữa trong chế độ ăn uống.
Ăn thực phẩm giàu chất béo lành mạnh để nuôi dưỡng cơ bắp, các loại thực phẩm giàu chất béo lành mạnh như: quả bơ, quả hạch, hạt chia, phô mai, dầu ôliu nguyên chất... Những thực phẩm này cũng giúp giảm tình trạng viêm, đau nhức xương khớp.
Cảnh báo về bệnh xương khớp qua 3 dáng đi bất thường Đi bộ vốn là hoạt động bình thường đối với nhiều người. Tuy nhiên, những dáng đi dưới đây cảnh báo xương khớp của bạn đang gặp vấn đề rồi đấy, tham khảo ngay nhé! 1. Dáng đi chậm là biểu hiện của bệnh viêm xương khớp Tuổi tác sẽ ảnh hưởng đến tốc độ bước đi. Người cao tuổi có xu hướng...