Người vào cảng hàng hóa cũng phải có giấy xét nghiệm âm tính 3 ngày
Người đến giao dịch tại các cảng hàng hóa, tham gia dịch vụ giao vận phải trình được giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm COVID-19 có giá trị trong vòng 3 ngày khi đến giao nhận hàng hóa.
Hoạt động xếp dỡ hàng hóa tại cảng Cát Lái, TP.HCM – Ảnh: N.BÌNH
Các cảng hàng hóa, kho hàng, dịch vụ vận chuyển đang hoạt động trên địa bàn TP.HCM vừa đưa ra một số điều kiện với khách hàng đến giao dịch trong giai đoạn dịch COVID-19.
Từ ngày 29-7, khách hàng đến giao dịch tại Công ty CP Dịch vụ hàng hóa Tân Sơn Nhất (TCS) bắt buộc có giấy xét nghiệm âm tính COVID-19 trong vòng 72 giờ, tính từ thời điểm xét nghiệm đến thời điểm vào TCS, hoặc xác nhận đã tiêm vắc xin. Quy định này sẽ được áp dụng cho đến khi có thông báo mới.
Theo hướng dẫn mới của UBND TP.HCM, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa thiết yếu phục vụ sinh hoạt, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, dịch vụ logistics được phép làm việc trong những ngày giãn cách xã hội.
Tương tự, người vào Tân Cảng Cát Lái và Tân Cảng Hiệp Phước cũng được yêu cầu phải có giấy xét nghiệm thời hạn 3 ngày. Lái xe và người đi cùng vào hai cảng này phải có giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm COVID-19 có giá trị trong vòng 3 ngày khi đến giao nhận hàng hóa tại cảng.
Video đang HOT
Đại diện Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn – đơn vị quản lý hai cảng trên – cho biết giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm COVID-19 phải có giá trị trong vòng 3 ngày, tức 72 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm. Cùng với đó, các quy định phòng, chống dịch COVID-19 cũng được yêu cầu đối với người điều khiển xe và nhân viên nghiệp vụ đi cùng trên phương tiện vận chuyển khi đến giao nhận hàng hóa.
Hoạt động giao vận ở các tỉnh phía Nam có nhiều xáo trộn đáng kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát lần 4. Mới đây, Hãng vận chuyển DHL Express đã thông báo tạm ngừng dịch vụ hàng nhập với điểm đến là TP.HCM, các tỉnh miền Trung và miền Nam kể từ ngày 24-7 cho đến 4-8.
Theo hãng vận chuyển này, những tuần qua số ca nhiễm tăng và được ghi nhận ở mức cao chưa từng có, đặc biệt là ở TP.HCM. Trước tình hình dịch bệnh phức tạp, DHL Express tạm ngưng dịch vụ hàng nhập với điểm đến TP.HCM, các tỉnh miền Trung và các tỉnh phía Nam đến ngày 4-8. Như vậy, các đơn hàng gửi qua dịch vụ này phải đợi đến ngày 4-8 mới được nhận hàng.
Các doanh nghiệp vận tải cũng cho biết thông báo này áp dụng cho dịch vụ hàng nhập, riêng hàng xuất Hãng DHL vẫn duy trì bình thường.
Trong khi đó, nhiều người mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử cũng cho biết các đơn hàng của họ mua sắm từ ngày 22-7 đến nay đều được thông báo sẽ giao sau ngày 4-8, hiện các sàn chỉ tập trung giao ngay đến người mua hàng với đơn hàng thực phẩm tươi sống, rau, củ quả.
Thông thương hàng hóa để 'cứu' doanh nghiệp khi dịch kéo dài
COVID-19 bùng phát kéo dài đang khiến các doanh nghiệp vận tải hàng hoá "căng như dây đàn" vì yêu cầu ra - vào của nhiều tỉnh, địa phương phải có giấy xét nghiệm âm tính COVID-19.
Một chốt kiểm soát dịch COVID-19. Ảnh: TTXVN.
Trao đổi với phóng viên báo Tin tức, Giám đốc điều hành Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) - Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, bà Phạm Thị Ngọc Thủy xót xa: "Tối muộn nhận được tin đồng thời từ đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistic Việt Nam (VLA) và Hiệp hội Doanh nghiệp kinh doanh hàng quá cảnh Việt Nam - ASEAN tỉnh Lạng Sơn than thở: Có nhất thiết phải như thế này không? hàng hoá xuất nhập khẩu sẽ như thế nào? Không công ty nào nào có đủ lái xe để chạy một cuốc và nằm chờ 14 ngày đâu".
Theo VLA, COVID-19 khiến các doanh nghiệp lao đao dù doanh nghiệp đồng lòng, chia sẻ với áp lực mà Chính phủ cùng các tỉnh, thành đang gồng gánh khi dịch tiến triển mạnh, phức tạp trên toàn quốc.
Trước tình hình rối ren, VLA vừa có văn bản khẩn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cùng một số bộ, ngành, địa phương có các giải pháp tháo gỡ cho doanh nghiệp, đảm bảo phòng chống dịch COVID-19 mà vẫn duy trì được lực lượng vận tải hàng hoá, thay vì duy nhất cách thức xét nghiệm như trên. "Nếu không, chuỗi vận tải sẽ đứt gãy, dẫn tới chuỗi hàng hoá bị ảnh hưởng sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng", đại diện VLA cho biết.
Một số Hiệp hội ngành hàng cho rằng: Xuất khẩu đang là ngành chủ lực của nền kinh tế nên mong Chính phủ ưu tiên các lái xe, nhân viên xuất khẩu tại các cảng, nhân viên logistic phải tiếp xúc nhiều, đội bốc vác kho được tiêm vaccine. "Trong quá trình chờ đợi, cho phép các lái xe vận chuyển hàng hóa hanh thông nhưng dọc đường có các trạm nghỉ dành riêng. Tại các trạm có kiểm dịch COVID-19, mọi người luôn duy trì khoảng cách, tuân thủ 5K", VLA đề xuất.
Ông Nguyễn Văn Huyện - Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ cho biết: Thời gian có hiệu lực kết quả xét nghiệm âm tính COVID-19 vẫn còn khác nhau giữa các tỉnh, nơi quy định hiệu lực 3 ngày, nơi 5 ngày, chỗ 7 ngày khiến lái xe chở hàng gặp khó khăn. Việc chấp thuận kết quả xét nghiệm bằng phương pháp kháng nguyên (test nhanh) và PCR cũng chưa thống nhất hay quy định cách ly người đến từ vùng dịch dù có xét nghiệm âm tính khiến việc vận chuyển hàng hóa gặp khó khăn.
"Đề nghị cần thêm thời hạn đối với giấy xét nghiệm COVID-19 vì thời hạn 3 ngày đủ thời gian cho tài xế hoàn thành 1 chuyến xe trong nội tỉnh và lân cận nhưng chuyến xe từ Nam ra Bắc cần thời gian tối thiểu 7 ngày kể cả thời gian giao nhận hàng", ông Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho biết.
Ông Nguyễn Văn Quyền kiến nghị các địa phương có thể bố trí điểm lấy mẫu xét nghiệm và trả kết quả xét nghiệm tại trạm dừng nghỉ được xác định tại cửa ngõ của các tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ lái xe, điều đó cũng tránh việc xảy ra ùn ứ tại các chốt kiểm dịch. "Đề nghị xem xét không cách ly y tế với lái xe vì hiện nay nhiều nơi quy định cách ly sau khi đi qua vùng dịch từ 7 hoặc 14 hay 21 ngày thì trong một thời gian ngắn sẽ thiếu lái xe. Các địa phương hoặc đơn vị vận tải nên bố trí nơi ở tập trung cho tài xế, ưu tiên ngay tại các bãi đậu để thuận tiện trong kiểm soát và hạn chế lái xe tiếp xúc khi trở về từ vùng dịch", ông Nguyễn Văn Quyền cho biết.
Tại Hội nghị trực tuyến với 27 tỉnh, thành phố phía Nam mới đây dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể cho biết: Bộ tổ chức và công bố các "luồng xanh" hàng hóa Quốc gia, liên tỉnh, liên vùng để vận chuyển hàng hóa trên nguyên tắc giảm thiểu các thủ tục, nhanh nhất, thuận lợi nhất. Từng địa phương phải xây dựng "luồng xanh" của mình để lưu thông hàng hóa đi, đến hoặc đi qua địa phương... Bộ trưởng Bộ GTVT nêu thực tế, nhiều tỉnh thông thoáng nhưng có nơi lại ách tắc, cần rút kinh nghiệm và tham khảo cách làm của các địa phương khác.
Bộ GTVT cũng có văn bản hỏa tốc gửi Ban Chỉ đạo (BCĐ) Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế ban hành văn bản quy định rõ thời gian hiệu lực kết quả xét nghiệm COVID-19 để các địa phương áp dụng thống nhất.
Trong văn bản gửi BCĐ Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế, Bộ GTVT cho biết: Thực hiện Công điện số 914 ngày 6/7 của Thủ tướng, nhằm vừa bảo đảm phòng chống dịch bệnh mà vẫn lưu thông hàng hóa, không gây ách tắc phương tiện vận tải, bộ đã chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam xây dựng hướng dẫn tạo thuận lợi cho việc lưu thông phương tiện trong thời gian TP.Hồ Chí Minh thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16.
Trong đó có yêu cầu xét nghiệm COVID-19 cho tài xế, người phục vụ trên xe, nhân viên bốc xếp hàng hóa đi theo xe chở hàng hóa theo các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế. Tuy nhiên theo Bộ GTVT, qua nắm tình hình thực tế, việc quy định thời hạn hiệu lực kết quả xét nghiệm âm tính COVID-19 của các địa phương hiện không thống nhất với nhau. Ví dụ: Bình Dương, TP.Hồ Chí Minh quy định kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 có hiệu lực 3 ngày, Long An quy định 5 ngày, Đồng Nai quy định 7 ngày... Việc này gây khó khăn cho lái xe khi tham gia vận chuyển hàng hóa.
Do vậy, Bộ GTVT đề nghị Bộ Y tế ban hành văn bản quy định rõ thời gian hiệu lực kết quả xét nghiệm COVID-19 để các địa phương áp dụng thống nhất. Bộ GTVT cũng chỉ ra thực tế đối với xe chở hàng trên tuyến Bắc - Nam, thời gian di chuyển dài, tối thiểu 3 ngày, chỉ giao hàng xong giấy xét nghiệm đã hết hiệu lực, lái xe phải xét nghiệm lại gây nhiều phiền toái và tăng chi phí cho doanh nghiệp vận tải.
Bộ GTVT đề nghị Bộ Y tế xem xét, thống nhất thời hạn hiệu lực xét nghiệm COVID-19 của tài xế vận chuyển hàng hóa 5 - 7 ngày, kết hợp yêu cầu thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch khác để giảm chi phí cho doanh nghiệp và thuận lợi trong việc lưu thông.
Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu ở TP.HCM không được tự ý đóng cửa Sở Công thương TP.HCM yêu cầu các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn TP không để xảy ra tình trạng thiếu hàng và không được ngưng kinh doanh, ngoại trừ các cửa hàng có liên quan đến ca nhiễm phải ngưng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan y tế. Sở Công thương TP.HCM nhấn mạnh các doanh nghiệp xăng dầu...