Người Trung Quốc tẩy chay Gigabyte vì coi thường ‘Made in China’
Người Trung Quốc kêu gọi tẩy chay Gigabyte, các trang thương mại điện tử xoá từ khoá về hãng này, sau quảng cáo ám chỉ hàng “ Made in China” kém chất lượng.
Ngày 11/5, trang chủ của Gigabyte – công ty công nghệ chuyên sản xuất thiết bị, kinh doanh bo mạch chủ, máy tính xách tay, phụ kiện máy tính nổi tiếng của Đài Loan – đăng quảng cáo một mẫu laptop mới của hãng. Mọi chuyện không có gì đáng nói nếu trong phần nội dung không có đoạn: “Máy tính của Gigabyte tuân thủ quy trình sản xuất và kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt theo chuẩn Đài Loan, không giống các hãng khác chọn phương thức sản xuất giá rẻ, chất lượng thấp, như OEM tại Trung Quốc”.
Nhà máy của Gigabyte tại thành phố Pingzhen, Đài Loan.
Dòng quảng cáo này lập tức bị chụp lại và chia sẻ khắp các mạng xã hội Trung Quốc. Trên Weibo, từ khoá “Gigabyte chế giễu sản xuất tại Trung Quốc” nằm trong top tìm kiếm “hot” nhất trong ngày với 140 triệu lượt đọc và hàng trăm nghìn lượt bình luận.
“Thật can đảm, dám coi thường Made in China”. Tôi chưa từng thấy thương hiệu nào lại ấu trĩ như Gigabyte. Xin chúc mừng. Giờ bạn chính thức vào danh sách đen của người Trung Quốc”, người dùng Jiazai bình luận. Hàng loạt blogger công nghệ, trang công nghệ nổi tiếng ở đất nước tỷ dân cũng kêu gọi người dùng tẩy chay Gigabyte.
Ngay sau phản ứng dữ dội của người dùng Trung Quốc, Giagabyte đã gỡ quảng cáo khỏi trang web và xin lỗi. “Một số nội dung đăng trên trang web chính thức của chúng tôi cách đây vài ngày là không phù hợp với sự thật. Lý do là việc quản lý nội bộ của công ty không tốt. Chúng tôi xin lỗi vì đã khiến mọi người khó chịu và cảm ơn sự quan tâm của người dùng đến công ty”, Gigabyte viết.
Video đang HOT
Lời xin lỗi của hãng này tiếp tục là chủ đề được bàn tán trên mạng xã hội Trung Quốc với gần 200 triệu lượt tìm kiếm. Hầu hết ý kiến đều cho rằng lời xin lỗi của Gigabyte thiếu chân thành. Trang công nghệ Sina làm khảo sát nhanh: “Bạn có chấp nhận lời xin lỗi của Gigabyte về việc coi thường Made in China không?”. Trong vòng 4 tiếng, có 93.000 người tham gia khảo sát. 89.000 người trong số đó chọn đáp án “không thể chấp nhận”, chỉ có hơn 3.000 người đồng ý.
Sự việc được đẩy lên cao trào khi hàng loạt trang thương mại điện tử nước này gỡ hoặc chặn các từ khoá liên quan đến Giagabye. Trên JD.com – trang thương mại điện tử lớn bậc nhất Trung Quốc, người dùng không thể tìm kiếm được các sản phẩm của Gigabyte. Hàng loạt sàn mua sắm trực tuyến khác cũng có động thái tương tự sau đó.
“Không giống những lần tẩy chay iPhone hay Samsung trước đây. Lần này, Gigabyte bị cả các nhà bán lẻ, trang thương mại điện tử cấm, có nghĩa là sự việc khó có thể cứu vớt. Lần này người Trung Quốc không nói đùa, Giagabyte đã có một nước đi sai lầm nhất lịch sử”, Wang Samo, blogger công nghệ nổi tiếng của Trung Quốc bình luận.
Người Trung Quốc thờ ơ với nhân dân tệ kỹ thuật số
Người dân Trung Quốc không thấy có lý do nào để chuyển sang hệ thống thanh toán của chính phủ trong khi Alipay và WePay tiện dụng và có nhiều khuyến mãi hơn.
Các hình thức thanh toán điện tử đã ăn sâu vào lối sống của người dân Trung Quốc
Tại Thâm Quyến - khu đô thị đang mở rộng thử nghiệm nhân dân tệ kỹ thuật số (e-CNY), một số người dân tỏ ra không mấy quan tâm đến việc chuyển từ Alipay và WePay sang hệ thống thanh toán của chính phủ. Vài người còn lo ngại nhân dân tệ số sẽ giúp nhà chức trách dễ dàng truy cập dữ liệu tài chính của họ theo thời gian thực.
Patricia Chen, 36 tuổi, làm việc trong ngành viễn thông và là một trong số hơn 500.000 người ở Thâm Quyến đủ điều kiện tham gia thử nghiệm cho biết: "Tôi không hào hứng chút nào".
Trong số 7 người tham gia phỏng vấn với Bloomberg, không ai chắc chắn về vai trò tương lai của nhân dân tệ số trong thị trường ngoại hối toàn cầu. Phản ứng thờ ơ của họ cho thấy Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức nếu muốn phổ biến loại tiền này.
Thử nghiệm e-CNY ở Thâm Quyến bắt đầu từ tháng trước, được xem là đợt thử nghiệm tham vọng nhất của Trung Quốc cho đến nay. Những người tham gia sẽ tải xuống ví điện tử do chính phủ phát hành trên điện thoại và liên kết ví với tài khoản ngân hàng. Họ có thể chuyển 10.000 nhân dân tệ (tương đương 1.548 USD) thành e-CNY trong một lần.
Tương tự Alipay và WePay, việc chuyển tiền sang e-CNY diễn ra ngay lập tức thông qua quét mã QR, hoặc có thể chuyển tiền bằng công nghệ kết nối trường gần (NFC) nếu không có kết nối internet.
Sử dụng e-CNY là việc tương đối đơn giản đối với Vera Lin, một nhân viên văn phòng 25 tuổi làm việc tại công ty tài chính ở Thâm Quyến. Dù vậy, cô không có động lực nào để chuyển sang dùng e-CNY vĩnh viễn vì những hệ thống thanh toán hiện nay của các công ty Trung Quốc đều đáng tin cậy, hoạt động trơn tru từ mạng xã hội cho đến nền tảng thương mại điện tử.
Ngay cả mức chiết khấu lên đến 10% cho dành cho những thương nhân tham gia thử nghiệm e-CNY cũng không đủ hấp dẫn đối với Lin. Trong khi đó, các nền tảng của Ant Group thường xuyên có mã giảm giá cho nhiều dịch vụ như gọi xe, giao hàng tạp hóa.
Jan Chen, một công chức 33 tuổi, lại lo ngại về quyền riêng tư. Cô thấy "hơi đáng sợ" nếu các cơ quan chức năng có thể theo dõi mọi hoạt động giao dịch của người dân. Một số thương nhân lo sợ thông tin các giao dịch của họ sẽ truyền về cơ sở dữ liệu của chính phủ.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) dập tắt những nỗi lo đó bằng cách cam kết hầu hết các giao dịch sẽ được ẩn danh, đồng thời miễn phí sử dụng nhân dân tệ cho các thương nhân - hiện họ phải trả phí dịch vụ khoảng 0,6% trên Alipay và WePay.
Theo Mu Changchun - giám đốc Viện nghiên cứu tiền số của PBOC, ngân hàng sẽ không biết trực tiếp danh tính của người dùng. Chỉ trong trường hợp nghi ngờ có hoạt động bất hợp pháp, chính phủ mới tiến hành lấy thông tin đó từ các tổ chức tài chính.
Francis Chan và Sharnie Wong - hai nhà phân tích cấp cao của Bloomberg Intelligence dự đoán e-CNY sẽ được sử dụng trên toàn quốc trước Thế vận hội Bắc Kinh năm 2022, chiếm 9% thanh toán điện tử ở Trung Quốc vào năm 2025. Dù vậy, còn lâu e-CNY mới thách thức sự thống trị của Alipay và WePay, ước tính có thị phần kết hợp hơn 90%.
Thuyết phục cả thế giới chấp nhận nhân dân tệ số sẽ còn khó hơn. Michael Ho - giám đốc dịch vụ tài chính tại Oliver Wyman cho biết: "e-CNY chỉ là một lớp của cơ sở hạ tầng thanh toán, chỉ vật lộn với lớp này thôi sẽ không giúp ta giải quyết toàn bộ câu đố".
Trên diễn đàn Boao, Li Bo - phó thống đốc PBOC nói e-CNY được phát hành với mục đích sử dụng trong nước và không có ý nghĩa thay thế USD.
Dự án e-CNY bắt đầu năm 2014 do Zhou Xiaochuan - giám đốc PBOC khởi xướng. Zhou xem e-CNY là một cách đẩy lùi các mối đe dọa tiềm tàng từ những loại tiền số như như Bitcoin hoặc Diem (trước đây gọi là Libra) của Facebook. Các nhà chức trách Trung Quốc cũng khẳng định e-CNY sẽ chống rửa tiền, tăng tài chính toàn diện.
Người Trung Quốc thất vọng vì Huawei 'học theo' Apple Số ít người ủng hộ Huawei bỏ cục sạc để tiết kiệm chi phí, trong khi phần lớn tỏ ra thất vọng vì hãng đang học theo "thói hư tật xấu" của Apple. "Smartphone Huawei sẽ không có cục sạc đi kèm" đang là một trong những chủ đề được quan tâm nhất trên Weibo, mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc. Chủ...