Người Trung Quốc chế nhạo Mỹ rút quân ở Afghanistan
Người dùng mạng xã hội Trung Quốc chế giễu rằng việc Taliban tiếp quản Afghanistan còn suôn sẻ hơn chuyển giao quyền lực của tổng thống Mỹ.
“Đúng là trò cười. Ở Kabul hiện nay, chính phủ mới tiếp quản thậm chí còn ổn định hơn so với thời điểm Mỹ thay đổi tổng thống”, người dùng Chen Zhen đăng trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc hôm 17/8.
Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani rời đất nước chạy đến Tajikistan hôm 15/8 mà không có người tiếp quản quyền lực, để các tay súng Taliban dễ dàng tiến vào thủ đô. Những hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy các tay súng Taliban đứng sau bàn làm việc trong phủ tổng thống.
Ghani, người trở thành tổng thống năm 2014, đăng Facebook rằng ông nghĩ tốt nhất nên rời khỏi đất nước để tránh một “cuộc tắm máu” ở Kabul, thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất Afghanistan. Taliban dự kiến thành lập tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan sau khi Mỹ rút quân hoàn toàn và sơ tán các nhà ngoại giao.
Người phát ngôn Taliban Zabihullah Mujahid phát biểu trong cuộc họp báo đầu tiên ở Kabul hôm 17/8, sau khi Taliban tiếp quản Afghanistan. Ảnh: AFP .
“Người dùng mạng xã hội Trung Quốc đùa rằng quá trình chuyển giao quyền lực ở Afghanistan thậm chí còn suôn sẻ hơn quá trình thay đổi tổng thống ở Mỹ”, Hồ Tích Tiến, tổng biên tập Global Times, đăng Twitter, đề cập cuộc bạo loạn hồi tháng 1 tại quốc hội Mỹ, khi đám đông ủng hộ cựu tổng thống Donald Trump tràn vào tòa nhà, buộc các nghị sĩ phải sơ tán.
Video đang HOT
Một số người dùng Weibo cũng chế giễu việc Tổng thống Joe Biden và Trump đổ lỗi lẫn nhau khi để Taliban nhanh chóng tiếp quản các thành phố lớn của Afghanistan.
Họ cũng dự đoán “điều gì sẽ xảy ra tiếp theo” trên chính trường Mỹ, khi đùa rằng Trump có thể yêu cầu Biden từ chức và các bang ủng hộ ông “sẽ đòi tách khỏi nước Mỹ”.
Taliban bắt đầu đẩy mạnh chiến dịch tấn công ở Afghanistan từ tháng 5, sau khi Mỹ bắt đầu rút quân khỏi nước này. Lực lượng này nhanh chóng kiểm soát vùng nông thôn và bắt đầu bao vây các đô thị lớn từ cuối tháng 7.
Chỉ trong ba tuần sau đó, Taliban thắng như chẻ tre, lần lượt chiếm các thành phố lớn và tiến vào Kabul hôm 15/8, kiểm soát toàn bộ đất nước Afghanistan.
Hơn 4 triệu dân mạng Trung Quốc đòi điều tra nguồn gốc COVID-19 ở Mỹ
Theo báo Global Times ngày 21-7, tính tới sáng 21-7, hơn 4 triệu cư dân mạng Trung Quốc đã ký vào đơn kiến nghị Tổ chức Y tế thế giới (WHO) điều tra phòng thí nghiệm Fort Detrick của Mỹ về nguồn gốc COVID-19.
Phòng thí nghiệm Fort Detrick, Mỹ - Ảnh: AFP
Global Times cho biết số chữ ký vẫn đang tiếp tục tăng lên.
Bức thư này xuất hiện sau khi WHO công bố đề xuất giai đoạn 2 nghiên cứu nguồn gốc dịch bệnh COVID-19 ở Trung Quốc hôm 16-7.
Đề xuất của WHO bao gồm "kiểm tra các phòng thí nghiệm và chợ ở Vũ Hán", đồng thời kêu gọi các cơ quan thuộc chính quyền Trung Quốc hoạt động "minh bạch".
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 19-7 tuyên bố đề xuất của WHO không phù hợp với quan điểm của Trung Quốc và nhiều nước khác.
Theo tờ South China Morning Post ngày 21-7, câu chuyện Viện Nghiên cứu bệnh truyền nhiễm Fort Detrick tại Mỹ có thể liên quan tới COVID-19 đang được lan truyền khắp Trung Quốc.
Fort Detrick nằm cách thủ đô Washington khoảng 1 giờ chạy xe và là nơi triển khai đầu tiên chương trình vũ khí sinh học Mỹ.
Các nhà ngoại giao Trung Quốc đã nhiều lần đề cập trong các bài đăng trên mạng xã hội và cả các cuộc họp báo về việc điều tra khả năng Fort Detrick là nơi phát sinh SARS-CoV-2.
Điển hình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc - bà Hoa Xuân Oánh, hôm 22-6 viết trên Twitter nói đợt bệnh phổi liên quan tới thuốc lá điện tử (EVALI) bùng phát tại bang Wisconsin (Mỹ) hồi tháng 7-2019 có triệu chứng gần giống với COVID-19.
Bà Hoa cũng nói điểm bùng phát EVALI chỉ cách Fort Detrick 1 giờ chạy xe.
Hai đồng nghiệp của bà Hoa tại Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Triệu Lập Kiên và ông Uông Văn Bân, đã kêu gọi điều tra Fort Detrick tổng cộng 33 lần tại các cuộc họp báo chính thức.
Giới quan sát cho rằng Trung Quốc muốn thu hút sự quan tâm của dư luận vào trung tâm nghiên cứu Fort Detrick nhằm phản bác giả thuyết đại dịch bùng phát do virus rò rỉ từ Viện Virus học Vũ Hán.
Viện Virus học Vũ Hán là một trong những phòng thí nghiệm nghiên cứu hàng đầu thế giới chủng virus corona có ở loài dơi, cùng họ với mầm bệnh gây ra COVID-19.
Trong khi đó, nỗ lực điều tra quốc tế đang hướng về phía Trung Quốc để tìm hiểu nguyên nhân của đại dịch COVID-19.
Hôm 15-7, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố các cuộc điều tra về nguồn gốc đại dịch COVID-19 ở Trung Quốc đang bị cản trở do thiếu dữ liệu gốc về những ngày đầu tiên dịch bệnh lây lan tại đây.
Ông Tedros cũng kêu gọi Trung Quốc phải minh bạch thông tin hơn.
Đoàn chuyên gia quốc tế do WHO dẫn đầu đã tới Trung Quốc vào cuối tháng 1 và đầu tháng 2 năm nay. Dư luận chưa được thuyết phục về báo cáo của đoàn công tác này khi các nhà khoa học không được tiếp xúc với báo giới và chỉ được đi những nơi do chính quyền Trung Quốc sắp xếp.
Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc COVID-19 mới Ngày 28/7, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 27/7, trong đó có 55 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Nam Kinh, Trung Quốc, ngày 24/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN Theo số liệu của NHC, trong số...