Người trong cuộc nói gì về ý kiến trái chiều quanh Cuộc thi Khoa học kỹ thuật
Em Mai Thùy Anh cho rằng ở cấp trung học phổ thông, việc học sinh nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo là điều dễ hiểu.
Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật Quốc gia dành cho học sinh trung học năm học 2020 – 2021 vừa diễn ra tại Thừa Thiên – Huế có 91 dự án đạt giải thưởng, trong đó có 12 giải nhất, 19 giải nhì, 26 giải ba và 34 giải tư.
Điều đáng nói, nhiều đề tài tại cuộc thi được vinh danh khiến không ít người choáng váng khi nghe đến tên đề tài. Không ít ý kiến cho rằng, cuộc thi là cuộc chạy đua của thầy cô và học trò đứng tên hơn là khơi gợi niềm đam mê nghiên cứu khoa học của học sinh.
Thí sinh đạt giải trong Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật Quốc gia dành cho học sinh trung học năm học 2020 – 2021 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Ảnh minh họa: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Đặc biệt, nhiều người đã đưa ra đề xuất nên bỏ cuộc thi này, vậy “người trong cuộc” – các em học sinh trực tiếp tham gia cuộc thi có quan điểm như thế nào?
Video đang HOT
Chia sẻ về cảm nhận sau khi đạt giải Nhất Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp Quốc gia dành cho học sinh trung học năm học 2020-2021 , em Mai Thùy Anh – tác giả dự án “Cải tiến peptit polybia-mpl để ứng dụng trong điều trị ung thư” cho biết em rất tự tin với phần trình bày của mình, tuy nhiên, khi biết mình đạt giải Nhất của cuộc thi em cũng khá là bất ngờ.
Thùy Anh cho biết, cuộc thi vừa rồi giúp em tự tin hơn và học hỏi được nhiều điều thú vị, đây là tiền đề để em chinh phục những thử thách mới trong tương lai:
“Trong quá trình là dự án, em đã có nhiều cơ hội để thực hành trong phòng thí nghiệm cũng như được tiếp xúc với nhiều thiết bị khoa học hiện đại. Đặc biệt, em còn được thầy cô dạy cách thuyết trình và sử dụng máy tính thành thạo. Em nghĩ điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc học của em sau này.
Theo em, Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật không chỉ giúp em và các bạn tự tin hơn trước đám đông mà còn giúp chúng em hiểu thêm về lợi ích của các bộ môn khoa học trong việc phát triển kinh tế, xã hội. Cuộc thi này còn là tiền đề để chúng em được theo đuổi ngành nghề mà mình mong muốn trong tương lai”.
Hiện Việt Nam có 2 cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh phổ thông đó là:
Thứ nhất là Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc do Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp thực hiện. Cuộc thi này đã trải qua 16 lần tổ chức và đang chuẩn bị cho lần thứ 17.
Thứ hai là cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Hiện cuộc thi này đã trải qua 9 mùa.
Mục tiêu của cả 2 cuộc thi này là khuyến khích học sinh nghiên cứu khoa học, nâng cao khả năng tự học, vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống đang đặt ra.
Thông qua những cuộc thi này, nhiều câu lạc bộ nghiên cứu khoa học đã được hình thành trong các cấp phổ thông.
Tuy nhiên, sau khi tên các dự án nghiên cứu khoa học tại 2 cuộc thi toàn quốc được công bố trên báo chí, nhiều người, đặc biệt là giới nghiên cứu khoa học tỏ ra bất ngờ, thậm chí “choáng váng” bởi hầu hết những dự án này đều rất “khủng”, vượt tầm trình độ học sinh trung học.
Trước những ý kiến cho rằng học sinh phổ thông tham gia vào các đề tài này chỉ dưới vai trò là ghi danh và thuyết trình, toàn bộ việc lên ý tưởng, nghiên cứu, thử nghiệm đều do giáo viên hướng dẫn làm hết, với tư cách là thí sinh tham gia cuộc thi, em Mai Thùy Anh cho rằng ở cấp trung học phổ thông, việc học sinh nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, để đạt được thành công thì học sinh đã phải nỗ lực rất nhiều. Vì vậy, em cho rằng không nên bỏ cuộc thi mà hãy phát triển nó thành sân chơi bổ ích hơn cho học sinh.
“Cuộc thi khoa học kỹ thuật là một sân chơi rất bổ ích vì nó không chỉ trang bị kiến thức cho học sinh mà còn hỗ trợ cho các nhà khoa học trong rất nhiều lĩnh vực, minh chứng là nhiều dự án hay đã được đưa vào thực tiễn. Cuộc thi cũng là nơi để phát triển nhiều tài năng trong tương lai.
Em hy vọng rằng cuộc thi sẽ phát triển hơn nữa để thu hút các bạn học sinh tham gia tích cực, mang đến nhiều đề tài mới và hay hơn”.
Chia sẻ về giải pháp giúp cuộc thi lành mạnh hơn, Thùy Anh cho rằng: “Ban tổ chức chỉ nên chọn những đề tài phù hợp với cấp phổ thông, tránh chọn những đề tài mang ý tưởng quá cao siêu hoặc phi thực tế.
Bên cạnh đó, các thầy cô cùng các nhà khoa học cũng nên cho các bạn học sinh tham gia nhiều hơn vào quy trình thực hiện dự án, tránh tình trạng để học sinh học vẹt, học tủ và không hiểu sâu về dự án của mình”.
Dấu ấn sáng tạo khoa học kỹ thuật trong trường học ở Thừa Thiên Huế
Cuộc thi khoa học kỹ thuật (KHKT) dành cho học sinh trung học toàn quốc năm 2020 - 2021, tỉnh Thừa Thiên Huế có bốn dự án dự thi; trong đó, có một giải nhất, hai giải ba và một giải tư.
Thành quả này đánh dấu sự trưởng thành, ngày càng lớn mạnh của học sinh vùng đất Cố đô Huế trong hoạt động nghiên cứu KHKT ở trường học.
Sản phẩm bảo vệ môi trường của học sinh Trường THPT A Lưới (Thừa Thiên Huế) tham gia trưng bày tại cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh.
Dự án "Kích thích tư duy toán học thông qua hệ thống bài tập hình học và trò chơi được thiết kế bằng phần mềm Scratch" của hai em Huỳnh Đăng Khoa và Lê Anh Châu, học sinh Trường THCS Nguyễn Tri Phương (TP Huế) đã đoạt Giải nhất tại Cuộc thi KHKT cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm học 2020-2021 do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) tổ chức. Đây là một trong bảy dự án được ban tổ chức chọn tham dự cuộc thi KHKT quốc tế thời gian tới.
Dành bảy tháng lên ý tưởng, tìm kiếm các bài toán, thiết kế một số trò chơi vận dụng kiến thức môn toán..., hai em Khoa và Châu đã thiết kế một hệ thống bài tập hình học (lớp 8 và 9) bằng Scratch. Các bài toán được thiết kế dưới dạng câu chuyện trực quan sinh động, khơi gợi sự hứng thú của học sinh với phân môn hình học, giúp củng cố kiến thức môn học, nhất là hình học, vận dụng kiến thức để giải quyết các bài toán nhanh, chính xác... Huỳnh Đăng Khoa chia sẻ: "Em thấy nhiều bạn tỏ ra chán nản môn toán, thấy nó tẻ nhạt, vì thế em và Châu đã nghĩ ra ý tưởng làm gì đó để toán học "mềm mại" hơn".
Trong khi đó, dự án "Thiết bị kiểm tra và giám sát sức khỏe thông minh phòng chống Covid-19 theo công nghệ IOT và diệt khuẩn NANO" của em Lê Ngọc Thanh Mai, học sinh lớp 9/1 Trường THCS Nguyễn Tri Phương đã giành giải cao tại cuộc thi sáng tạo KHKT cấp quốc gia. Sản phẩm giúp phát hiện, nhắc nhở người không đeo khẩu trang, rửa tay, kiểm tra nhiệt độ cơ thể, đo nồng độ ô-xy trong máu mà không cần tiếp xúc trực tiếp với người kiểm tra sức khỏe. Cô giáo Nguyễn Thị Thương Huyền (Trường THCS Nguyễn Tri Phương), cùng nghiên cứu với học sinh Thanh Mai chia sẻ: "Mai rất chịu khó học hỏi, biết lắng nghe lại có khả năng thẩm thấu vấn đề nhanh, đó chính là tố chất của người làm khoa học".
Đánh giá về bốn dự án tham gia của học sinh Thừa Thiên Huế, Giám đốc Sở GD và ĐT Nguyễn Tân cho rằng, các sản phẩm thể hiện ý tưởng mới mẻ của học sinh, phù hợp hoàn cảnh, điều kiện tăng cường các hoạt động về giáo dục môi trường, phòng, chống Covid-19 và ứng dụng công nghệ thông tin trong thời kỳ chuyển đổi số. Các đề tài gắn đến đời sống hằng ngày nếu được đưa vào thực tiễn sẽ rất khả thi, giúp các doanh nghiệp có hướng đi, đổi mới phương thức trong cách quản lý.
Hưởng ứng cuộc thi quốc gia, ngay từ năm học 2009 - 2010, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức cuộc thi KHKT cấp tỉnh. Cuộc thi nhằm khuyến khích học sinh nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công nghệ kỹ thuật, vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Không chỉ các trường ở TP Huế mà các địa phương vùng sâu, miền núi điều kiện phát triển kinh tế - xã hội khó khăn cũng hưởng ứng tích cực, rộng khắp của học sinh toàn tỉnh.
"Câu lạc bộ nhà khoa học trẻ" tại Trường THCS Phong Hòa (huyện Phong Điền) được thành lập cách đây vài năm, là một trong số những nhân tố nổi bật qua phong trào hưởng ứng cuộc thi KHKT. Thầy giáo Nguyễn Văn Khuyên, Chủ nhiệm Câu lạc bộ cho biết: Các em đăng ký tham gia khá đông, đơn giản là đam mê nghiên cứu khoa học, muốn khám phá những gì đang diễn ra chung quanh bởi phòng thực hành thường thiếu trang thiết bị. Từ những cô cậu khá rụt rè, các em chủ động đề xuất đề tài, xây dựng định hướng nghiên cứu, thu thập, xử lý dữ liệu... gắn với thực tiễn và phù hợp điều kiện nghiên cứu trong trường học.
Giám đốc Sở GD và ĐT Nguyễn Tân cho biết thêm: Cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học thật sự là một sân chơi khoa học, trí tuệ hết sức bổ ích, hấp dẫn, thu hút sự chú ý của đông đảo học sinh và giáo viên đam mê khoa học. Đối với học sinh, sản phẩm dự thi KHKT là sự cụ thể hóa xu hướng "học đi đôi với hành", là năng lực vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, nhân rộng các mô hình, giải pháp khoa học, công nghệ tiên tiến có tính ứng dụng cao phục vụ nhu cầu thiết thực trong học tập và đời sống. Đáng nói, sản phẩm của các em có thể ứng dụng với giá thành thấp, phù hợp túi tiền khách hàng. Từ các đề tài nghiên cứu khoa học trong nhà trường, nhiều nhóm học sinh ở Thừa Thiên Huế đã tập làm dự án khởi nghiệp.
Bắt học sinh tự nghiên cứu, sáng tạo 1 sản phẩm là quá sức các emCuộc thi sáng tạo Khoa học kỹ thuật là cơ hội để học sinh tiếp xúc với khoa học, công nghệ mới, được trải nghiệm, học tập thông qua quá trình sáng tạo sản phẩm. Những ngày qua, dư luận xảy ra nhiều tranh cãi xoay quanh chất lượng của cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Cuộc đời bi kịch của tuyệt sắc giai nhân Việt đẹp "như tiên nữ giáng trần", nổi tiếng vượt biên giới
Hậu trường phim
23:54:32 22/05/2025
Lời khai nhận hối lộ của bí thư phường Hoàng Liệt
Pháp luật
23:38:53 22/05/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm tối 4 món dễ nấu lại trôi cơm vô cùng
Ẩm thực
23:34:13 22/05/2025
Tìm thấy thêm 1 thi thể nạn nhân vụ 7 học sinh bị lũ cuốn ở Quảng Ninh
Tin nổi bật
23:33:07 22/05/2025
2 "thánh đường" tại TP.HCM tan hoang, một nam NSND xót xa: Cái chết tức tưởi
Sao việt
23:31:54 22/05/2025
Nền tảng bán vé show G-Dragon tại Việt Nam thông báo bị tấn công mạng nghiêm trọng, sẽ làm việc với cơ quan chức năng
Nhạc quốc tế
23:15:02 22/05/2025
Ca sĩ Soobin, Lệ Quyên và Đàm Vĩnh Hưng dời lịch trong 2 ngày quốc tang
Nhạc việt
22:55:35 22/05/2025
Ông Trump khẩu chiến với Tổng thống Nam Phi Ramaphosa
Thế giới
22:44:14 22/05/2025
Chàng trai gây sốt vì hát quá giống Mạnh Quỳnh
Tv show
22:37:11 22/05/2025