Người trong cuộc đề xuất để không còn cảnh dạy thêm HS chính khóa trong trường

Theo dõi VGT trên

Dạy thêm, học thêm trong trường học hiện nay thực hiện theo quy định của Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT và Quyết định số 2499/QĐ-BGDĐT.

Chuyện dạy thêm, học thêm đã có khoảng hơn 30 năm nay ở nước ta, đến năm 2007 Bộ Giáo dục và Đào tạo mới có Quyết định số 03/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm.[1]

Ngày 16 tháng 5 năm 2012 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT thay thế Quyết định số 03/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm.

Quyết định số 2499/QĐ-BGDĐT ngày 26/8/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố hết hiệu lực các điều: 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 của Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về dạy thêm, học thêm.

Như vậy, năm học 2022-2023 sẽ không còn dạy thêm ngoài nhà trường do giấy phép cấp hoạt động cho các trung tâm dạy thêm, học thêm của các địa phương đã hết hiệu lực, các địa phương không còn các trung tâm bồi dưỡng văn hóa được cấp phép.

Làm đúng quy định, dạy thêm trong trường học sẽ không còn cảnh học thêm

Đó là chia sẻ của một lãnh đạo trường trung học cơ sở phía nam khi bàn về vấn đề làm sao để nhà trường không có cảnh dạy thêm, học thêm.

Theo vị lãnh đạo này: “Nếu không hiểu đúng, thực hiện đúng Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT và Quyết định số 2499/QĐ-BGDĐT sẽ rất dễ vướng quy định.

Vướng thứ nhất, đó là giáo viên dạy thêm học sinh chính khóa. Muốn giáo viên không dạy thêm học sinh chính khóa, nhà trường buộc phải đổi giáo viên dạy lớp này sang lớp khác, khối này sang khối khác.

Với trường nhỏ, muốn đảm bảo giáo viên không dạy thêm học sinh chính khóa chỉ có thể chuyển giáo viên đang dạy khối này lên dạy khối khác và ngược lại.

Khi đổi giáo viên để đảm bảo giáo viên không dạy thêm học sinh chính khóa cũng có hạn chế, đó là giáo viên đang dạy khối này sang dạy thêm khối khác, giống như dạy “chéo” chuyên môn, rất vất vả khi dạy thêm, nên giáo viên không hứng thú khi được bố trí dạy thêm trong trường học.

Dù không thuận lợi cho giáo viên nhưng nhà trường phải làm đúng quy định, có như thế mới tránh được tình trạng ép học sinh học thêm, đảm bảo công bằng cho học sinh.

Với học sinh, đang học chính khóa giáo viên này buổi sáng, học thêm giáo viên khác buổi chiều, nên cũng không hứng thú lắm, nhưng nhà trường phải làm, có như vậy mới xóa được tình trạng học sinh đi học thêm vì điểm số.

Vướng thứ hai, đó là chia học sinh theo học lực khi tổ chức dạy thêm trong trường học. Nhà trường không thể giữ nguyên lớp chính khóa để dạy thêm, buộc phải phân chia lại lớp theo học lực như quy định, đây là việc nhà trường rất “ngại” làm.

Trong ba môn Toán, Văn, Anh các cơ sở giáo dục hay dạy thêm, đều là những môn có yếu tố quyết định đến học lực của học sinh, vì thế khi chia học sinh cũng khó chính xác, không phù hợp nguyện vọng của các em.

Ví dụ, học sinh chỉ học khá Văn, còn Toán và Anh trung bình, nay phân lớp học thêm cùng nhau, mức độ nhận thức của các em không tương đương nhau.

Với học sinh lớp 6, 7 càng phức tạp hơn. Với cách đánh giá xếp loại theo chương trình mới, càng khó phân lớp khi tổ chức dạy thêm. Theo vị này, tuyệt đối không dạy thêm, học thêm với học sinh học chương trình mới.

Học sinh đã yếu, kém, thường là học sinh ngại học, ngán học, nay chia theo lớp như vậy các em lại tự ti, mặc cảm, nhà trường nên dạy miễn phí, tránh thu phí với đối tượng này.

Video đang HOT

Để kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy thêm trong trường học hết sức đơn giản, chỉ cần yêu cầu nhà trường gửi danh sách xếp lớp dạy thêm và danh sách xếp lớp chính khóa, người kiểm tra chỉ cần đối sánh hai danh sách này là đánh giá được ngay.

Chỉ cần kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy thêm trong trường học “từ xa”, “trực tuyến” một cách công minh, các cơ sở giáo dục phải làm đúng quy định của Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT và Quyết định số 2499/QĐ-BGDĐT.

Để các cơ sở làm đúng quy định của Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT và Quyết định số 2499/QĐ-BGDĐT, phòng giáo dục yêu cầu nhà trường cung cấp danh sách học sinh theo xếp lớp dạy thêm, lớp chính khóa, bảng phân công chuyên môn chính khóa và dạy thêm ngay từ khi làm hồ sơ cấp phép, dạy thêm trong trường học sẽ không còn cảnh học thêm chính khóa.

Người trong cuộc đề xuất để không còn cảnh dạy thêm HS chính khóa trong trường - Hình 1

Ảnh minh họa: Báo Lao động

Dạy thêm, học thêm trong trường học hiện nay thực hiện theo quy định của Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT và Quyết định số 2499/QĐ-BGDĐT, tuy nhiên các cơ sở giáo dục không thực hiện đúng quy định, nên gây ra “phản cảm” cho xã hội.

Để trả lại sự trong sáng, lành mạnh trong dạy thêm, học thêm ở trường học, Sở giáo dục, Phòng giáo dục chỉ cần yêu cầu nhà trường cung cấp danh sách học sinh theo xếp lớp dạy thêm, lớp chính khóa, bảng phân công chuyên môn chính khóa và dạy thêm trước khi cấp phép, dạy thêm trong trường học, sẽ không còn cảnh học thêm chính khóa, dạy thêm chính khóa.

Một việc làm đơn giản, tất cả các Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo đều có thể làm được, kiểm tra được, không cần nhiều nhân lực, vật lực, nhưng hiệu quả vô cùng lớn, đem lại niềm tin cho xã hội với nhà trường.

Nếu thời gian quay trở lại, em sẽ không bao giờ học thêm ở thời phổ thông

Học thêm đã biến học sinh và gia đình trở thành nạn nhân, phụ huynh mất tiền, học sinh mất đi thời gian vui chơi, tham gia các phong trào, hoạt động xã hội,...

Vấn nạn dạy thêm, học thêm trái quy định, biến tướng diễn ra hàng ngày, hàng giờ từ thành thị đến nông thôn, len lỏi cả trong thôn, ngõ, ấp, học thêm từ lớp mẫu giáo,... để lại nhiều hậu quả xấu tác động đến vai trò, vị trí, trách nhiệm, lương tâm, đạo đức người thầy và ảnh hưởng rất lớn đối với học sinh.

Môi trường dạy học thân thiện, học sinh tích cực bị biến thành môi trường mua-bán, học sinh từ người học trở thành "thượng đế". Hàng loạt bức xúc, bất công,...sinh ra từ việc dạy thêm, o ép dạy thêm khiến môi trường dạy học méo mó.

Nếu thời gian quay trở lại, em sẽ không bao giờ học thêm ở thời phổ thông - Hình 1

Các em cần được học tập, nghỉ ngơi hợp lý - Ảnh minh họa P.L

Nếu thời gian quay trở lại, em sẽ không bao giờ học thêm ở phổ thông

Học sinh vì thơ ngây, vì theo đám bạn, vì điểm số,... đã bị vắt kiệt sức do học thêm từ lớp 1.

Học thêm đã biến học sinh và gia đình trở thành nạn nhân, phụ huynh mất tiền, học sinh mất đi thời gian vui chơi, tham gia các phong trào, hoạt động xã hội,...

Người viết đã trao đổi với một số em là sinh viên, những người đã ra trường đi làm, trong đó có những giáo viên...đa số đều có nhận định việc học thêm đã khiến gia đình các em tốn kém và quan trọng là những kiến thức từ học thêm hầu như không giúp ích gì cho việc học tập nâng cao, chỉ mang lại điểm số đẹp tạm thời (thường là được giải bài trước).

Qua chia sẻ, một sinh viên năm cuối một trường cao đẳng nghề cho biết, từ thời tiểu học em đã được đánh giá có sức học tốt, thông minh, gia đình kỳ vọng nhiều.

"Dưới áp lực học giỏi để được khen thưởng, tuyên dương, em đã phải lao đầu vào học thêm từ lớp 1, lên cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông còn dày đặc hơn, có những môn phải học đến 2 giáo viên, giáo viên dạy chính khóa để lấy điểm đẹp và 1 giáo viên bên ngoài để "hiểu bài".

Kết quả đúng như gia đình mong muốn, suốt từ lớp 1 đến lớp 12, lúc nào cũng nhận danh hiệu học sinh giỏi.

Lao đầu vào học thêm, có ngày phải học đến 21 giờ đêm, cả ngày chủ nhật, không có thời gian nghỉ ngơi, sức khỏe suy nhược, thần kinh không ổn định, bản thân em lại không tham gia bất kỳ hoạt động, phong trào nào để rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần.

Và, bản thân và gia đình hoàn toàn thất vọng khi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, điểm 3 môn xét tuyển đại học chỉ là 17,5 điểm.

Với số điểm này, không thể trúng tuyển các trường đại học công lập có tiếng, chỉ có thể vào dân lập hoặc tư thục nhưng gia đình khó khăn, kiệt sức vì học thêm nên không đủ kinh phí học các trường ngoài công lập.

Gia đình và bản thân em đành chấp nhận học một trường cao đẳng nghề bằng xét tuyển kết quả học bạ.

Nếu không học thêm từ lớp 1-12, nếu không vắt kiệt sức từ sức khỏe, kinh tế để lo tiền học thêm,... có thể em cũng đã đậu vào một trường đại học công lập nào đó, gia đình cũng không kiệt quệ như hôm nay.

Mà nếu chỉ cần vào trường cao đẳng nghề như hiện nay, xét tuyển bằng kết quả học bạ, em cũng không cần học thêm từ lớp 1-12 tốn hàng trăm triệu đồng.

Nghĩ lại, bản thân em thấy hối tiếc, hối hận vì điểm số đã khiến gia đình kiệt quệ, kết quả nhận lại làm gia đình, bạn bè và bản thân thất vọng, em cũng buồn khi một số giáo viên cố tình "chiêu trò" o ép các em học sinh học thêm thu tiền.

Nếu từ lớp 1, hàng tháng gia đình chỉ cần để dành tiền học thêm mỗi tháng 1, 2 triệu học phí học thêm thì gia đình đã không quá vất vả, và có thể đã để dành được một phần kinh phí để lo cho em ăn học hiện nay,...

Vì còn nhỏ không hiểu, em nhiều lần gây áp lực lên gia đình về tiền học thêm, gia đình đôi khi bất hòa khi phải vay mượn tiền để em được đi học thêm.

Em rất tiếc nuối về việc bỏ quá nhiều thời gian, tiền bạc để học thêm, mất đi ý nghĩa cuộc sống thời học sinh.

Nếu được quay lại, em sẽ không bao giờ học thêm mà sẽ cố gắng tự học, tham gia nhiều hoạt động thể dục thể thao, thiện nguyện,...

Em cũng khuyên, các bạn học sinh đừng phí tuổi thanh xuân vào những buổi học thêm quá sức, hãy tận dụng thời gian vàng để vừa học, tự học, trải nghiệm, tham gia các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa, văn nghệ,...đó là những trải nghiệm cần thiết, đó là những định hướng nghề nghiệp thiết thực nhất mà không cần phải lý thuyết suông."

Hay tại ngôi trường trung học cơ sở mà người viết đang giảng dạy, theo thống kê gần như đến 70% học sinh học thêm từ lớp 6-9, một số em do học thêm, điểm học bạ lớp 9 rất cao, xếp loại khá, giỏi nhưng khi thi tuyển lớp 10 vẫn trượt trường công lập.

Người viết, cũng tiếp xúc nhiều em, khi còn nhỏ tỏ ra thông minh nhưng học không đúng hướng, kết quả phổ thông toàn được học sinh giỏi nhưng lạm dụng học thêm nên đuối dần, không còn duy trì phong độ, không đạt được các trường đại học mơ ước.

Báo chí cũng phản ánh học sinh kiệt sức vì học thêm quá mức, lạm dụng học thêm mất đi khả năng tự học, sáng tạo.

Khi các em trưởng thành, suy nghĩ chín chắn hơn, nhiều em tỏ ra tiếc nuối về thời gian, công sức và tiền bạc mà bản thân và gia đình đã mất do học thêm, cùng chung mong muốn việc quản lý dạy thêm, học thêm được chặt chẽ hơn.

Đã đến lúc, cần ban hành quy định cụ thể, rõ ràng về dạy thêm, học thêm

Khi mà dạy thêm học thêm không còn là ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong Luật Đầu tư, đồng nghĩa với công nhận dạy thêm là hoạt động, kinh doanh mua bán hợp pháp thì tình trạng dạy thêm diễn ra tràn lan, giáo viên dùng mọi cách để mở lớp dạy thêm thu tiền, bất chấp nguyên tắc dạy thêm được quy định trong Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT về dạy thêm, học thêm, ngành giáo dục khó quản lý.

Để việc dạy thêm, học thêm đi vào nền nếp, thực chất rất cần thiết phải ban hành quy định dạy thêm, học thêm cụ thể, chi tiết từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, cũng như phân cấp, phân quyền quản lý dạy thêm, học thêm.

Theo người viết, việc học thêm là nhu cầu có thật của một số học sinh để củng cố, nâng cao kiến thức và nhu cầu có thật của một số giáo viên để cải thiện thu nhập, bồi dưỡng kiến thức,...

Nhưng tất nhiên, hệ lụy của dạy thêm quá đà, học sinh học quá sức sẽ để lại những hậu quả lâu dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý học sinh, nhiều em thi vào ngành sư phạm chỉ với ước mơ được dạy thêm, để có thật nhiều tiền, những em sinh viên sư phạm với lý tưởng trên tai hại vô cùng.

Giáo viên dạy thêm quá nhiều thì sức khỏe suy kiệt, tâm lý không bình thường, vì lý do kinh tế nhiều giáo viên "giấu" kiến thức trên lớp để dạy thêm, o ép học sinh học thêm bằng nhiều cách trong đó có cả bạo hành thể xác, tinh thần, dạy thêm quá nhiều thì sẽ không còn thời gian nghiên cứu bài, tham gia các phong trào,...kết quả giảng dạy sẽ không cao, học sinh sẽ thiệt thòi,...

Để việc quản lý dạy thêm, học thêm đi vào nền nếp, người viết xin được kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo, tiếp tục kiến nghị Chính phủ và các ban ngành liên quan quy định dạy thêm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, hạn chế dần việc dạy thêm, tăng cường cơ sở vật chất để cả nước dạy 2 buổi/ngày theo định hướng chương trình mới.

Bên cạnh đó, khi ban hành Thông tư mới quy định về dạy thêm học thêm thay thế Thông tư 17, nên quy định các trường hợp không được dạy thêm như sau:

Không được dạy thêm đối với học sinh học 2 buổi/ngày;

Không được dạy thêm học sinh chính khóa, Thông tư 17 quy định giáo viên được dạy thêm học sinh chính khóa khi hiệu trưởng đồng ý. Người viết kiến nghị cần cấm dạy thêm học sinh chính khóa, dạy thêm học sinh chính khóa là nguyên nhân gây nhiều bất cập của dạy thêm học thêm, méo mó môi trường giáo dục,..

Về thời gian, nên quy định giáo viên không được dạy thêm học sinh trước 6 giờ và sau 20 giờ, không được dạy thêm lúc 11-13h, 16-17h30 vì đây vào các khoảng thời gian để các em nghỉ ngơi, tham gia thể dục thể thao, phong trào khác.

Giáo viên hay than thở công việc nhiều, giao công việc thực hiện chậm trễ nhưng lại dành thời gian dạy thêm quá nhiều.

Quy định hiện nay, giáo viên trung học cơ sở dạy 19 tiết/ tuần, trung học phổ thông 17 tiết/tuần, ngoài thời gian trên còn phải tham gia các công việc khác như soạn bài, chấm bài, hội họp, bồi dưỡng thường xuyên, các phong trào,...nếu dạy thêm quá mức sẽ không khoa học, vắt kiệt sức giáo viên, nên người viết cho rằng nên quy định cụ thể giáo viên được dạy tối đa 12 tiết /tuần (tối đa 3 nhóm, mỗi nhóm tối đa 4 tiết/tuần).

Giáo viên đã dạy 17 - 19 tiết/tuần, quy định được dạy thêm tối đa 12 tiết/tuần là phù hợp với thực trạng dạy học, thời gian, sức khỏe thể chất và tinh thần.

Tiếp theo, người viết cho rằng nên có văn bản hướng dẫn, quản lý để chấn chỉnh các buổi dạy thêm học thêm thu tiền dưới hình thức câu lạc bộ, như câu lạc bộ anh văn, tin học, kỹ năng sống,...

Ở bậc tiểu học đã cấm dạy thêm nhưng các câu lạc bộ núp bóng dạy thêm thu tiền lại xuất hiện dày đặc, vắt kiệt sức học trò, kiệt sức phụ huynh.

Dạy thêm, học thêm trái phép, trá hình hiện nay đang là "ung nhọt", làm điêu đứng nhiều gia đình, làm học sinh kiệt sức, không tự học, không tích cực, không tham gia các hoạt động trải nghiệm theo chương trình mới nên cần có liều thuốc cao để chữa căn bệnh trên, từng bước đem lại sự trong sạch cho giáo dục.

Hơn ai hết, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên nhanh chóng ban hành quy định mới cụ thể, chi tiết về dạy thêm học thêm, quy định rõ trường hợp cấm, giáo viên nào vi phạm phải bị xử lý nghiêm, sa thải và xử lý cán bộ địa phương nào để tình trạng dạy thêm trái phép tràn lan, mất kiểm soát.

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Bức ảnh xấu hổ nhất cuộc đời Song Hye KyoBức ảnh xấu hổ nhất cuộc đời Song Hye Kyo
05:59:09 18/01/2025
"Tình cũ" Kim Tae Hee khuynh đảo màn ảnh suốt 6 năm giờ danh tiếng tụt dốc, diễn đỉnh nhưng đóng phim nào cũng "xịt""Tình cũ" Kim Tae Hee khuynh đảo màn ảnh suốt 6 năm giờ danh tiếng tụt dốc, diễn đỉnh nhưng đóng phim nào cũng "xịt"
05:59:44 18/01/2025
Chuyện gì đang xảy ra với Hoa hậu Phạm Hương ở Mỹ?Chuyện gì đang xảy ra với Hoa hậu Phạm Hương ở Mỹ?
06:24:49 18/01/2025
Bạn trai tin đồn của Diệp Lâm Anh: Kém 11 tuổi, quán quân cuộc thi người mẫuBạn trai tin đồn của Diệp Lâm Anh: Kém 11 tuổi, quán quân cuộc thi người mẫu
08:00:33 18/01/2025
Lật mở hồ sơ tội ác lừa đảo, tra tấn man rợ, buôn người xuyên biên giới của em chồng Triệu VyLật mở hồ sơ tội ác lừa đảo, tra tấn man rợ, buôn người xuyên biên giới của em chồng Triệu Vy
06:34:58 18/01/2025
Hoa hậu Vbiz tiết lộ 1 điều khác lạ sau 15 ngày về Việt Nam với chồng thứ 3 kém tuổiHoa hậu Vbiz tiết lộ 1 điều khác lạ sau 15 ngày về Việt Nam với chồng thứ 3 kém tuổi
06:31:50 18/01/2025
Vụ 4 người chết ở Hà Nội: 3 thi thể được tìm thấy dưới gầm giườngVụ 4 người chết ở Hà Nội: 3 thi thể được tìm thấy dưới gầm giường
07:31:09 18/01/2025
Nam sinh 17 tuổi mắc bệnh gút mạn mà không hề hay biếtNam sinh 17 tuổi mắc bệnh gút mạn mà không hề hay biết
04:57:04 18/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tôi ở nhà mới được 2 năm và thực sự không thể chịu nổi 9 món đồ dùng này

Tôi ở nhà mới được 2 năm và thực sự không thể chịu nổi 9 món đồ dùng này

Sáng tạo

09:06:10 18/01/2025
Chỉ trong 2 năm, tôi đã đi khử từ bốn lần. Trung bình, nửa năm nó sẽ bị khử từ một lần. Có những lần nó bị hỏng đột ngột khiến tay nắm cửa đập vào bức tường phía sau gây ra những vết lõm nhỏ
Không khí Tết rất khác ở Bệnh viện Chợ Rẫy

Không khí Tết rất khác ở Bệnh viện Chợ Rẫy

Du lịch

09:04:45 18/01/2025
Lạc vào không gian ngập tràn sắc hoa, nhiều người bệnh, thân nhân dường như quên đi nỗi đau bệnh tật. Giữa không khí căng thẳng nơi bệnh viện tuyến cuối, đường hoa xuân tại Bệnh viện Chợ Rẫy
Váy chữ A thanh lịch, sang trọng nhưng cực kỳ linh hoạt cho mùa cuối năm

Váy chữ A thanh lịch, sang trọng nhưng cực kỳ linh hoạt cho mùa cuối năm

Thời trang

09:03:52 18/01/2025
Xóa bỏ suy nghĩ rằng trang phục thanh lịch, sang trọng thường không thoải mái, chân váy chữ A, váy chữ A liền thân mang đến sự thuận tiện và linh hoạt tuyệt vời.
Diễn viên Nhật Kim Anh vỡ òa đón tin vui ở tuổi 39

Diễn viên Nhật Kim Anh vỡ òa đón tin vui ở tuổi 39

Sao việt

09:01:08 18/01/2025
Diễn viên Nhật Kim Anh vừa đón con gái chào đời ngày 17/1 bằng phương pháp sinh mổ. Sức khỏe 2 mẹ con ổn định, sẽ xuất viện trong vài ngày tới.
Barcelona ép Fati ra đi để đón sao Man United?

Barcelona ép Fati ra đi để đón sao Man United?

Sao thể thao

08:58:42 18/01/2025
Theo tờ Givemesport, Barca đã sẵn sàng chiêu mộ Rashford ngay trong kỳ chuyển nhượng tháng 1 này. Fati được đồn đoán sắp rời Barca.
Còn 12 ngày nữa là Tết Nguyên đán, 4 con giáp này đón tin vui tới tấp, tiền bạc đổ về như thác lũ

Còn 12 ngày nữa là Tết Nguyên đán, 4 con giáp này đón tin vui tới tấp, tiền bạc đổ về như thác lũ

Trắc nghiệm

08:58:05 18/01/2025
Đây là thời điểm 4 con giáp này nên tranh thủ bứt tốc về đích để có một năm mới đủ đầy.Top 5 con giáp may mắn nhất về tài lộc năm 2025 15 ngày nữa, 4 con giáp này bước sang cuộc đời mới, công việc
Huyền Lizzie, Đại Nghĩa gây xúc động khi bỏ tiền túi tặng trẻ mồ côi

Huyền Lizzie, Đại Nghĩa gây xúc động khi bỏ tiền túi tặng trẻ mồ côi

Tv show

08:55:08 18/01/2025
Ngoài việc hết mình với các thử thách, Huyền Lizzie còn bỏ tiền túi hỗ trợ các em nhỏ trong Mái ấm gia đình Việt , khiến nhiều người cảm kích.
Nữ diễn viên Việt duy nhất đóng chính phim Hàn, sau 11 năm thành đại mỹ nhân khó ai địch nổi

Nữ diễn viên Việt duy nhất đóng chính phim Hàn, sau 11 năm thành đại mỹ nhân khó ai địch nổi

Hậu trường phim

08:50:07 18/01/2025
Ít ai ngờ, cách đây tới 11 năm đã từng có một diễn viên Việt đảm nhận vai nữ chính trong một phim điện ảnh Hàn. Và đó là cái tên vô cùng quen thuộc: Ninh Dương Lan Ngọc.
Các loại quả ít nguy cơ tồn dư thuốc trừ sâu nhất

Các loại quả ít nguy cơ tồn dư thuốc trừ sâu nhất

Sức khỏe

08:43:51 18/01/2025
Vỏ bơ dày và không ăn được đóng vai trò như một rào chắn tự nhiên, ngăn thuốc trừ sâu xâm nhập vào phần bên trong. Mặc dù vậy, bạn vẫn nên rửa sạch vỏ bơ để tránh vi khuẩn hoặc chất ô nhiễm từ vỏ chuyển sang các phần khác khi cắt.
Sao Hàn 18/1: Kim Min Hee sắp sinh con với đạo diễn đã có vợ

Sao Hàn 18/1: Kim Min Hee sắp sinh con với đạo diễn đã có vợ

Sao châu á

08:20:14 18/01/2025
Nữ diễn viên bị ghét nhất Hàn Quốc Kim Min Hee tiếp tục bị chỉ trích vì scandal làm tiểu tam , mang thai với người tình là đạo diễn hơn 22 tuổi.
Lương Thùy Linh - ngôi sao mặc đẹp đang lên

Lương Thùy Linh - ngôi sao mặc đẹp đang lên

Phong cách sao

07:28:01 18/01/2025
Mỹ nhân sinh năm 2000 không theo đuổi thời trang tối giản. Thay vào đó, cô xây dựng phong cách nổi bật, nhiều màu sắc.