Người trong cuộc bật mí góc khuất của luyện thi học sinh giỏi quốc gia
Trên “đường đua” giành giải, nhiều trường đã phải dồn toàn lực để mời cho được những thầy theo họ là có tham gia ra đề thi về để luyện đội tuyển…
Việc những em học sinh có tố chất đoạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi là điều rất đáng được tuyên dương, thế nhưng ít ai biết rằng để các em đạt được những thành tích đó, nhiều trường đã phải dồn toàn lực để mời cho được những thầy cô theo họ là có tham gia ra đề thi, có thể định hướng đề thi về luyện đội tuyển.
Chia sẻ với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, cô N.T., một giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm dẫn đội tuyển của một tỉnh Trung du miền núi phía Bắc cho biết, mọi năm cô sẽ liên hệ với thầy cần mời trước rồi mới đưa đội tuyển lên vì chi phí trả cho thầy ở Hà Nội sẽ thấp hơn so với việc mời thầy về tỉnh:
“Tôi liên hệ được với 2 thầy, vì là chỗ thân quen nên chi phí cho mỗi thầy sẽ trong khoảng từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng một ca (từ 2 tiếng đến 2 tiếng 30 phút).
Vì các thầy rất bận nên bình thường tôi sẽ liên hệ đặt lịch trước với các thầy rồi mới đưa học sinh lên Hà Nội.
Chúng tôi lên nhiều đợt, đợt lâu nhất dài 10 ngày. Việc phải đi nhiều đợt là do lịch của các thầy đã kín.
Khi lên đến nơi chúng tôi thuê một khách sạn tư nhân trên đường Doãn Kế Thiện (Hà Nội) để ở. Khách sạn này theo tôi biết cũng là nơi tá túc của nhiều đoàn học sinh giỏi các tỉnh khác về Hà Nội ôn luyện.
Những lúc cao điểm, khách sạn này giống như một lò luyện thi của những học sinh giỏi từ nhiều tỉnh thành đổ về Hà Nội.
Có năm, để tiết kiệm chi phí, đoàn chúng tôi đã chủ động liên hệ với một đoàn của địa phương ven biển ở Phía Bắc để ghép 2 đội tuyển thành một, chi phí trả cho thầy được mời sẽ chia theo hình thức 50/50 cho mỗi đoàn”.
Video đang HOT
Học sinh vào đổi tuyển luyện thi học sinh giỏi chịu nhiều áp lực. (Ảnh minh họa nguồn chuyennguyenhue.edu.vn )
Bên cạnh đó, cô N.T. cũng cho biết thêm, chi phí của mỗi đợt lên Hà Nội bao gồm tiền học phí, tiền ăn ở, đi lại của cả đoàn đều được nhà trường lo cho.
Trái ngược với đoàn của cô N.T, thầy M.Q., một giáo viên dẫn đội tuyển học sinh giỏi ở tỉnh được mệnh danh đất học Nam Định thì cho biết: “Mời được thầy về tỉnh vẫn là phương án tốt nhất mặc dù chi phí trả cho thầy sẽ cao hơn”.
“Vì lịch của các thầy rất bận nên có năm chúng tôi đã hẹn các thầy rồi nhưng khi đưa học sinh lên Hà Nội thì thầy lại báo bận đột xuất, học sinh đành ở lại khách sạn để chờ thầy xếp lịch lại.
Rút kinh nghiệm từ lần đó, những năm sau chúng tôi đều tìm cách mời bằng được các thầy về tỉnh.
Tuy nhiên chi phí mỗi buổi học khi mời các thầy về tỉnh sẽ cao hơn, trong khoảng từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng một ca”.
Bên cạnh đó, thầy M.Q. cũng cho biết ngoài học phí mỗi ca cao hơn thì khi mời các thầy về tỉnh, nhà trường còn phải trả thêm chi phí đi lại, ăn ở cho các thầy:
“Nếu mời thầy trong miền Nam ra thì phải trả tiền máy bay, tiền khách sạn cho thầy.
Mỗi lần đưa các thầy đi ăn thì cần phải có cả lãnh đạo nhà trường đi cùng nên mỗi bữa ăn như thế chi phí trên dưới 10 triệu đồng là bình thường”.
Theo tìm hiểu, mỗi môn chỉ có khoảng 5 đến 7 thầy chuyên luyện đội tuyển nhưng tỉnh nào cũng muốn mời được thầy về.
Chính vì vậy, các tỉnh sẽ cạnh tranh nhau bằng cách tận dụng các mối quan hệ, nâng học phí mỗi ca học.
Một giáo viên tại một trường chuyên tiết lộ với phóng viên, năm học 2019 – 2020, trường chuyên đó tốn trên 200 triệu đồng cho việc mời thầy về ôn cho đội tuyển học sinh giỏi.
Chính vì nhiều trường dồn toàn lực, chi rất nhiều tiền cho việc mời thầy Trung ương về ôn đội tuyển học sinh giỏi nên áp lực dành cho những học sinh này là rất lớn.
Chia sẻ với phóng viên Tạp chí điện tử Việt Nam, em N.., thành viên đội tuyển học sinh giỏi Phú Thọ cho biết:
“Chúng em được nhà trường cho miễn học chính khóa để tập chung ôn luyện với thầy giáo trên Hà Nội. Sáng chúng em học từ 7h đến 11h, chiều từ 14h đến 16h. Việc ôn luyện của chúng em diễn ra rất căng thẳng vì thời gian học kéo dài cùng với đó là lượng kiến thức vô cùng lớn”.
Có cùng sự căng thẳng như em N., em L.Q., một học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi của Nam Định cho biết:
“Sự kỳ vọng của nhà trường và gia đình đối với chúng em là rất lớn, bên cạnh sự căng thẳng đến từ việc ôn luyện thì chúng em luôn sợ rằng nếu đi thi mà không đem về thành tích thì sẽ khiến thầy cô và gia đình buồn”.
Bài học ứng phó từ năm học đặc biệt
Năm học 2019-2020 đã qua, nhưng vẫn để lại những dấu ấn đặc biệt không thể nào quên trong ký ức các thế hệ thầy cô, học trò. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, học sinh phải nghỉ ở nhà dài ngày.
Nhưng với quyết tâm "tạm dừng đến trường, không dừng học", bằng nhiều giải pháp phù hợp được triển khai, các cơ sở giáo dục của Quảng Ninh vẫn "cán đích" chương trình năm học theo đúng quy định.
Học sinh Trường Tiểu học Hạ Long (TP Hạ Long) học trực tuyến tại nhà, tháng 4/2020.
Trường Tiểu học Hạ Long (TP Hạ Long) là một trong những điểm sáng của ngành giáo dục Quảng Ninh áp dụng có hiệu quả việc tổ chức dạy học trực tuyến trong năm học 2019-2020. Trong quá trình học sinh nghỉ học tại nhà, hoạt động này đã được nhà trường triển khai tại 100% khối lớp, mang lại nhiều lợi ích cho cả giáo viên và học sinh.
Cô giáo Nguyễn Thị Thu Thủy, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hạ Long, chia sẻ: Từ ngày 10/2, nhà trường đã đưa 2 phần mềm học trực tuyến là Shubclassroom và Classroom.google.com vào giảng dạy. Đến ngày 9/4, trường thí điểm sử dụng phần mềm AIC - phần mềm có tính bảo mật cao hơn, để dạy trực tuyến ở 1 lớp, sau đó thực hiện nhân rộng ra toàn trường. Việc dạy học trực tuyến của trường trong giai đoạn bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 luôn nhận được sự hỗ trợ, ủng hộ và đồng tình của phụ huynh, học sinh.
Học sinh Trường THCS Cẩm Thành (TP Cẩm Phả) trở lại học trên lớp vào tháng 5/2020.
Cùng với việc sử dụng các phần mềm trực tuyến, thầy cô giáo Trường Tiểu học Hạ Long cũng sử dụng email và zalo để hỗ trợ học sinh trong quá trình ôn tập. Video bài giảng mới đều được các cô gửi qua email của phụ huynh hoặc của học sinh hằng ngày. Bên cạnh đó, học sinh nhà trường cũng được khuyến khích tự tìm hiểu trên các trang mạng dạy học uy tín để tìm các nội dung ôn tập phong phú, từ đó giúp các em nắm chắc kiến thức hơn.
Nhìn lại chuỗi ngày nghỉ kéo dài từ 26/1 tới 4/5 do ảnh hưởng của dịch Covid-19, có thể thấy, ngành Giáo dục Quảng Ninh đã xây dựng linh hoạt nhiều phương án, hình thức dạy học, phù hợp với điều kiện từng trường, từng địa phương. Đơn cử như: Dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình, phát phiếu bài tập tại nhà... Thậm chí, ở những thôn, bản vùng cao, nơi các phụ huynh chưa có điều kiện sử dụng laptop hay điện thoại thông minh, nhiều thầy cô giáo chỉ còn cách đến tận nhà hướng dẫn từng học sinh.
Với phương châm "không học sinh nào bị bỏ lại phía sau", ngành GD&ĐT Quảng Ninh đã khá thành công trong việc áp dụng các hình thức học khác nhau khi học sinh không thể đến trường. Khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, 100% học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh quay trở lại trường học, việc bắt nhịp lại hình thức dạy và học trực tiếp được các nhà trường thực hiện khá nhanh chóng, hiệu quả.
Năm học 2019-2020 là năm học nhiều thách thức với ngành Giáo dục tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung, nhưng với sự quyết tâm cao, toàn ngành vẫn gặt hái được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài, khó khăn cho việc ôn luyện, chất lượng học sinh đạt học sinh giỏi quốc gia của tỉnh vẫn tăng so với năm trước với 53 giải, trong đó có 1 giải nhất, 7 giải nhì, 21 giải ba, 24 giải khuyến khích. Điều này khẳng định sự kiên trì, bền bỉ và sức sáng tạo của thầy và trò Quảng Ninh trong năm học vừa qua.
Năm học mới 2020-2021 đã đi qua gần nửa chặng đường, ngành Giáo dục Quảng Ninh đặt ra mục tiêu tập trung nâng cao chất lượng dạy và học, nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn cho học sinh, trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang có những diễn biến phức tạp. Chắc chắn, những kinh nghiệm, bài học có được từ năm học trước sẽ giúp Quảng Ninh có thêm nhiều kết quả tích cực trong công tác dạy và học trong thời gian tới.
Thanh Hóa: Khen thưởng gần 500 triệu cho học sinh, giáo viên giỏi 59 học sinh và 23 giáo viên có học sinh đạt giải các môn văn hóa trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông năm học 2019 - 2020 tới đây sẽ được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa tặng bằng khen và trao thưởng gần 500 triệu đồng. Ngày 30/10, UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, ngày...