Người trẻ Trung Quốc chi tiền để có giấc ngủ ngon
Nhiều người đã sẵn sàng bỏ ra một mức phí nhất định để đổi về 50 phút ngủ ngon vào mỗi trưa.
Những người trẻ tham gia trị liệu tìm kiếm giấc ngủ ngon. Ảnh: AFP
Sau khi trải qua buổi trưa trong một căn phòng yên tĩnh ở Bắc Kinh, Xuan Yi cuối cùng cũng có được giấc ngủ sâu mà cô hằng ao ước trong nhiều tháng. Xuan Yi là một trong số khoảng 300 triệu người Trung Quốc mắc chứng mất ngủ, hậu quả của nền văn hóa làm việc đầy căng thẳng và áp lực cao. Cô đã thử mọi cách, từ tư vấn tâm lý đến sử dụng tinh dầu nhưng vẫn không có hiệu quả.
“Tôi bị áp lực rất nhiều từ công việc, không thể đi ngủ trước 2-3 giờ sáng và phải dậy để bắt đầu làm việc từ lúc 7 giờ. Cuối tuần tôi vẫn phải làm việc và trong một thời gian dài không có được một giấc ngủ ngon”, Xuan bày tỏ.
Nhưng khi rèm cửa đóng lại và tiếng chuông trị liệu bắt đầu ngân lên trong căn phòng của nhà trị liệu Li Yan, cuối cùng Xuan cũng có thể chìm vào giấc ngủ. Trong tiếng cồng chiêng, trống nước, dụng cụ tạo tiếng mưa và trống hang, Xuan và những người cùng thế hệ với cô nhẹ nhàng chợp mắt.
50 phút trôi đi, họ thức dậy sau giấc ngủ mà họ cho là ngon nhất trong nhiều năm qua, với chi phí 180 nhân dân tệ (hơn 620 nghìn đồng).
Nhà trị liệu Li Yan cho biết: “Hàng chục người với tâm trí căng thẳng đã nằm xuống cùng nhau và muốn cho đầu óc được nghỉ ngơi một thời gian ngắn. Nó giống như pin điện thoại di động được sạc từ 3% lên 100% vậy”.
Video đang HOT
Li Yan – người chuyên thực hiện các phương pháp trị liệu chứng mất ngủ cho nhiều người trẻ. Ảnh: AFP
“Áp lực”, “lo lắng” và “mất ngủ” là những từ Li được nghe khách hàng nhắc đến thường xuyên nhất. Cô kể rằng bản thân thường nhận được các cuộc gọi từ những khách hàng đang mong muốn được nghỉ ngơi. Họ nói với cô: “Tôi cần liệu pháp này ngay lập tức, trong vòng nửa tiếng, tôi mệt quá rồi”.
Theo Sách Trắng Quốc gia về Y tế, có rất nhiều người làm việc trong ngành công nghệ thông tin đầy cạnh tranh của đất nước tỷ dân. Đây là ngành có tỷ lệ trầm cảm và lo âu cao nhất ở nước này.
Như công ty hàng đầu Alibaba, nơi khét tiếng vì yêu cầu nhân viên của mình làm việc nhiều giờ, thậm chí còn dùng các buổi học của Li như các hoạt động trong team building (hoạt động nâng cao tính đoàn kết của doanhh nghiệp).
Những chiếc chuông chữa lành của Li Yan cũng gắn liền với một xu hướng đang phát triển khác hiện nay: “Khoảnh khắc giải thoát ngắn ngủi”, trong đó những người trẻ tuổi đang cố gắng để thoát khỏi cuộc sống bận rộn hàng ngày.
Được bao quanh bởi các tòa nhà văn phòng ở trung tâm Bắc Kinh, văn phòng của Li Yan sẽ cung cấp các khoảng thời gian phù hợp với thói quen bận rộn của những người lao động trẻ.
Li Yan cho hay, kể từ đại dịch Covid-19, cô đã nhận thấy nhu cầu ngày càng tăng đối với cái gọi là “nền kinh tế giấc ngủ”. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, đại dịch đã làm gia tăng 25% số ca trầm cảm và lo âu trên toàn thế giới trong năm đầu tiên.
Li nói thêm: “Nhiều người đang tích cực tìm kiếm giải pháp kể từ sau đại dịch. Nhiều cảm xúc và vấn đề đã bộc lộ và mọi người cần phải đối diện với nội tâm của chính mình. Ở một đất nước mà không ít người tìm đến trò chơi điện tử hoặc mua sắm để thư giãn, thì sự thư giãn và hạnh phúc dường như là một thứ xa xỉ”.
Chẳng hạn như Xuan Yi, cô cảm thấy rất vui khi được ngủ một giấc ngon lành.
“Nếu không bỏ tiền cho những buổi trị liệu này, tôi có thể còn phải chi nhiều tiền hơn khi đến bệnh viện”, cô nói.
Myanmar nhập khẩu xăng dầu của Nga
Một phát ngôn viên của chính quyền quân sự Myanmar cho biết quốc gia này sẽ nhập khẩu xăng và dầu nhiên liệu của Nga để giảm bớt nỗi lo ngại về nguồn cung và giá cả tăng cao.
Các toa xe lửa chở dầu, nhiên liệu tại ga đường sắt Yanichkino, gần nhà máy lọc dầu Gazprom ở Moskva, Nga. Ảnh: AFP
Hãng Reuters đưa tin quốc gia Đông Nam Á này đang duy trì mối quan hệ hữu nghị với Nga, trong bối cảnh cả hai bên đang là mục tiêu của hàng loạt lệnh trừng phạt từ các nước phương Tây.
Nga đang tìm kiếm các khách hàng mới trong khu vực châu Á, do châu Âu - điểm đến xuất khẩu năng lượng lớn nhất của họ sẽ áp đặt lệnh cấm vận đối với dầu của Nga vào cuối năm nay.
"Chúng tôi đã được cho phép nhập khẩu xăng từ Nga", phát ngôn viên Zaw Min Tun thông báo tại cuộc họp ngày 17/8, đồng thời giải thích họ chọn thị trường Nga vì chất lượng cao và chi phí thấp.
Theo truyền thông địa phương, các chuyến hàng dầu nhiên liệu đầu tiên sẽ cập bến vào tháng 9.
Ông Zaw Min Tun cho biết chính quyền của Thống tướng Min Aung Hlaing đã thảo luận về việc mua bán xăng dầu trong chuyến công du Moskva vào tháng trước. Myanmar hiện nhập khẩu nhiên liệu thông qua Singapore.
Ông cho biết thêm nước này sẽ xem xét việc khai thác dầu ở Myanmar với Nga và Trung Quốc.
Myanmar đã thành lập Ủy ban Mua dầu của Nga để giám sát việc nhập khẩu và vận chuyển nhiên liệu với giá cả hợp lý dựa trên nhu cầu quốc gia.
Ngoài bất ổn chính trị và bất ổn dân sự, Myanmar còn bị ảnh hưởng nặng nề bởi giá nhiên liệu cao và cắt giảm điện.
Giá xăng dầu tại quốc gia Đông Nam Á này đã tăng khoảng 350% kể từ cuộc đảo chính xảy ra vào tháng 2/2021 lên 2.300-2.700 kyat mỗi lít (khoảng 25.000 - 30.000 đồng).
Trong tuần qua, nhiều trạm xăng dầu ở khắp nơi trên cả nước đã ngừng hoạt động vì khan hiếm nhiên liệu.
Ngoài ra, Nga cũng là nhà cung cấp vũ khí chính cho quân đội Myanmar.
Thái Lan thúc đẩy phát triển hệ thống đường sắt cao tốc kết nối 4 nước ASEAN Bộ Giao thông Thái Lan đang phối hợp với đối tác Malaysia để cùng phát triển hệ thống đường sắt cao tốc kết nối 4 nước thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Thái Lan sẽ thực hiện đại dự án đường sắt cao tốc nối ba sân bay quốc tế lớn. Ảnh: channelnewsasia Theo phóng viên TTXVN...