Người trẻ Hong Kong nợ nần vì nghiện gắp thú bông
Không ít người trẻ Hong Kong chi cả trăm triệu đồng chơi gắp thú bông, ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày và rơi vào cảnh nợ nần.
Solo Young, 29 tuổi, ở Hong Kong (Trung Quốc), chi khoảng 50.000 HKD (163,7 triệu đồng) trong sáu tháng qua để chơi gắp thú bông.
Young làm việc tại một công ty logistic với thu nhập hàng tháng khoảng 21.000 HKD (68,7 triệu đồng), nhưng anh có thể chi tới 1.000 HKD mỗi ngày (3,2 triệu đồng) để chơi gắp thú bông. Trong nửa năm, Young mang được được hơn 100 thú nhồi bông cùng các món đồ chơi nhỏ về nhà.
Máy gắp thú bông xuất hiện tại nhiều tụ điểm đông người ở Hong Kong, Trung Quốc.
“Trò này thực sự cuốn hút. Lúc đầu, tôi chỉ muốn thử, sau đó tôi thấy thú vị và chẳng mấy chốc tôi chơi mỗi ngày” , Young chia sẻ với SCMP .
Young cho biết thêm rằng bản thân bị cuốn hút khi chi số tiền nhỏ cho trò chơi nhưng lại giành được giải có thể bán lại với giá cao hơn. Tuy nhiên, anh thừa nhận việc mê mệt gắp thú bông ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày.
“Những công việc, mục tiêu tôi lên kế hoạch thực hiện phần lớn bị trì hoãn hoặc bỏ dở” , Young nói.
Young hiện đang cố gắng thanh lý những món đồ gắp được của mình và đã bán 50 món, thu hồi được khoảng 3.000 HKD (9,8 triệu đồng).
Máy gắp thú trở nên phổ biến ở Hong Kong, chiếm dụng không gian ở nhiều tụ điểm đông người, những gian hàng bị bỏ trống do thị trường bán lẻ suy yếu sau đại dịch COVID-19.
Một số người chơi dành nhiều thời gian và tiền bạc cho trò gắp thú bông với hi vọng kiếm lời từ các món đồ chơi gắp được.
Marco Chan, một người đam mê máy gắp thú, chi từ 20.000 – 30.000 HKD (65,5 – 98,2 triệu đồng) mỗi năm cho trò chơi này. Chan cho biết anh thấy trò chơi này rất thú vị vì chỉ bỏ ra số tiền nhỏ nhưng có thể thắng được thứ gì đó “trị giá hàng trăm HKD”.
Sau khi mài giũa kỹ năng trở nên điêu luyện, Chan thậm chí còn đổi trả những món đồ chơi gắp được cho chủ kinh doanh máy gắp thú rồi chơi đi chơi lại. Xu hướng này cũng ngày càng phổ biến ở một số “cao thủ”.
Video đang HOT
Chan tỏ ra lạc quan về sự ham mê của mình, anh nói: “Gây say mê ư? Nói hơi quá thì phải. Bất cứ điều gì cũng có thể gây say mê, kể cả việc ăn uống”.
Không ít người vì say mê gắp thú bông mà rơi vào cảnh nợ nần.
Đầu tháng này, Hội đồng Người tiêu dùng Hong Kong báo cáo về sự gia tăng đáng kể các khiếu nại liên quan đến máy gắp thú, với 42 khiếu nại được ghi nhận trong 11 tháng đầu năm, so với chỉ 16 khiếu nại trong cả năm 2023.
Lawrence Lee Siu-ki, cố vấn dịch vụ tại Trung tâm hướng dẫn người ngiện cờ bạc Caritas, cảnh báo không ít trường hợp người chơi mất kiểm soát đến mức rơi vào cảnh nợ nần.
Lawrence kể về trường hợp cô gái chỉ ngoài 20 tuổi vay hơn 100.000 HKD (327,5 triệu đồng) để chơi gắp thú bông và tiếp tục dựa vào các khoản vay để trang trải chi phí sinh hoạt.
“Cô ấy cảm thấy bực tức khi không gắp được thú bông yêu thích, dẫn tới việc chơi mất kiểm soát và chỉ dừng lại khi hết tiền” , Lawrence nói.
Ông giải thích rằng việc người chơi say mê gắp thú bông xuất phát vòng luẩn quẩn của căng thẳng tâm lý. Họ bứt rứt, bất mãn và cảm thấy phải tiếp tục chi tiền cho đến khi cuối cùng giành được một thứ gì đó. Đến khi đạt được thì thấy thú vị và muốn chơi tiếp.
Lawrence cũng chỉ ra xu hướng đáng lo ngại trong những năm gần đây, khi các máy gắp thú bắt đầu cung cấp những phần quà đắt tiền, làm mờ đi ranh giới giữa trò chơi và cờ bạc.
Ông kêu gọi các cơ quan chức năng tiến hành đánh giá có hệ thống về ngành công nghiệp gắp thú bông, xem xét các hoạt động vận hành, mô hình tiêu dùng và tâm lý người tiêu dùng, để quyết định xem liệu có cần thiết phải đưa ra các quy định quản lý lĩnh vực này hay không.
Khi được hỏi ông sẽ đưa ra lời khuyên gì để giúp người chơi tránh bị say mê, Lawrence nói rằng những người đam mê gắp thú bông “nên chấp nhận khả năng ra về tay trắng” .
“Nếu cảm giác bất mãn hoặc tức giận kéo dài trong một khoảng thời gian dài, người chơi nên tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý” , ông nói thêm.
Rệp giường đã tiến hóa đến mức nào để 'xâm chiếm' thế giới?
Một trong những lý do dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ của rệp là do chúng đã phát triển khả năng kháng bất cứ loại hóa chất nào được sử dụng để xử lý chúng, ví dụ như DDT.
Hàn Quốc đang phải chiến đấu với đợt bùng phát rệp và chính phủ đã phát động chiến dịch chống lại loại bọ hút máu này.
Từ Paris, đến Seoul, Hong Kong và thậm chí là Singpore, người dân châu Âu và châu Á đang hết sức lo ngại khi đại dịch rệp đang bùng phát khắp nơi.
Lịch sử của rệp
Theo một ghi chép cổ, rệp lần đầu tiên được con người được phát hiện vào khoảng 3.550 năm trước tại một địa điểm ở Ai Cập. Trong thời kỳ La Mã, rệp rất phổ biến tại khu vực Địa Trung Hải, và sự lây lan của loài rệp trên toàn thế giới sau đó là kết quả của sự bùng nổ của các hoạt động giao thương.
Người dân Hàn Quốc đang phải đối mặt với vấn nạn rệp, đến mức một số người phải đứng khi đi tàu điện hoặc xe buýt, một số người thậm chí còn không dám đến rạp chiếu phim.
Đến đầu thế kỷ 20, rệp đã trở thành loài ký sinh trùng quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày.
Thậm chí, vào những năm 1800, một số khách sạn tại London, Anh tràn ngập rệp đến mức những người thuê trọ còn nhận được lời khuyên "hãy uống thật say để có thể ngủ được." Thời điểm đó, có lúc người ta còn phải đốt cháy toàn bộ tòa nhà để ngăn chặn rệp.
Rệp bùng phát trên khắp các quốc gia
Theo một nghiên cứu khoa học gần đây, rệp đã có sự "hồi sinh toàn cầu" trong vòng 20 năm qua. Tại Australia, tỷ lệ nhiễm rệp đã tăng vọt đến 4.500% trong thời gian từ năm 1999 đến năm 2006. Vào năm 2010, nhiều thành phố lớn đã gặp tình trạng nhiễm rệp với quy mô lớn, điển hình là New York, Mỹ.
Tuy nhiên, năm 2023 chứng kiến sự bùng nổ bất thường của đại dịch rệp, mà khởi đầu là những video clip về rệp "bò lổm ngổm" trên các tàu điện ngầm ở Paris khiến cả thế giới sửng sốt.
Tiếp đó, tại Hàn Quốc, rệp được tìm thấy lần đầu tiên tại một phòng tắm hơi ở Seoul, tiếp đến là các phòng ký túc xá đại học. Còn tại Hong Kong, những báo cáo về rệp xuất hiện trên các tàu vận chuyển ở sân bay đã gây lên một làn sóng phẫn nộ trong người dân và du khách, bày tỏ sự lo ngại về tình hình an toàn trong hoạt động du lịch.
Lý do khiến rệp tăng đột biến
Một trong những lý do dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ của rệp là do chúng đã phát triển khả năng kháng bất cứ loại hóa chất nào được sử dụng để xử lý chúng, ví dụ như DDT.
Dini Miller, Giáo sư Côn trùng học và Chuyên gia Quản lý Dịch hại Đô thị tại Virginia Tech (Mỹ) cho biết trên tạp chí Times: "Những con bọ mà chúng ta gặp ngày nay không giống với thế hệ ông bà cụ kỵ của chúng. Chúng có lớp da dầy, cứng, khó bị ngấm thuốc." Bà cũng cho rằng chính việc tiếp xúc với các loại hóa chất là lý do khiến chúng phát triển lớp vỏ ngoài dày và cứng hơn, khiến hóa chất khó xâm nhập vào cơ thể.
Nina Jenkins, Phó Giáo sư côn trùng học tại Đại học bang Pennsylvania, Mỹ giải thích lý do tại sao hóa chất không thể xâm nhập vào cơ thể rệp. "Rệp di chuyển bằng những móng vuốt có móc, giúp cơ thể chúng nhấc cao khỏi mặt đất. Do đó phần diện tích cơ thể tiếp xúc với bề mặt rất ít. Vì vậy, khi đi qua những bề mặt đã được phun hóa chất, chúng chỉ hấp thụ rất ít thuốc trừ rệp, không đủ để chúng bị tiêu diệt."
Ngay cả khi đã bị ngấm thuốc, chúng cũng đã phát triển các enzyme có thể vô hiệu hóa chất độc trong cơ thể.
Một loại rệp tại New York, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Hai yếu tố khác đóng vai trò quan trọng trong việc lây lan rệp là mật độ dân số và việc đi lại. Rệp lây lan nhanh chóng ở những khu vực đông đúc.
Cả Paris và Seoul đều có mật độ dân số cao (lần lượt là 20.641vaf 15.600 người/km2), điều này giải thích phần nào lý do đây là hai khu vực đang bị bùng phát rệp. Và việc mọi người đang đi du lịch nhiều cũng khiến cho rệp có cơ hội lây lan khắp nơi.
Rệp có thực sự gây ra những vấn đề về sức khỏe không?
Trên thực tế, nguy cơ gây hại cho sức khỏe từ rệp không đáng kể, chỉ là những vết cắn gây ngứa và những nguy cơ về dị ứng và nhiễm trùng thứ cấp, nhưng rất nhỏ.
Nhưng chúng gây tác động mang tính tâm lý. Clive Boase, một nhà côn trùng hại tại Mỹ, cho biết trên tờ The Economist: "Muỗi, đỉa và các loại ký sinh trùng khác rất khó chịu. Nhưng nếu một du khách mang theo rệp về nhà sau kỳ nghỉ, chúng thường lây lan nhanh và khó xử lý. Điều này khiến mọi người cảm thấy xấu hổ, cộng thêm nỗi lo lắng sẽ bị cộng đồng kỳ thị."
Mặt khác, trên thực tế, rệp vẫn luôn tồn tại, chỉ là nhiều hay ít. Và đôi khi các phương tiện truyền thông cũng khiến cộng đồng lo lắng quá mức về rệp dù có thể chưa trực tiếp gặp một con rệp nào./.
Vẹm xanh - 'chiến binh thầm lặng dưới nước' khi Trái Đất nóng lên Các nhà khoa học phát hiện ra rằng vẹm xanh có thể phục hồi sau các đợt nắng nóng ở biển bằng cách điều chỉnh nhịp tim và chức năng cơ thể, cải thiện cơ hội sống sót trong khi Trái Đất nóng lên. Vẹm xanh có thể lọc một lượng nước đáng kể trong khi kiếm ăn. (Nguồn: Stuff) Vẹm xanh, loài...