Người trẻ đua nhau bỏ học Đại học để thành tỷ phú như Bill Gates nhưng có 8 sự thật về việc học của ông không phải ai cũng biết
Với thành công ở thời điểm hiện tại, một câu nói của tỷ phú Bill Gates đã trở thành huyền thoại: “Tôi đã học mọi thứ nhưng chưa bao giờ đứng đầu. Nhưng ngày nay, những người đứng đầu của các trường đại học tốt nhất là nhân viên của tôi”.
Từng tuyên bố sẽ trở thành triệu phú vào năm 30 tuổi. Thực tế, năm 31 tuổi Bill Gates đã là tỷ phú.
Nhắc tới Bill Gates, mọi người thường nhớ đến đây là một nhà thiện nguyện, một tỷ phú đã bỏ đại học giữa chừng, tự đứng ra kinh doanh thành lập công ty công nghệ nổi tiếng toàn cầu và nắm trong tay tỷ đô ở tuổi 31.
Đặc biệt chuyện học hành của nhà sáng lập Microsoft luôn được sinh viên đem ra bàn tán mỗi khi ai đó thăm hỏi tình hình học tập. Thậm chí ông còn là hình mẫu cho nhiều phụ huynh có lối suy nghĩ học giỏi chưa chắc đã thành công, không khéo nó học hành bê tha nhưng ra đời kiếm tiền hơn cả á khoa, thủ khoa.
Việc Bill Gates bỏ học là sự thật, nhưng mà đó là trường Đại học Harvard, nơi luôn đứng đầu trong bảng xếp hạng thế giới. Để có thể bỏ học như Bill Gates, mọi người phải đậu vào trường đi rồi hãy tính sang chuỵện nghỉ học. Bên cạnh đó sức học của ông cũng không phải dạng tầm thường, Bill Gates tốt nghiệp trường Lakeside vào năm 1973 với số điểm thi SAT( kỳ thi chuẩn hóa cho việc đăng ký vào một số trường đại học ở Hoa Kỳ) là 1590/1600.
Khi còn học tiểu học, người ta thường kể lại rằng Bill Gates đã đọc nát như tương từ A-Z một bộ bách khoa toàn thư khi chưa đầy 10 tuổi. Ở độ tuổi 11, Gates đã có thể thuộc nhiều chương của cuốn kinh thánh Gospel. Thậm chí ông còn tự tay lập trình trên chiếc máy tính General Electric với trò chơi Tic-tac-toe, cho phép người chơi với máy tính.
Sau khi nhà trường biết được khả năng lập trình của Bill Gates, các thầy cô đã nhờ ông xây dựng một chương trình sắp xếp lịch học cho các học sinh trong lớp. Tuy nhiên Gates đã rất láu cá và chỉnh lại các đoạn code. Kết quả lớp của Bill Gates có một tỉ lệ học sinh nữ cao nhất trường.
Sau khi nhận ra trí thông minh nổi trội so với đám bạn cùng tuổi, cha mẹ của Bill Gates đã gửi ông đến Lakeside, một ngôi trường tư thục nổi tiếng ở Seattle, và cũng tại nơi đây ông đã gặp được người cùng chí hướng Paul Allen – đồng sáng lập Microsoft. Chính cơ hội được làm quen máy tính từ nhỏ là nền tảng vững chắc giúp cho Bill Gates trở thành tỷ phú trong làng công nghệ thế giới.
Video đang HOT
Với cơ duyên gặp Paul Allen, năm 1970, hai người đã cá kiếm được 20.000 USD hợp tác phát triển chương trình giám sát giao thông Traf-o-Data. Thậm chí cả hai người còn định mở công ty riêng nhưng bố mẹ Gates muốn con trai hoàn thành chương trình phổ thông và hy vọng ông trở thành luật sư. Tuy nhiên sau khi nhập học Đại học Harvard vào mùa thu năm 1973 thì sau hai năm ông đã bỏ học trong nỗi tiếc nuối của nhiều người. Thực tế ngay từ năm nhất ĐH, Bill Gates chủ yếu dành thời gian ở phòng máy tính thay vì trên giảng đường,
Đến năm 1974, Allen cũng bỏ học trường Đại học Washington và đến hợp tác cùng Gates hoàn thành ngôn ngữ lập trình Basic và bán bản quyền cho Công ty MITS. Sau đó cả hai người đều gia nhập công ty MITS.
Vào năm 1975, chứng kiến sự ra đời của máy MITS Altair 8800 trên nền vi xử lý Intel 8080, lúc này Gates và Allen nhận ra đây là cơ hội cho họ sáng lập ra một công ty về phần mềm máy tính. Và từ đó công ty Microsoft được thành lập, trở thành một trong những công ty có giá trị nhất thế giới.
Tuy sở hữu rất nhiều tiền nhưng Bill Gates vẫn tiếc nuối khi chỉ biết mỗi tiếng Anh
Năm 1980, nhờ may mắn hợp tác với (IBM) để viết trình thông dịch BASIC cho máy tính cá nhân. Gates và Allen đã tạo ra hệ điều hành phổ biến và công ty đã giới thiệu một môi trường hoạt động có tên Windows vào ngày 20 tháng 11 năm 1985. Trong những năm tiếp theo, Windows đã thống trị thị trường máy tính cá nhân trên thế giới, chiếm hơn 90% thị phần.
Năm 1987, Bill Gates trở thành tỷ phú khi cổ phiếu đạt 90,75 đô la một cổ phiếu. Kể từ đó, Gates đã đứng đầu, hoặc ít nhất là gần đầu, trong danh sách hàng năm 400 người giàu nhất nước Mỹ theo tạp chí Forbes.
Vào tháng 1 năm 2000, Gates thôi giữ chức Giám đốc điều hành của Microsoft mặc dù ông vẫn giữ vị trí chủ tịch. Trong vài năm tiếp theo, ông dần chuyển giao nhiệm vụ của mình cho những người khác tại Microsoft và bắt đầu dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động từ thiện. Ông thôi giữ chức Chủ tịch Microsoft vào tháng 2 năm 2014 và hiện đang làm cố vấn công nghệ để hỗ trợ CEO Satya Nadella.
Với thành công hiện tại, một câu nói của Bill Gates được mọi người lan truyền trở thành huyền thoại đó là: “Tôi đã học mọi thứ nhưng chưa bao giờ đứng đầu. Nhưng ngày nay, những người đứng đầu của các trường đại học tốt nhất là nhân viên của tôi”.
Tuy có sự nghiệp lẫy lừng sau khi bỏ học, nhưng theo Bill Gates thì: “Một tấm bằng tốt nghiệp đại học vẫn là con đường chắc chắn và an toàn hơn để dẫn đến thành công”.
Dù chưa bao giờ tốt nghiệp, năm 2007 ông vẫn được Đại học Harvard cấp bằng danh dự. Phát biểu trong một buổi lễ tốt nghiệp của sinh viên, Gates từng chia sẻ: “Tôi là một tấm gương xấu. Đó là lý do vì sao tôi được mời đến đây. Nếu tôi chia sẻ trong buổi định hướng khi các bạn mới vào trường, chắc một số bạn sẽ không ngồi đây”.
Thế mới biết để trở thành một tỷ phú “bỏ học” như Bill Gates, nhà sáng lập FacebookMark Zuckerberg,… các sinh viên phải có ý chí, sự sáng tạo cùng một bộ óc hơn người, chứ không đơn thuần chỉ có đam mê rồi cứ nghỉ học là sẽ xây dựng được đế chế tầm cỡ như họ.
Theo Helino
Tuyển sinh đại học vẫn nhiều cái khó
Vẫn còn những rào cản cần sớm có hướng tháo gỡ hoặc những chính sách hỗ trợ để các trường an tâm hơn trong việc sàng lọc đầu vào theo chuẩn của mình.
Mới đây, trong quá trình kiểm tra, thống kê số liệu trước khi gửi giấy trúng tuyển theo phương thức xét tuyển thẳng học sinh trường chuyên tại TPHCM thì Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM phát hiện, mỗi thí sinh như vậy cùng lúc trúng tuyển vào khoảng 4 trường đại học uy tín. Đó là chưa kể nhiều kỳ thi đánh giá năng lực, kiểm tra năng lực hay hình thức xét tuyển bằng học bạ... mà hàng loạt trường đại học đang triển khai.
Số liệu thống kê từ Bộ Giáo dục - Đào tạo cho thấy, tổng chỉ tiêu xét tuyển đại học năm 2019 gần 490.000, tăng 7% so với năm 2018. Trong đó, phương thức xét tuyển bằng điểm thi Trung học phổ thông Quốc gia xấp xỉ 342.000 chỉ tiêu, tương đương năm 2018. Các phương thức khác tăng 36.000 chỉ tiêu.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, số thí sinh "ảo" theo các hình thức xét tuyển năm nay là không hề nhỏ. Bên cạnh số lượng hồ sơ "ảo", mặt bằng chất lượng đầu vào của sinh viên cũng là vấn đề đáng lo ngại. Dẫn ví dụ có nhiều sinh viên của trường điểm xét theo học bạ rất cao nhưng vào học được một thời gian thì không theo nổi, hay có em điểm học bạ gần 28 điểm mà thi Trung học phổ thông Quốc gia chỉ 17-18 điểm...
Ông Dũng cho rằng phương thức khác nhau không thể tạo ra đầu vào giống nhau. Vậy nên, theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Văn Dũng các trường cần ngồi lại để thống nhất những phương thức quan trọng chứ không phải cứ càng nhiều phương thức xét tuyển là hiệu quả.
"Tôi vẫn ủng hộ xu thế xét tuyển đại học dựa vào kết quả kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia vì khi chúng ta cho các em có một mặt chung tổng thể ở đầu vào thì chất lượng sẽ đồng đều so với việc áp dụng quá nhiều phương thức xét tuyển khác nhau. Đa dạng quá có thể gây ra tình trạng lộn xộn và gây "ảo" nhiều phần", ông Dũng nói.
PGS, TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM
Nói đến tỷ lệ "ảo", Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Văn Dũng cho biết thêm, cái khiến nhiều trường đại học đau đầu nhất hiện nay là việc dự đoán nhu cầu để gọi sinh viên đúng với chỉ tiêu mà Bộ Giáo dục - Đào tạo quy định vì gọi thiếu sẽ không đủ nguồn lực "nuôi quân" mà gọi dư thì bị phạt.
Cùng suy nghĩ, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Hoàng Hải, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TPHCM khẳng định đây là cái khó khiến nhiều trường băn khoăn nhất hiện nay. Đa phần các trường dự đoán dựa trên kinh nghiệm chứ không hề có sự hỗ trợ nào để trừ hao giữa năm này với năm kia nhằm tránh bị xử phạt.
PGS, TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM
Ông Hải tâm tư: "Năm nay trường gọi bao nhiêu thì tuyển sinh được như thế nào, chuyện đó chẳng khách gì "đếm cua trong lỗ". Khi gọi tuyển sinh, chúng tôi dự trù khoảng 90% nhưng các em chỉ vào mới 80% là chúng tôi thiếu chỉ tiêu. Năm nay thiếu chỉ tiêu sẽ không được bù đắp bằng chỉ tiêu của năm sau mà nếu các trường gọi dư thì sẽ bị phạt, bị kỷ luật. Do đó, theo tôi, nếu như năm nay các trường đoán không được tỷ lệ tuyển sinh hoặc dự đoán không chính xác thì Bộ Giáo dục - Đào tạo cần tạo điều kiện cho các trường được bù đắp chỉ tiêu đó cho năm sau. Việc xử lý về dư chỉ tiêu cần được thực hiện trong giai đoạn dài hơn, 3 năm chẳng hạn".
Trong khi đó, Tiến sĩ Đinh Đức Anh Vũ, Trưởng ban Đại học, Đại học quốc gia TPHCM lại trăn trở về nguồn dữ liệu thông tin từ thí sinh. Hiện nay Bộ Giáo dục - Đào tạo thống nhất đầu mối đăng ký xét tuyển trên toàn quốc. Thí sinh thì đăng ký thông tin với sở giáo dục - đào tạo tại địa phương. Trong khi đó, các trường lại thực hiện quá trình xét tuyển. Đặc biệt một số trường còn tổ chức thi năng khiếu. Việc thí sinh đăng ký thông tin một nơi khiến các trường không biết được thông tin mà các em đăng ký vào trường mình như thế nào để kịp thời có những thông báo gửi đến các em hoặc gọi thí sinh thi năng khiếu. Đó là khó khăn mà nhiều trường đang gặp phải.
TS. Đinh Đức Anh Vũ, Trưởng ban Đại học, Đại học quốc gia TPHCM
Từ những khó khăn trên, đại diện nhiều trường đại học cho rằng họ cần thêm những hỗ trợ để gia tăng quyền tự chủ trong tuyển sinh vì hiện nay vẫn còn vài nút thắt khó tháo. Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Lê Hải An cho rằng, việc áp dụng các phương thức xét tuyển là quyền tự chủ của các trường, tuy nhiên vẫn cần cân nhắc lựa chọn phương thức xét tuyển phù hợp, đảm bảo chất lượng tốt nhất, đánh giá được cả quá trình đào tạo và chuẩn đầu ra. Bộ sẽ tiến hành hậu kiểm và xử lý nghiêm nếu phát hiện sai phạm của các trường về tuyển sinh, chất lượng đào tạo./.
Theo VOV
Trọng dụng nhân tài nhưng các cháu phải đợi các chú về mới đến lượt Nhân tài vào làm việc để cống hiến, không phải để bị sai vặt, pha trà rót nước nhưng thực tế ít được giao việc vì các 'bề trên' ngồi đó cả rồi, các cháu còn phải đợi các chú về mới đến lượt. Bộ Nội vụ hôm nay tổ chức hội thảo khoa học Chiến lược thu hút, trọng dụng nhân tài...