Người tiêu dùng quay lưng với 3G
Không chấp nhận việc các nhà mạng liên tục tăng giá cước 3G nhưng chất lượng dịch vụ vẫn không được cải thiện, nhiều người dùng đã tẩy chay dịch vụ 3G.
Một thành viên của “hội những người tẩy chay dịch vụ 3G khi nhà mạng tăng cước” trên Facebook kêu gọi: “Tôi rất bức xúc vì đợt tăng giá cước lần này, nếu tốc độ 3G được cải thiện thì không sao, đằng này tốc độ của mạng hiện chỉ cao nhất là 2,5G chứ đừng nói là 3G. Nhà mạng hãy tăng tốc độ đường truyền đi đã rồi hãy tính đến việc tăng giá cước”.
Nhiều người bức xúc cho biết sẽ bỏ dịch vụ 3G do giá cước không tương xứng với chất lượng.
Tẩy chay 3G, nhiều người dùng đã chuyển sang lắp đặt Internet tại nhà và có phát sóng WiFi để tiện dụng trên điện thoại di động, vừa rẻ, lại tiện lợi. Nhiều gia đình ở các khu chung cư hoặc nhà trọ cũng hợp tác lắp đặt Internet WiFi và chia sẻ dùng chung nhằm hạn chế tối đa chi phí.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Ngọc Sơn cho rằng, khi tăng giá cước 3G, các nhà mạng phải biết trước người tiêu dùng sẽ rất bức xúc. Nhưng vì họ nắm vị thế độc quyền nên bất chấp. Còn theo ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính VN (VAFI), không minh bạch thông tin khiến các nhà mạng dễ dàng tăng cước và người tiêu dùng luôn bị thiệt thòi. Vì thế, cần làm theo thông lệ quốc tế để quản lý những doanh nghiệp ở vị thế độc quyền.
Theo Tri Thức
3G đòi tăng giá: Sẽ tới lúc các nhà mạng phải điều chỉnh lại
Cách đây không lâu, các nhà mạng đã đồng loạt tăng giá cước 3G, với mức tăng cao nhất lên tới 40%. Nếu tiếp tục tăng giá, chắc chắn sẽ có nhiều ý kiến không đồng thuận.
Video đang HOT
Khi nào giảm doanh thu, các nhà mạng sẽ điều chỉnh lại giá?
Mới đây, tại hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2014 của Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương và Bộ Thông tin và Truyền thông đang tiếp tục đề nghị Chính phủ cho phép điều chỉnh thêm giá cước 3G theo cơ chế thị trường, giá cước được thiết lập trên cơ sở giá thành, cung cầu thị trường và mặt bằng giá chung của khu vực.
Cách đó không lâu, các nhà mạng đã đồng loạt tăng giá cước 3G, với mức tăng cao nhất lên tới 40%. Nếu tiếp tục tăng giá, chắc chắn sẽ có nhiều ý kiến không đồng thuận.
Thậm chí, có người còn hoài nghi: "Phải chăng do nhiều người tẩy chay 3G sau vụ tăng giá vừa rồi nên họ đề nghị tăng giá cước để bù vào? Hơn nữa, cơ quan quản lí lấy lí do tăng thêm để "phù hợp với cơ chế thị trường".
Vậy cơ chế thị trường nào cho phép các nhà mạng "bắt tay" tăng cùng giá, tăng cùng thời điểm như họ vừa làm với các gói cước 3G?
"Nếu giá tăng quá cao dẫn đến việc người dùng dùng ít đi, tất yếu sẽ kéo theo việc giảm doanh thu - Điều này sẽ có thể khiến các nhà mạng điều chỉnh lại giá" - chuyên gia viễn thông nói.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Vương Quốc Thịnh - Tiến sĩ về ngành viễn thông, hiện đang công tác tại France Telecom - Orange, Pháp (Orange là một trong 4 nhà mạng lớn nhất ở Pháp), Quản lí dự án (project manager) cho biết: "Ở Pháp, mấy năm gần đây xu thế là giảm giá thoại và dữ liệu. Việc giảm giá ở Pháp là do có một số nhà mạng mới Free mobile nhảy vào thị trường. Đợt tăng giá vừa qua, cũng không ngoại trừ khả năng các nhà mạng bắt tay nhau cùng tăng giá".
Tuy nhiên, theo ông Thịnh, những giải thích của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son tại Quốc hội, chiều ngày 20/11 về việc tăng cước 3G để "bảo đảm cạnh tranh" là hợp lí.
Bộ trưởng Son đã khẳng định thị trường viễn thông ở Việt Nam đã phát triển rất mạnh mẽ trong thời gian vừa qua, trong khi giá cước viễn thông "từ khi phát triển đến nay hầu như chúng ta không tăng, mà trong các báo cáo thống kê hàng năm thì giá cước viễn thông đều giảm".
Chính vì vậy, theo ông Son, việc tăng giá cước viễn thông là phù hợp với quy định hiện hành như điều 43 của Luật Viễn thông, điều 38 của Nghị định 25 hướng dẫn luật này và đồng thời cũng là phù hợp với điều 5 của Luật Giá, điều 13, điều 19, điều 20 của Luật Cạnh tranh cũng như những cam kết quốc tế của Việt Nam.
"Chúng ta không thể bán dưới giá thành", ông Son đã nói. Bởi "giá của chúng ta so với thế giới đã thấp hơn nhiều lần. Cụ thể, giá viễn thông của chúng ta thấp hơn khối ASEAN 34,9 lần, với châu Á - Thái Bình Dương là 34 - 57 %".
Việc tăng giá cước sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới túi tiền của người tiêu dùng. Bởi theo Cục Viễn thông (thuộc Bộ Thông tin và truyền thông), tính đến tháng 10-2013, cả nước có hơn 3,4 triệu thuê bao 3G phát sinh lưu lượng, không sử dụng trực tiếp trên điện thoại di động (tức sử dụng dịch vụ 3G trên máy tính bảng, USB 3G).
Khi tăng giá, theo ước tính, các nhà mạng có thể bỏ túi thêm 500 - 600 tỉ đồng mỗi tháng.
"Ở Việt Nam, ngoài 3 nhà mạng lớn (MobiFone, VinaPhone, Viettel) thì còn một số nhà mạng khác nữa. Nếu tính tổng thì số nhà mạng ở Việt Nam là nhiều so với các thị trường khác. Do vậy, khó mà nói là thị trường viễn thông ở Việt Nam là đang trong tình trạng độc quyền.
Nếu giá tăng quá cao dẫn đến việc người dùng dùng ít đi. Tất yếu sẽ kéo theo việc giảm doanh thu - Điều này sẽ có thể khiến các nhà mạng điều chỉnh lại giá. Còn nếu không ảnh hưởng đến doanh thu tức là người dùng chấp nhận được giá mới"- ông Thịnh nhận xét.
3G tăng giá không ảnh hưởng tới OTT?
Các dịch vụ nhắn tin, gọi điện miễn phí qua Internet như WhatsApp, Viber, Line, Kakao Talk, Zalo,... (gọi tắt là các dịch vụ OTT, Over the top) ngày càng thu hút nhiều người dùng tham gia. Xu hướng này tăng nhanh, các nhà mạng bị tác động giảm doanh thu hàng nghìn tỉ đồng/năm. Chính vì vậy, động thái tăng giá 3G trong thời gian gần đây được nhiều người coi là hành động "trả đũa", nhằm hạn chế dịch vụ OTT.
Trao đổi với chúng tôi về động thái mới kiến nghị tăng thêm giá cước 3G lần này, đại diện một đơn vị cung cấp ứng dụng OTT, ông Nguyễn Phong Lộc - Phụ trách mảng Ứng dụng và Game của Công ty NHN Việt Nam (cung cấp dịch vụ LINE Messenger) cho hay:"Đây mới chỉ là kiến nghị chứ chưa có văn bản quyết định tăng giá". Tuy nhiên, vị này cũng khẳng định: "Việc tăng giá 3G không tác động đến hoạt động kinh doanh của OTT, ngược lại, khách hàng càng dùng nhiều hơn vì Wifi vẫn dùng được".
"Việc tăng giá 3G không tác động đến hoạt động kinh doanh của OTT, ngược lại, khách hàng càng dùng nhiều hơn vì Wifi vẫn dùng được" - lãnh đạo của LINE Messenger cho biết.
Ông Lộc cũng cho rằng: Việc tăng giá cước 3G phải dựa vào nhiều yếu tố như giá thành sản xuất, nhu cầu của người sử dụng... "Giá căn cứ vào cung cầu, việc tăng giá của các nhà mạng cũng phải suy xét rất kĩ chứ không phải thích là tăng ngay đâu. Vì vậy, lâu nay, chúng tôi cũng không muốn có nhiều ý kiến. Giờ chúng tôi chỉ chuyên tâm vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ và gia tăng giá trị cho người dùng" - ông Lộc nhấn mạnh.
Đứng trên khía cạnh là một chuyên gia viễn thông, theo ông Nguyễn Vương Quốc Thịnh - Tiến sĩ về ngành viễn thông, việc tăng giá 3G có ảnh hưởng tới OTT hay không phụ thuộc vào giá dịch vụ bình thường với giá dữ liệu thông qua dịch vụ OTT.
Bởi đối với người dùng OTT để gửi tin nhắn: Nếu giá dữ liệu để gửi 1 tin nhắn qua OTT rẻ hơn giá một tin nhắn bình thường thì người dùng vẫn dùng OTT. Ngoài ra, với OTT người dùng còn sử dụng thông qua mạng WiFi (miễn phí) nữa.
Còn đối với người dùng OTT để thực hiện cuộc gọi trong nước/ngoài nước, tương tự so sánh giá giữa cuộc gọi thông thường và giá dữ liệu cho cuộc gọi OTT. Ngoài ra, nếu người dùng OTT để thực hiện cuộc gọi hình ảnh (video call), có thể sẽ tốn nhiều dữ liệu hơn, nếu giá 3G tăng thì người dùng có khi hạn chế các cuộc gọi video.
Theo Trí Thức Trẻ
3G tăng trưởng nóng, nhà mạng lo nhiều hơn vui 3G đã tạo nên một làn sóng mới trên thị trường viễn thông di động Việt Nam, đưa đến cho người dùng sự tiện lợi và những trải nghiệm internet chưa từng có. Tuy nhiên, sự bùng nổ quá nhanh của mạng 3G cũng đẩy các nhà mạng vào tình thế "nhức đầu". Quá tải hạ tầng Báo cáo "Mức độ hài lòng...