Người tiêu dùng đang mua smartphone khôn ngoan hơn
Theo thống kê, chưa đầy 10% người Mỹ chịu chi 1.000 USD (tương đương 23,23 triệu đồng) cho một chiếc điện thoại mới.
Dường như mọi người đều tưởng rằng những người xung quanh mình đang sở hữu một chiếc điện thoại cao cấp. Nhưng theo dữ liệu từ NPD, chưa đến 10% người tiêu dùng Mỹ chi hơn 1.000 USD (tương đương 23,23 triệu đồng) cho một chiếc điện thoại mới. Vì vậy, không phải tất cả mọi người đều đang sử dụng iPhone 11 Pro Max hoặc Samsung Galaxy Note 10 . Và điều này có nghĩa là việc chuyển đổi sang smartphone 5G có thể không mang đến một “cú hích” lớn cho thị trường điện thoại thông minh Mỹ như nhiều người mong đợi.
Galaxy Note 10 5G.
5G là thế hệ tiếp theo trong kết nối không dây, sẽ cung cấp tốc độ tải xuống dữ liệu nhanh hơn khoảng 10 lần so với 4G LTE và tốc độ nhanh hơn có thể kích thích người tiêu dùng chi mạnh tay hơn. Những người này có thể đã tiết kiệm để mua điện thoại 5G. Tuy nhiên, vẫn sẽ có một số lượng lớn người Mỹ sẽ không bao giờ chi 1.000 USD cho một thiết bị mới ngay cả khi chúng có tuổi thọ lâu hơn. Đối với những người tiêu dùng này, họ sẽ chờ cho đến khi giá điện thoại 5G sẽ giảm mạnh hơn nữa.
Báo cáo lưu ý rằng người Mỹ sống ở các thành phố lớn như New York sẽ có điều kiện chi tiêu hơn 1.000 USD trở lên cho điện thoại. Nhưng chưa rõ liệu điều này có phải do thu nhập cao hơn mà những người này kiếm được trong các khu vực đô thị lớn đó hay không.
NPD cũng gợi ý rằng các thành phố như New York và Los Angeles là trung tâm truyền thông của đất nước, điện thoại cao cấp sẽ được quảng cáo rầm rộ hơn các mẫu điện thoại khác. Nhiều người Mỹ thích nghe về các tính năng và công nghệ trên điện thoại cao cấp mới mặc dù phần lớn nước Mỹ không thể mua được các mẫu có tất cả các tính năng này.
Ai sẽ phải nhượng bộ trước? Người tiêu dùng Mỹ hay nhà sản xuất điện thoại 5G?
Samsung đã cố gắng tận dụng dữ liệu này bằng cách đảm bảo rằng các nhà mạng lớn của Mỹ sẽ cung cấp ít nhất một trong các mẫu Galaxy A có giá thấp hơn. Mục tiêu của Samsung là cung cấp một chiếc điện thoại tầm trung với hệ thống camera sau ấn tượng và pin lớn với mức giá hợp lý. Motorola cũng đang đi theo hướng này.
Galaxy A50 và Galaxy A30.
Nếu chỉ có 10% người Mỹ sở hữu một chiếc điện thoại 1.000 USD, điều đó có nghĩa là 90% người Mỹ sẽ mua một mẫu smartphone giá thấp hơn. Và đây là lý do tại sao iPhone 11 đang bán chạy hơn iPhone 11 Pro và iPhone 11 Pro Max. Apple đã làm tất cả choáng váng khi định giá phiên bản iPhone 11 64 GB ở mức giá rẻ hơn iPhone XR 64 GB khi “lên kệ” năm ngoái.
Năm sau, khi 5G trở nên thống trị ở Mỹ, chắc chắn mọi thứ sẽ còn trở nên thú vị hơn nữa. Liệu người tiêu dùng Mỹ sẽ từ chối các điện thoại 5G đắt tiền hơn hay các nhà sản xuất sẽ giảm giá xuống để hấp dẫn người dùng nâng cấp lên smartphone 5G?
Theo Dân Việt
Galaxy Note 10 ra mắt, nhìn lại quyết định dời ngày bán Galaxy Fold mới đây của Samsung
Galaxy Fold, siêu phẩm được quảng cáo là chiếc smartphone màn hình gập đầu tiên trên thế giới đã phải hoãn phát hành thương mại chỉ sau vài ngày ra mắt. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách khách quan sự cố này, lỗi không hoàn toàn từ phía Samsung.
Galaxy Fold là ví dụ điển hình về tầm quan trọng của sự nhẫn nại
Mẫu điện thoại thông minh màn hình gập Samsung Galaxy Fold được cho là sẽ lên kệ vào ngày 26/4 vừa qua. Trước thời điểm phát hành, Galaxy Fold từng được gửi cho phóng viên, các youtuber có tiếng trải nghiệm. Đáng tiếc là, trong quá trình dùng thử, chiếc smartphone này đã gặp phải rất nhiều sự cố khác nhau, dẫn tới quyết định trì hoãn thời điểm phát hành của Samsung.
Khách quan mà nói, hoãn phát hành là hành động khôn ngoan của hãng. Galaxy Fold hoàn toàn có khả năng gây nên thảm họa nếu chưa thật sự sẵn sàng khi đến tay người dùng. Hẳn sẽ chẳng người tiêu dùng nào dễ dàng chấp nhận chi trả tới 1.980 USD (Khoảng 46 triệu VNĐ) chỉ để sở hữu một chiếc điện thoại đời mới hỏng sau vài ngày. Samsung ước tính sẽ mất khoảng 3 tháng để sửa chữa và cải thiện sản phẩm, chính xác là 89 ngày, tính từ ngày dự kiến phát hành lần đầu tiên, cho tới thời điểm gần nhất được cho là chiếc điện thoại sẽ đến tay người tiêu dùng.
Galaxy Fold không phải là thiết bị duy nhất bị hủy bán bởi một công ty lớn trong năm 2019. Ngày 29/3, tức là khoảng một tháng trước khi Samsung tuyên bố hoãn thương mại hóa Galaxy Fold, Apple cũng đã ra thông báo chính thức khai tử AirPower sau thời gian dài trì hoãn. AirPower là một tấm sạc không dây, tham vọng trở hành sản phẩm đột phá, cho phép sạc cùng lúc nhiều thiết bị điện tử của Apple. Sản phẩm từng được nhắc tới trong khoảng thời gian ra mắt iPhone X hồi tháng 9/2017. AirPower dự kiến sẽ được bán rộng rãi vào cuối năm 2018 nhưng cuối cùng đã bị hủy bỏ hoàn toàn. Đối với một công ty vốn nổi tiếng về sự tỉ mỉ như Apple, giới truyền thông đã dùng những từ như "đáng xấu hổ" và "chưa từng có tiền lệ" để mô tả sự việc. Ngay cả trang tin lớn như CNET cũng cho rằng sự cố này là một trong những thất bại tồi tệ nhất mọi thời đại của Apple.
"Sau nhiều nỗ lực, chúng tôi kết luận rằng AirPower sẽ không đạt được các tiêu chuẩn cao của hãng và đi đến quyết định hủy dự án", Dan Riccio, phó chủ tịch phụ trách kỹ thuật phần cứng của Apple, cho biết.
Sai lầm của Samsung và Apple là đã quá cường điệu hóa một sản phẩm khi nó chưa thật sự toàn vẹn. Điện thoại màn hình gập hay tấm sạc đa năng đều đòi hỏi những kỹ thuật phức tạp. Nếu có công ty nào đứng lên tuyên bố sản xuất được những loại sản phẩm đột phá như vậy, hầu hết mọi người sẽ nghĩ ngay đến những gã khổng lồ công nghệ như Samsung hay Apple. Người tiêu dùng tin rằng những công ty giá trị hàng tỷ đô có nguồn lực tài chính và nhân sự dồi dào, cùng lịch sử kinh doanh uy tín sẽ "nói được làm được".
Apple gần như đã rất chắc chắn về lịch ra mắt sản phẩm mới. Họ đã gieo cho người dùng rất nhiều kỳ vọng, và rồi tuyên bố hủy kế hoạch ngay khi dư luận đang phấn khích nhất. Apple đã quá tự tin ngay cả khi sản phẩm của họ chưa hề sẵn sàng.
Apple mới chỉ là đưa tin trên các phương tiện truyền thông. Nước đi của Samsung thậm chi còn tồi tệ hơn cả Apple. Hãng thậm chí đã đem Galaxy Fold đến tay reviewer, cho phép nhận đơn đặt hàng trước, ngay cả khi sản phẩm vẫn còn tồn tại quá nhiều vấn đề. Đây quả là một hồi chuông báo động cho sự chủ quan của Samsung, khi mà sự cố thu hồi Galaxy Note 7 chỉ xảy ra mới đây thôi. Chí ít thì, Apple vẫn còn đủ tỉnh táo kịp hủy hoàn toàn AirPower thay vì mạo hiểm đưa một sản phẩm nhiều khiếm khuyết đến tay người tiêu dùng.
Màn hình gập của Galaxy Fold gặp sư cố
Ngoài Samsung và Apple, không thiếu những công ty sẵn lòng tung ra thị trường sản phẩm khi chúng chưa hoàn thiện. Các trang web cung cấp dịch vụ gây quỹ cộng đồng như Kickstarter và IndieGoGo đang rất thành công khi xây dựng môi trường để phát triển các sản phẩm "hơi", tức là ngoài ý tưởng thú vị, chẳng có gì đảm bảo sẽ có một sản phẩm hoàn thiện ra đời cả. Người gây quỹ đặt niềm tin và hy vọng vào ý tưởng được thể hiện qua các video quảng cáo và minh họa 3D đầy hấp dẫn. Tất cả chỉ là một canh bạc và rõ ràng là thật xấu hổ khi không thực hiện được những gì đã hứa hẹn.
Song, doanh nghiệp không phải là đối tượng duy nhất phải chịu trách nhiệm cho việc đưa sản phẩm chưa hoàn thiện đến với công chúng. Các ấn phẩm tin tức, và trong trường hợp cụ thể này là các trang tin, bao gồm cả CNET, nơi phát tán và khai thác mọi tin đồn về các sản phẩm mới. Chính những tin tức rò rỉ được thổi phồng này khiến các công ty gần như không thể tạo bất ngờ về sản phẩm sáng tạo mới khi ra mắt nữa. Google đã cố gắng phá vỡ điều này bằng cách xác nhận các thông tin rò rỉ và tin đồn xung quanh mẫu điện thoại tiếp theo và chia sẻ ảnh của Pixel 4 bốn tháng trước ngày ra mắt dự kiến.
Là người dùng, chúng ta tò mò về tất cả các chi tiết, dù là nhỏ nhất của sự kiện đổi mới tiếp theo. Điều này đặt các công ty như Samsung và Apple vào vị trí lựa chọn trở thành người chủ động sư việc hay chỉ lặng im xem đối thủ cạnh tranh thao túng thị trường. Các công ty cung cấp sự cường điệu ban đầu, giới truyền thông tiếp tục thổi phồng thông tin, sau đó, kiếm tiền từ sự háo hức của người tiêu dùng.
Cuối cùng thì, Samsung và Apple vẫn chịu trách nhiệm về các sản phẩm lỗi do họ tạo ra, nhưng bản thân người tiêu dùng chúng ta cũng không hoàn toàn vô tội khi tiếp tay cho nền văn hóa tin đồn, thứ khiến Galaxy Fold phải ra đời sớm hơn thời điểm nó đủ sẵn sàng. Không phải mọi sản phẩm mới ra mắt đều có thể dùng mỹ từ "cuộc cách mạng tiếp theo" và không phải mọi "cuộc cách mạng tiếp theo" đều mạng lại điều tốt đẹp.
Samsung hiện vẫn còn cơ hội để ra mắt Galaxy Fold lần thứ hai. Hy vọng rằng, những nỗ lực và thời gian Samsung dành để làm lại Galaxy Fold sẽ nhắc nhở họ đánh giá sản phẩm cẩn trọng hơn thay vì chỉ chăm chú dành lấy vị trí là người đầu tiên mang đến công nghệ mới. Samsung, Apple hay bất cứ công ty nào khi tạo ra sản phẩm mới mang tính chất tiên phong, cần đảm bảo sản phẩm được sẵn sàng trước khi đem chúng đi quảng cáo, gieo hy vọng cho người dùng và nhận các đơn hàng đặt trước hay các khoản gây quỹ cộng đồng.
Theo VN Review
Điện thoại chống nước khiến Samsung phải đối mặt với vụ kiện lớn Samsung Electronics có thể sẽ bị kiện vì Cơ quan giám sát người tiêu dùng của Úc cho rằng đơn vị này đã lừa dối bằng cách quảng cáo điện thoại chống nước. Cơ quan giám sát người tiêu dùng của Úc cho rằng, Samsung Electronics đã lừa dối người tiêu dùng bằng cách quảng cáo điện thoại thông minh Galaxy chống nước,...