Người tiên phong đưa cà chua giống Nhật về đất Lộc Nga
Nhận thấy mô hình làm nhà kính trồng rau, hoa, quả đem lại hiệu quả kinh tế cao, ông Mai Thành Nhã ở thôn Đại Nga 1, xã Lộc Nga, TP.Bảo Lộc (Lâm Đồng) quyết định đầu tư hơn 100 triệu đồng cho 1.000m2 vườn, rồi lên huyện Đức Trọng mua giống cà chua được nhập từ Nhật Bản có tên gọi Sakata về trồng.
Lần đầu tiên mua 3.000 cây giống với chi phí gần 10 triệu đồng, do chưa hiểu rõ về cách chăm sóc nên cây bị chết đồng loạt. Không nản chí, ông tiếp tục đi học hỏi, tìm tòi cách chăm sóc cây cà chua giống mới này và mua tiếp cây giống đợt 2 về trồng. Lần này, ông được chia sẻ kinh nghiệm mua loại giống cây Sakata ghép gốc cà chua ta, do đó sức đề kháng của cây cao hơn so với giống cây trồng lần đầu tiên.
Ông Mai Thanh Nhã – người tiên phong trồng cà chua Sakata. Ảnh: T.H
Ông Nhã là người đầu tiên sử dụng nhà kính, trồng cây cà chua giống mới này ở Lộc Nga. Do điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi cũng như cách chăm sóc kỹ càng, vườn cà chua nhà ông Nhã luôn xanh tốt, sum suê trĩu quả, quả to, bóng, có quả nặng tới hơn 5 lạng. Mỗi ngày, ông Nhã thu hoạch khoảng 2 tạ cà chua, bán tại vườn với giá từ 15.000 – 20.000 đồng/kg, thu về khoảng 3 triệu đồng. Một vụ, ông Nhã sẽ thu hoạch được từ năm đến 7 tháng.
Video đang HOT
Cà chua Sakata cho quả có vỏ căng bóng, mịn, khi chín màu đỏ đậm bắt mắt. Đặc biệt, cà chua này có thể bảo quảnhơn 10 ngày ở điều kiện bình thường. Trái cà chua ít hạt, cơm dày, nhiều tinh bột, có vị ngọt thanh rất dễ dùng, có thể ăn sống như trái cây, àm sinh tố, hay nấu chín vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng.
Theo Thu Hằng (Báo Lâm Đồng)
Đến trang trại "triệu đô" mua nông sản và... du lịch
Với kỹ thuật sản xuất tiên tiến từ công nghệ Israel, trang trại của ông Lê Văn Út ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đã cho ra những sản phẩm nông sản sạch và đang trở thành điểm tham quan hấp dẫn.
Đại gia "bén duyên" nghề nông
Trong lần đến Đà Lạt, ông Lê Văn Út - một doanh nhân ở TP.HCM được người quen đưa vào thăm quan vườn rau của một gia đình ở phường 8, TP.Đà Lạt. Ngay lần đầu vào đây, ông Út đã bị cuốn hút bởi mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để cho ra sản phẩm sạch và xuất khẩu. Quy trình sản xuất rau tự động, khép kín từ khâu ươm giống tới bảo quản sau thu hoạch và vận chuyển đi tiêu thụ. Ông Út lại được chủ vườn rau nhiệt tình tiết lộ lợi nhuận "khủng" từ mô hình sản xuất nông nghiệp này. Vậy là khi trở về nhà, ông Lê Văn Út bàn bạc với gia đình, lên Lâm Đồng mua đất đầu tư làm nông nghiệp.
Sản xuất nông sản ở trang trại Kiến Huy được ứng dụng công nghệ cao. Ảnh: Duy Hậu
"Kiến Huy sử dụng phân bón hữu cơ, "kiêng kỵ" các chất hóa học, đồng thời trồng thêm nhiều loại cây đối kháng để hạn chế các loại côn trùng gây hại trên cây trồng". Anh Nguyễn Phượng
Tháng 2.2016, ông Út tìm mua được 3ha đất tại thôn Đạ Đum 2, xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương, cách Đà Lạt khoảng 20km. Bao quanh khu đất là rừng thông, nguồn nước suối từ rừng chảy ra rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp kết hợp du lịch. Được sự tư vấn của những người thân quen ở Đà Lạt, ông Út lập trang trại rau sạch Kiến Huy và tiếp tục mở rộng diện tích. Đến nay, trang trại của ông đã có diện tích lên tới trên 12ha.
Sạch để xuất khẩu và du lịch
Mục tiêu sản xuất mà trang trại của ông Lê Văn Út hướng tới là đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm sạch, vì sức khỏe người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu bằng những hợp đồng với đối tác ổn định, lâu dài. Bên cạnh đó, xây dựng trang trại trở thành mô hình tham quan nông nghiệp cho du khách khi tới Đà Lạt.
Để xác định loại cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, ông Út đã nhờ chuyên gia nghiên cứu phân tích mẫu đất, nguồn nước trong vùng. Dựa trên kết quả này, trang trại Kiến Huy đã lựa chọn những cây trồng phù hợp nhất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
Trang trại đầu tư 4ha nhà kính kiên cố, thông thoáng, với hai hệ thống tưới song song gồm phun sương làm mát và tưới nhỏ giọt vào từng gốc cây. Khi nhiệt độ trong nhà kính vượt quá điều kiện cho phép, có thể gây bất lợi cho cây trồng thì hệ thống phun sương làm mát sẽ hoạt động. Các chất dinh dưỡng, phân bón được hòa trực tiếp vào nước để chăm sóc, nuôi cây.
Trang trại còn tự ươm và xử lý ngay từ khi cây non vừa nảy mầm, đảm bảo cây trước khi đưa ra trồng phải đạt chất lượng tốt nhất, có khả năng kháng bệnh, kiểm soát dịch bệnh trên cây trồng. Hiện, trang trại trồng gần chục giống cà chua, gần 1ha ớt chuông, 5.000m2 dâu tây, 1.000m2 dưa pepino, 4,5ha cam... Các sản phẩm ở đây được bán với giá cao hơn ở thị trường từ 50-100% tùy từng loại rau quả.
Anh Nguyễn Phượng - quản lý trang trại và chịu trách nhiệm chỉ đạo kỹ thuật cho biết: Trang trại Kiến Huy trồng rau, cây trái theo tiêu chuẩn VietGAP để cho ra sản phẩm sạch, an toàn cho người dùng. Ngoài việc đầu tư công nghệ sản xuất của Israel (khoảng 220 triệu đồng/1.000m2) còn đòi hỏi việc sản xuất phải tuân thủ quy trình nghiêm ngặt. Hiện, trang trại đã đầu tư lên đến hơn 50 tỷ đồng và từ giữa năm 2016 đã cung cấp nông sản ra thị trường. Mặc dù mới đi vào hoạt động nhưng nhờ sự đầu tư hiện đại cùng với những sản phẩm nông sản chất lượng cao, tất cả các loại cây trồng trong trang trại Kiến Huy đều phát triển rất tốt, cho năng suất, chất lượng cao. Kiến Huy đang trở thành điểm tham quan hấp dẫn du khách khi tới Đà Lạt.
Theo Danviet
Xe tải tông xe máy, 1 phụ nữ bị lột toàn bộ da đầu Một chiếc xe tải đang lưu thông trên quốc lộ 20 hướng từ TP HCM đi TP Đà Lạt, đến địa phận xã Lộc Châu, TP Bảo Lộc, Lâm Đồng thì lấn sang đường bên trái tông vào xe máy đang qua đường, khiến 1 người nguy kịch Vụ tai nạn xảy ra vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 19-4, trên Quốc...