Người thu nhập thấp tiếp cận gói 30 nghìn tỷ đồng: Không dễ “nhằn”
Người chưa có nhà đất thì không có tài sản thế chấp, người có đất thì hoặc lương quá ít hoặc giá trị đất thấp, người lao động tự do không có cơ sở đảm bảo trả nợ… là những lý do mà ngân hàng không chấp nhận cho khách hàng vay tiền trong gói 30 nghìn tỷ đồng.
Khoảng 2 tháng nay, nhiều người dân TP Pleiku (Gia Lai) nhận được thông báo rộng rãi của một số ngân hàng chi nhánh Gia Lai về việc cho người dân vay tiền nằm trong gói 30 nghìn tỷ đồng.
Thông báo cho biết, đối tượng được vay vốn ưu đãi trên là cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, với điều kiện: Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình; có nhà nhưng diện tích chật chội dưới 8m2/người; chưa có nhà nhưng có đất và Giấy CNQSD đất và diện tích đất ở nhỏ hơn tiêu chuẩn diện tích tối thiểu được cấp phép xây dựng theo quy định của UBND tỉnh.
Ngoài ra, các đối tượng được vay vốn ưu đãi phải có: Hộ khẩu tại tỉnh/ thành phố nơi có dự án nhà ở, đối với trường hợp tạm trú thì phải có đóng BHXH từ 1 năm trở lên; có hợp đồng thuê, mua Nhà ở thương mại với Chủ đầu tư dự án; có mục đích vay vốn để trả khoản tiền chưa thanh toán theo hợp đồng đã ký kết với Chủ đầu tư kể từ ngày 21/8/2014 (áp dụng đối với các Hợp đồng mua bán ký trước ngày 21/8/2014 và sau ngày 6/1/2013)…
Trường hợp khách hàng mua nhà ở xã hội/nhà thương mại, tối đa từ 15 năm từ thời điểm khách hàng được giải ngân lần đầu tiên nhưng không vượt quá thời điểm 1/6/2031. Và mức vay tối đa là 1,05 tỷ đồng (không vượt quá 80% giá trị mua).
Trường hợp khách hàng xây dựng mới, sửa chữa nhà tối đa là 10 năm tính từ thời điểm được giải ngân lần đầu nhưng không vượt quá thời điểm 1/6/2026. Mức vay tối đa là 700 triệu đồng.
Lãi suất của gói vay này là 5%/năm…
Người thu nhập thấp tiếp cận gói 30 nghìn tỷ đồng, chuyện không dễ (ảnh minh hoạ)
Video đang HOT
Sau khi nhận được thông báo này, những người nằm trong các trường hợp trên rất vui mừng và hy vọng sẽ được tiếp cận vốn vay, để có nhà đất ở ổn định. Tuy nhiên, để vay được nguồn vốn trên là chuyện không phải dễ “nhằn”.
Chị Nguyễn Thị T.H. (trú đường Kim Đồng, TP Pleiku, Gia Lai) cho biết, vợ chồng chị lấy nhau được 2 năm nay, chị làm tư nhân nhưng chồng chị làm viên chức. Cả 2 đều tự thân lập nghiệp vì quê ở tận Hà Tĩnh, cuộc sống gia đình khó khăn nên vợ chồng anh chị vẫn chưa có một mảnh đất “cắm dùi” ở tỉnh Gia Lai. Sau khi biết gói vay trên, vợ chồng anh chị rất vui mừng, nghĩ rằng sẽ được vay tiền để mua đất, xây nhà. Tuy nhiên, khi lên hỏi thì chị nhận được trả lời không được vay vì không có tài sản để đảm bảo cho việc trả nợ.
Chị Lê Thị T. (trú phường Hoa Lư, TP Pleiku) cho biết, chị có 1 lô đất mua với giá 150 triệu đồng. Khi chị T. đặt vấn đề thế lô đất để vay khoảng 200 triệu đồng để sửa chữa nhà thì bị từ chối. Lý do giá trị của lô đất quá thấp để vay 200 triệu đồng, vì khách hàng chỉ được vay số tiền tương đương với 70% giá trị tài sản.
Để hỗ trợ người thu nhập thấp có nhà ở theo Nghị quyết 02 của Chính phủ, năm 2014, chính quyền tỉnh Gia Lai đã bán hàng trăm lô đất cho các hộ gia đình thu nhập thấp chưa có đất. Mỗi hộ được mua1 lô đất 150m2 với giá rất ưu đãi 42 triệu đồng/lô và nợ trong vòng 5 năm. Nhiều người may mắn được mua đất rất vui mừng, tuy nhiên, đến nay nhiều người vẫn chưa xây được nhà.
Vì vậy, sau khi nhận được thông báo gói vay trên của ngân hàng, nhiều người đã mang quyết định giao đất tới vay tiền nhưng bị từ chối vì giá trị đất quá thấp, đất chỉ được chuyển nhượng sau 10 năm được giao đất…
Trước vấn đề này, đại diện ngân hàng thừa nhận, đã có nhiều người đến ngân hàng hỏi vay gói vay trên nhưng tính đến nay vẫn chưa ai có thể vay được. Vì những thủ tục của các khách hàng vẫn chưa đủ điều kiện, tính pháp lý nên chưa thể vay được.
Cũng theo đại diện ngân hàng, hồ sơ vay vốn của các hộ dân không có tài sản để đảm bảo gói vay; giá trị tài sản quá thấp so với mức vay; tiền lương quá thấp không đủ để đảm bảo việc trả nợ… Mặt khác, tại Gia Lai chưa có nhà ở xã hội, nên những đối tượng chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không thể vay để mua nhà được. Vì theo quy định là mua nhà ở xã hội.
“Tính đến nay mới có 1 khách hàng đủ mọi điều kiện để vay, tuy nhiên chị này vay 300 triệu đồng, mà mức lương hiện tại chỉ có 3 triệu đồng. Hàng tháng ngân hàng phải thu cả vốn và lãi là 60% lương, nên tính đến 10 năm sau thì số lương của khách hàng này vẫn chưa đủ để trả nợ gói vay nên không được vay”, một nhân viên phòng Thế nhân cho biết.
Ông Nguyễn Văn Cư – Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Gia Lai cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, những người thu nhập thấp ở Gia Lai được vay tiền trong gói 30 nghìn tỷ đang rất khiêm tốn, hạn chế.
Việc người dân chưa có đất nhưng không được vay tiền để mua đất vì trong quy định là phải mua nhà ở xã hội. Tuy nhiên, ở Gia Lai lại chưa có khu nào là nhà ở xã hội. Trước đây, ngân hàng đã tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng khu nhà ở xã hội để bán cho người thu nhập thấp chưa có nhà theo Nghị quyết 02 của Chính phủ. Nhưng UBND tỉnh Gia Lai không đồng ý vì cho rằng chưa phù hợp với địa bàn tỉnh, vì vậy UBND tỉnh đã quy hoạch khu đất để bán nợ và giá rẻ cho người thu nhập thấp.
Chính vì vậy, việc giúp người thu nhập thấp của tỉnh Gia Lai có nhà ở mới chỉ thực hiện được một nửa. Và theo ông Cư, việc ngân hàng không chấp nhận cho người thu nhập thấp được cấp đất ở khu đất thu nhập thấp vay tiền làm nhà là chưa đúng.
Ông Cư cho biết, trong thời gian tới sẽ đề nghị các đơn vị ngân hàng có khó khăn, vướng mắc gì trong việc thực hiện gói vay trên thì phản ánh về Ngân hàng Nhà nước, để có những điều chỉnh phù hợp giúp người dân có thể tiếp cận được gói vay.
Thiên Thư
Theo Dantri
Công nhân Hà Nội muốn có nhà 100 triệu như ở Bình Dương
Đối thoại với lãnh đạo và liên đoàn lao động, công nhân mong muốn thành phố Hà Nội xây dựng đề án nhà thu nhập thấp, bán trả góp.
Ngày 12/5, lãnh đạo UBND Hà Nội cùng Liên đoàn lao động thành phố tổ chức đối thoại với công nhân tại 8 khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội. Nhiều thắc mắc liên quan đến chính sách nhà ở, xây dựng nhà trẻ, chế độ bảo hiểm, trợ giá tiền điện sinh hoạt... được lãnh đạo thành phố tiếp thu, giải đáp.
Theo lãnh đạo thành phố Hà Nội, tổ chức đối thoại với công nhân để nắm bắt tình hình và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động và doanh nghiệp. Ảnh: T.H.
Chị Phạm Thị Vân Anh, đại diện cho hơn 20.000 công nhân Công ty TNHH Canon Việt Nam, kiến nghị thành phố nghiên cứu, triển khai đề án xây dựng nhà ở thu nhập thấp để bán trả góp. Mức lương công nhân hiện nay thấp, chưa đủ lo cho cuộc sống hàng ngày. Họ không có tích lũy, khi có con cái cũng như khi đau ốm không dám nghĩ đến chuyện mua nhà.
Dù công ty Canon đã đứng ra thuê một số nhà cho lao động tại khu nhà ở công nhân Kim Chung (Bắc Thăng Long), nhưng mới đảm bảo được nhu cầu cho hơn 2.000 người. Các công nhân khác vẫn phải đi thuê nhà ở quanh khu công nghiệp. Lương bình quân của công nhân khoảng 5 triệu đồng, mỗi tháng bỏ ra từ 500.000 đến gần 1 triệu đồng tiền thuê nhà.
"Chúng tôi rất mong thành phố quan tâm, xây nhà xã hội bán trả góp ưu đãi tương tự như Bình Dương, căn hộ 30 m2, giá tiền từ 90 triệu đến 150 triệu đồng cho công nhân, đặc biệt là lao động ngoại tỉnh thuê", chị Vân Anh bày tỏ.
Chung ý kiến trên, ông Vũ Viết Tâm, giám đốc một doanh nghiệp đóng tại khu công nghiệp Quang Minh cho biết, ở khu này có 135 doanh nghiệp với hàng chục nghìn công nhân. Phần lớn là lao động trẻ, mới xây dựng gia đình, có con nhỏ, hiện vẫn đi thuê nhà ở các thôn xóm. Nếu công nhân có điều kiện mua được nhà thu nhập thấp, ổn định cuộc sống thì sẽ yên tâm làm việc, nâng cao năng suất lao động, sản xuất nhờ đó mà phát triển hơn.
Ông Tâm nêu ý kiến ngoài việc cần triển khai dự án nhà ở thu nhập thấp, lãnh đạo thành phố nên quan tâm đến việc xây thêm các khu vui chơi, giải trí cho công nhân khi xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất. "Ở công ty tôi vẫn còn một mảnh đất nhỏ chưa dùng đến nên xây tạm một sân chơi bóng cho công nhân. Hiện nay, ngoài nhà xưởng và phòng trọ, người lao động hầu như không biết đến nơi nào khác. Họ đi làm cả ngày, buổi tối không có hoạt động vui chơi giải trí, nhận thức của người lao động cũng vì thế mà kém đi, chưa kể đến an ninh trật tự không được đảm bảo, nảy sinh tệ nạn xã hội", ông Tâm phân tích.
Ngoài nhà ở thu nhập thấp, đa số công nhân mong muốn có nhà trẻ, bệnh viện, siêu thị, nhà văn hóa công nhân ở mỗi khu công nghiệp, để họ được giao lưu văn hóa, yên tâm gửi con đi làm. Một nữ công nhân Công ty Singlun cho biết, ở chỗ chị làm việc, 85-90% chị em ở độ tuổi sinh nở, hơn một nửa trong số ấy nuôi con nhỏ. Các gia đình công nhân phải gửi con ở điểm trông trẻ tư thục, rất không đảm bảo.
Nhiều công nhân bày tỏ mong muốn thành phố Hà Nội lập đề án xây dựng nhà ở thu nhập thấp bán cho công nhân. Ảnh: T.H.
Giải đáp thắc mắc về nhà ở thu nhập thấp cho công nhân, ông Trần Việt Chung, Phó giám đốc sở Xây dựng Hà Nội cho biết, việc dành và bố trí quỹ đất để phát triển nhà ở công nhân hiện nay gặp khó khăn. Khi xác định quỹ đất phải đảm bảo nhu cầu thực tế nhà ở công nhân, quy hoạch đô thị, kế hoạch sử dụng đất của thành phố, địa phương, cần có thời gian và sự phối hợp đồng bộ của nhiều cấp, ngành. Chưa kể, quỹ đất ở các khu công nghệ cao thuộc sự quản lý của các bộ, ngành. "Hiện, thành phố không còn quỹ đất để phát triển nhà ở công nhân trong một số khu, cụm công nghiệp do đã hoạt động ổn định", ông Chung thông tin.
Đến nay, Hà Nội đã dành và bố trí hơn 228 ha đất với 12 dự án xây dựng nhà ở công nhân. Trong đó, có 2 dự án tại xã Kim Chung (Đông Anh) được thành phố chủ động đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách với khoảng 8,8 ha đất. Theo chương trình phát triển nhà ở của Hà Nội giai đoạn 2012-2020, định hướng đến năm 2030, Sở Xây dựng đã và sẽ tiếp tục tham mưu cho thành phố để chủ động phối hợp với Bộ Xây dựng, xây dựng những chương trình phát triển nhà ở của thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó chủ tịch UBND Hà Nội cho hay lãnh đạo thành phố đã nhận được hơn 40 ý kiến của các doanh nghiệp cũng như công nhân thuộc các nhóm vấn đề như xây dựng nhà ở thu nhập thấp, chính sách bảo hiểm xã hội, quản lý an ninh trật tự tại các khu công nghiệp... Ông Tuấn đề nghị ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất tiếp thu tất cả, phân loại và báo cáo về UBND. Từ đó, thành phố giao các đơn vị liên quan giải quyết kiến nghị, thắc mắc cho công nhân, doanh nghiệp nhanh và có hiệu quả nhất.
"Thời gian tới, lãnh đạo thành phố sẽ thường xuyên tổ chức các buổi đối thoại với công nhân để lắng nghe đầy đủ, kịp thời ý kiến của người lao động, tạo điều kiện cho Hà Nội trở thành môi trường đầu tư an toàn, thuận lợi đối với các doanh nghiệp", ông Tuấn nói.
Thanh Hòa
Theo VNE
Thêm 1.500 căn hộ giá thấp cho người nghèo ăn Tết trong nhà mới Đúng như cam kết giao nhà trước Tết Nguyên đán, dự án xã hội khu đô thị Đặng Xá giai đoạn 3 khánh thành ngày 3/2, đã về đích trước hạn 6 tháng. Với gần 1.500 căn hộ được đưa vào sử dụng, hàng chục nghìn người dân có thu nhập thấp được đón Tết ở nhà mới. Thứ trưởng Xây dựng Nguyễn...