Người thầy với phương pháp dạy học phá cách trong Cất cánh – Tháng 11
Chủ đề Cất cánh tháng 11 – “Thầy – trò và cuộc sống 4.0″ – là những câu chuyện liên quan đến sự thay đổi hành vi về việc tiếp nhận tri thức, về mối quan hệ thầy trò, về những điều dạy và học diễn ra trong cuộc sống.
Chương trình có sự đồng hành của Tổng Công ty Khí Việt Nam – Công ty Cổ phần (PV GAS) và sự tham gia của các diễn giả là những nhà quản lý giáo dục, là những người giáo viên được học trò yêu mến, là những bậc phụ huynh có những phương pháp nuôi dạy con hiện đại.
Một trong những vị khách mời đó là thầy giáo Đỗ Đức Anh, giáo viên Ngữ văn trường THPT Bùi Thị Xuân, quận 1, TP.HCM, là thầy giáo gây sốt với 6 bài tập về nhà có thể khiến học sinh làm cả đời mới hoàn thành như: “Hãy để ai đó trong gia đình ôm em nếu kết quả năm học vừa rồi chưa được như ý”, “Hãy tận hưởng mùa hè của mình với tất cả năng lượng tuổi trẻ”, “Hãy tranh thủ trau dồi khả năng ngoại ngữ và các kỹ năng mềm cần thiết”, “Hãy luôn là một người tử tế và hạnh phúc”… Thầy đã chuyển đề bài thi này theo hình thức nhờ phụ huynh gửi ở gối, hoặc trên bậu cửa sổ. Đây là 1 phần trong dự án “Học văn từ cuộc sống” với chủ đề “Có thư trên bậu cửa”. Dự án này đã đem lại sự hào hứng cho các em học sinh.
Bản thân thầy Đỗ Đức Anh hồi đầu mới đi dạy cũng đã chọn phương án giảng dạy an toàn, sau một thời gian thầy đã hiểu học trò hơn, lựa những từ ngữ biểu đạt cảm xúc gần gũi với các em, nhất là những em đang ở lứa tuổi nhạy cảm.
Đặc biệt thầy đã chọn phương pháp dạy “phá cách” trong môn văn của mình bằng các hình thức: họp báo, chiếu phim, thuyết trình, dã ngoại… Trong đa số các tiết văn của thầy, thay vì giáo viên đứng giảng bài, học sinh ghi chép theo khuôn mẫu thì thầy Đức Anh gần như giao toàn quyền cho học sinh. Các em làm chủ bục giảng và thuyết trình về tác phẩm, đề tài, còn thầy là một giám khảo, ngồi lắng nghe học trò trình bày đề tài và đưa ra nhận xét.
Điều mà học trò yêu thích thầy Đức Anh bởi cách thầy dạy hàng ngày đã rút ngắn khoảng cách giữa trò và thầy, thầy như một người bạn lớn của những học sinh.
Có lẽ thanh xuân của mỗi người đều lưu giữ hình ảnh người thầy cô truyền cảm hứng, tạo ra những bước ngoặt lớn trong cuộc đời chúng ta. Khán giả theo dõi “Cất cánh” tháng 11 đã được lắng nghe nhiều câu chuyện về thầy trò hay những đổi thay của giáo dục truyền thống với thời đại 4.0.
Cất cánh – tháng 11 đã truyền được cảm hứng đến nhiều thế hệ học sinh, sinh viên và cả những bậc phụ huynh hay những người làm giáo dục. Quý khán giả có thể theo dõi lại số phát sóng này trên các nền tảng số của Đài truyền hình Việt Nam.
Video đang HOT
P.V
Theo Tiền phong
Nhìn đồng nghiệp cắm bản để yêu công việc của mình hơn
Quan hệ thầy trò được xác lập bằng bức ngăn kinh tế, vẫn tồn tại khái niệm "có đi có lại mới toại lòng nhau".
Chúng ta vẫn thường hay nói, nghề dạy học bây giờ vừa khó khăn vừa vô cùng áp lực.
Điểm trường Đán Mẩy (Ảnh minh họa của Báo Giáo dục và thời đại)
Thế nhưng nếu so sánh với những đồng nghiệp đang ngày đêm cắm bản ở nơi thâm sơn cùng cốc, chúng ta sẽ thấy rằng công việc dạy học và giáo dục học sinh ở miền xuôi vẫn nhẹ nhàng, sung sướng hơn rất nhiều.
Những khó khăn gian khổ chất chồng
Các điểm trường vùng núi thường ở khá xa nhau, đường đi vào trường mùa nắng bụi mù, mùa mưa trơn dốc nhầy nhụa, có đoạn đất nhão, bùn ngập cả bánh xe.
Nhiều đoạn phải đi qua khe, qua suối, mùa nước lũ về cuồn cuộn, chảy xiết thành dòng lớn như muốn nuốt chửng, cuốn phăng bất cứ vật cản nào.
Rồi muỗi, vắt, mòng đốt xưng cả mặt mày, bám vào người hút máu no căng. Nơi ở của giáo viên có nơi vẫn còn làm bằng gỗ, bưng bằng ván hoặc dãy nhà cấp 4 xập xệ, có nơi còn không có cả nhà cho giáo viên mà phải ở nhờ với dân.
Học sinh nhiều em còn đói rách, áo quần không có để mặc, nước mũi luôn thụt thò, da tím tái vào những ngày rét.
Những đứa trẻ nói tiếng Kinh chưa sõi nên thầy cô phải nỗ lực để chỉ dạy thêm. Ý thức học tập chưa có, thích thì tới lớp, không thích thì thôi. Thầy cô cả ngày đi dạy, đến ngày nghỉ lại lặn lội trèo đèo vượt suối đến nhà thuyết phục từng em ra lớp.
Có giáo viên ở chung với dân thì làm tất tật mọi công việc nhà như ra suối cõng nước, vào lừng lấy củi, hái rau, bẻ măng rừng rồi nấu ăn, tắm rửa cho học trò, kèm học thêm tiếng Kinh và kiến thức cho học sinh yếu.
Những đêm mùa đông lạnh giá gió lùa rét cắt da, cắt thịt. Có đêm đốt lửa thức cả đêm để trốn cái lạnh.
Nhiều vùng không sóng điện thoại nên gần như biệt lập thông tin với thế giới bên ngoài.
Đa phần con cái của thầy cô đều phải gửi ông bà dưới xuôi nuôi dạy hộ.
Một năm chỉ về với gia đình được 2 lần vào dịp Tết và dịp hè.
Thấu hiểu đồng nghiệp để thấy yêu công việc của mình hơn
Nếu so với những gì đồng nghiệp của mình đang ngày đêm cống hiến cho giáo dục vùng cao thì những nhà giáo được may mắn ở vùng xuôi, đặc biệt là nơi phố thị như chúng tôi những vất vả nhọc nhằn, những áp lực của nghề chưa thấm tháp vào đâu cả.
Nhiều thầy cô giáo được dạy gần nhà, đường xá đi lại thuận lợi, điều kiện trường lớp cũng khang trang, đủ đầy hơn nhiều. Học sinh phần lớn có ý thức học tập cao, phụ huynh cũng quan tâm, kết hợp với thầy cô để giảng dạy.
Các thầy cô có điều kiện làm thêm nghề phụ để tăng thu nhập do được sống trong môi trường thuận lợi.
Có được những ưu thế đó, thế nhưng chúng ta đã thật sự làm tròn bổn phận người thầy chưa?
Đã làm tốt vai trò như người cha, người mẹ? Đã thật sự dốc hết lòng vì học sinh chưa?
Chắc chắn sẽ có nhiều thầy cô làm được nhưng vẫn còn không ít giáo viên sống cơ hội, thủ đoạn.
Thật hổ thẹn khi phải nói ra điều này, vẫn còn một số thầy cô lợi dụng gia đình các em để tăng thu nhập như việc dùng mọi cách để bắt học sinh tới lớp thêm.
Học sinh học yếu nhưng gia cảnh khó khăn ít được kèm cặp nhiệt tình mà muốn học các em phải có tiền mới được phụ đạo. Quan hệ thầy trò được xác lập bằng bức ngăn kinh tế, vẫn tồn tại khái niệm "có đi có lại mới toại lòng nhau".
Tĩnh tâm để nhìn lại những việc mà đồng nghiệp cắm bản đang làm, chúng ta khâm phục ý chí, lòng quyết tâm, sự nhiệt huyết của các thầy cô giáo ấy để có thêm động lực nhắc nhở và điều chỉnh bản thân làm tốt vai trò của một nhà giáo chân chính.
Mai Hoa
Theo giaoduc.net
Văn hay chữ tốt: Không chỉ trách nhiệm của giáo viên Ngữ văn! Học sinh trung học viết chữ xấu và sai chính tả là một thực tế đáng lo ngại. Khắc phục tình trạng này như thế nào, dưới góc độ người dạy? Những bài thi Văn hay chữ tốt năm học 2018 - 2019 của HS Trường THCS Nguyễn Gia Thiều (Tân Bình, TPHCM) "Nét chữ nết người!". Thật vậy, nhìn vào chữ viết,...