Người thầy truyền cảm hứng tiếng Việt cho học sinh người Ê-đê!
Thây Y Giêng cho răng: Nếu giáo viên không am hiểu, đồng cảm, làm bạn cùng các em, các em rất dễ mặc cảm, từ đó xem nhẹ việc học, dẫn đến bỏ học.
Thây Y Giêng day ơ Trường Tiểu học Ea Lâm, huyên Sông Hinh đươc vinh dư đai diên cho cô thây tinh Phu Yên tham gia chương trinh chia se cung thây cô năm 2019.
Thây Y Giêng la người con của dân tộc Ê-đê, được sinh ra và lớn trên mảnh đất quê hương núi rừng Sông Hinh, Phu Yên trong một gia đình có bốn anh chị em và thây là người con thứ trong gia đình.
Thua nho cuộc sống cua thây vô cùng khó khăn, ngoài những buổi học trên lớp thầy phải phụ giúp bố mẹ làm công việc nhà, chăn bò vào chéo buổi để đi học.
Khó khăn là vậy nhưng câu be Y Giêng thuơ nao vân luôn nung nấu ước mơ để sau này thành thầy giáo và chính niềm mơ ước này đã thôi thúc và là động lực để câu có thể vượt qua những khó khăn.
Thây Y Giêng luôn co nhiêu sang kiên đê hoc sinh ngươi dân tôc Ê – đê hiêu vê tiêng Viêt nhanh hơn (anh do nhân vât cung câp).
Vào năm 2005 sau khi tốt nghiệp Trường phô thông dân tôc nội trú tỉnh, Y Giêng đa trúng tuyển chuyên ngành Cử nhân Giáo dục tiểu học tại Trường Đại học Quy Nhơn.
Tháng 01/2010 thây Y Giêng đã trở thành nhà giáo, tiếp tục về quê hương và công tác tại Trường Tiểu học Ea Lâm, huyên Sông Hinh cho đến nay.
Trong quá trình công tác giảng dạy với tình yêu nghề nghiệp, thây luôn trăn trở và tâm niệm với chính mình là làm sao để giúp đỡ và dạy cho các em là học sinh người dân tộc thiểu số để đạt được chuẩn kiến thức và kỹ năng của chương trình lớp học, cấp học mà mình đang trực tiếp giảng dạy.
Đặc biệt là tăng cường tiếng Việt và kiến thức Toán học để các em biết đọc, biết viết và giao tiếp bằng tiếng Việt, biết tính toán các phép tính đơn giản theo chương trình lớp học và học đến đâu thì nắm chắc kiến thức đến đó;
Cùng với các môn học khác, thầy đã giúp học trò hình thành nhân cách và kỹ năng sống, biết hòa nhập cộng đồng và mạnh dạn giao lưu văn hóa giữa học sinh là người dân tộc thiểu số với học sinh là người Kinh trong vùng để học được điều hay, cái đẹp, cái văn minh của cộng đồng để từng bước giúp các em có nếp sống văn hóa, xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu…góp phân xây dựng buôn lang ngày càng văn hóa hơn.
Video đang HOT
Với mục tiêu đó thây Y Giêng đã mạnh dạn nhận mọi nhiệm vụ do các cấp và nhà trường phân công về giảng dạy cũng như đoàn thể trong nhà trường và các hoạt động khác.
Thây Y Giêng tư hao kê: “Từ năm học 2009-2010 đến năm học 2018-2019 thì tôi trực tiếp tham gia giảng tại các khối lớp 2, 4 và 5 do nhà trường phân công;
Bắt đầu nhận nhiệm vụ tổ phó, tổ trưởng chuyên môn từ năm học 2011-2012 đến nay và hiện tại là tổ Trưởng chuyên môn tổ 3 và Chi ủy viên của chi bộ nhiệm kì (2017-2020), Chủ tịch Công đoàn cơ sở nhiệm kỳ (2017-2022) của Trường Tiểu học Ea Lâm;
Trong năm 2015-2016 đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện, năm học 2016-2017 đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh”.
Con đường từ nhà đến trường khá xa, khoảng 27 km, hang ngày thây Y Giêng vân đều phải vượt qua để đến lớp.
Để có được chút thành tích như ngày hôm nay thì đối với bản thân thây như là một kì tích, là điều không dám nghĩ tới.
Vì nơi công tác là một vùng khó khăn nhất huyện, phần lớn người dân định cư ở đây là người dân tộc Ê-đê và sinh sống bằng nghề làm nông nghiệp là chính và họ giao phó việc học của con em mình vào thầy, cô.
Nhớ lại những ngày mới đi dạy, thây kê: “Tôi thắt lòng khi chứng kiến những cô cậu học trò bé bỏng, gầy guộc, tóc vàng hoe cháy nắng vì một buổi đi học, một buổi phụ giúp gia đình làm rẫy, chăn bò.
Những hình ảnh thuở ấu thơ hiện về trong tâm trí tôi, ngày ấy, tôi cũng không biết nói tiếng phổ thông, cũng lem luốc, vất vả… rồi càng gần gũi học sinh hơn, hiểu biết học sinh hơn, yêu thương học sinh hơn”.
Theo thây Y Giêng, học sinh người Ê-đê thường có tâm lí ngại giao tiếp, ít cởi mở, ngại hòa đồng, ngại không dám thể hiện mình trước tập thể.
Các em rụt rè, e sợ khi trao đổi một vấn đề nào đó với giáo viên, khi trình bày một vấn đề thì lúng túng, sử dụng câu què, câu cụt, sai lỗi chính tả nhiều.
Khác với học sinh người Kinh, trước khi đến trường, đa số học sinh dân tộc thiểu số sử dụng tiếng Việt chưa thành thạo, bởi tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai của các em, vì vậy việc giao tiếp bằng tiếng Việt của các em gặp rất nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, điều kiện, đời sống vật chất và tinh thần còn thiếu thốn cũng phần nào làm mất đi sự hồn nhiên, yêu đời của các em.
Hiêu hoc tro nên thây Y Giêng đã yêu thương và dốc lòng dạy dỗ, trao truyền cho học sinh về kiến thức, về nghị lực, lòng kiên trì vượt khó, đặc biệt là cac phương pháp dạy học giúp học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kĩ năng tiến bộ hơn.
Nhận thấy phần đông học sinh dân tộc thiểu số gặp khó khăn trong việc tiếp cận môn Tiếng Việt nên đã mày mò, nghiên cứu các phương pháp sư phạm phù hợp trong việc truyền đạt kiến thức cho các em, để giúp các em viết đúng chính tả, từ đó mạnh dạn, tự tin hơn khi học các môn học khác.
Thây Y Giêng kê: “Tôi đã dày công tìm tòi và viết đề tài sáng kiến “Rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc Ê-Đê lớp 4, trường Tiểu học Ea Lâm” và nhiều học trò của tôi đã biết quy tắc viết chính tả, tự tin hơn khi học môn Tiếng Việt, các em đã trở nên dạn dĩ trước đám đông, tích cực trong các phong trào trường lớp.
Tôi luôn tâm niệm rằng “Nếu giáo viên không am hiểu, đồng cảm, làm bạn cùng các em, các em rất dễ mặc cảm, từ đó xem nhẹ việc học, dẫn đến bỏ học”.
Vì vậy, tôi sẽ luôn cố gắng gần gũi với học sinh bằng sự tận tụy và gương mẫu, từ đó giáo dục các em tiến bộ”.
Trinh Phuc
Theo giaoduc.net
Nhiều điểm mới trong sách giáo khoa mới
Theo đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), nhiều bản sách giáo khoa (SGK) mới có cấu trúc mới, tiếp cận với cách biên soạn của các nước tiên tiến và vẫn phù hợp với điều kiện nhà trường, học sinh tiểu học Việt Nam, đảm bảo tính "mở", linh hoạt.
Chất lượng SGK mới đã được nâng lên về cả hình thức và nội dung Ảnh: Đ.H
Các nhân vật theo học sinh... lên lớp trên
Mới đây, Bộ GD&ĐT công bố danh mục 32 sách giáo khoa lớp 1 được lựa chọn cho Chương trình Giáo dục phổ thông mới. Theo đánh giá của Bộ GD&ĐT, nhiều bản mẫu sách giáo khoa được các tác giả xây dựng công phu, cẩn thận, tâm huyết trên cơ sở tuân thủ định hướng đổi mới của Chương trình Giáo dục phổ thông với trọng tâm là chuyển mục tiêu giáo dục từ chú trọng truyền thụ kiến thức sang giúp học sinh hình thành, phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực. Nhiều bản mẫu SGK có quan điểm biên soạn riêng, cấu trúc sách mới, hiện đại, tiếp cận với cách biên soạn sách của các nước tiên tiến trên thế giới nhưng vẫn bảo đảm phù hợp với điều kiện nhà trường và học sinh tiểu học Việt Nam; bảo đảm tính "mở", linh hoạt, tạo điều kiện cho giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo theo định hướng và quy định của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Trong số danh mục SGK được Bộ GD&ĐT công bố, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) có 24/32 tên sách thuộc 4 bộ SGK, gồm: Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cùng học để phát triển năng lực; Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục. Theo NXBGDVN, mỗi bộ sách mang một thông điệp, bản sắc riêng và cụ thể hoá mục tiêu giáo dục toàn diện, chuyển từ truyền thụ kiến thức sang hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực của người học; kết nối kiến thức với cuộc sống, dẫn dắt học sinh khám phá cái mới, tổ chức dạy học theo cách sáng tạo để gợi hứng thú cho người học; phù hợp với học sinh trên mọi vùng miền trong cả nước.
Đánh giá chất lượng SGK mới, GS.TS Bùi Mạnh Hùng, nguyên Điều phối viên chính Ban phát triển chương trình Giáo dục phổ thông mới, (Bộ GD&ĐT), Tổng chủ biên SGK Tiếng Việt - Ngữ văn cho biết, các bộ SGK mới có một số điểm khác biệt về mục tiêu thực hiện; nội dung các hoạt động học tập, khám phá và tiếp cận kiến thức có tình mở; phương tổ chức các hoạt động tăng cường tương tác...
Điểm khác biệt của SGK mới so với SGK hiện hành là ở một số môn học như Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội,... các bài học được xây dựng các tuyến nhân vật xuyên suốt từ lớp 1 lên các lớp trên, giúp học sinh cảm thấy trang sách sống động, gần gũi, tạo cho học sinh niềm hứng thú trong học tập. PGS.TS Lê Anh Vinh, Chủ biên sách giáo khoa Toán tiểu học mới của NXBGDVN chia sẻ, SGK Toán tiểu học có một tuyến nhân vật xuyên suốt gồm 4 bạn nhỏ là Mai, Nam, Việt, Mi và một robot. Những nhân vật này sẽ cùng tham gia các hoạt động với học sinh và cùng "lên lớp" với các em. Không gian và trang phục của nhân vật khi xuất hiện cũng được quan tâm, ví dụ bài học được dạy vào gần Tết Nguyên đán thì nhân vật sẽ mặc quần áo mùa Đông và ngược lại.
Kích thích tâm lý khám phá cái mới
Không chỉ thay đổi về hình thức, nội dung trong SGK mới có nhiều sự thay đổi, kiến thức trong các bài học được tích hợp liên môn, các chủ đề phong phú.
Đánh giá nội dung SGK mới, PGS Đào Đức Doãn, Chủ tịch Hội đồng thẩm định SGK môn Đạo đức lớp 1 cho biết, 6 bản mẫu SGK môn này đều có những sáng tạo và nét độc đáo riêng. Cùng dạy về chủ đề "Yêu thương gia đình", có sách cho học sinh khởi động bằng bài hát "Cả nhà thương nhau", nhạc và lời Phan Văn Minh, có sách lựa chọn hát các bài "Ba ngọn nến lung linh", sáng tác Ngọc Lễ, "Gia đình nhỏ, hạnh phúc to" của Nguyễn Văn Chung... Những câu chuyện để học sinh kể theo tranh và trả lời câu hỏi cũng đa dạng.
Theo GS Trần Kiều, Chủ tịch Hội đồng thẩm định SGK môn Toán lớp 1, với 6 bản mẫu SGK môn Toán có sự khác biệt thể hiện ở triết lý giáo dục, cách thức trình bày, việc sắp xếp trật tự chủ đề, cách dẫn dắt học sinh khám phá cái mới, cách tổ chức dạy học để tạo hứng thú cho người học. Sự thể hiện yêu cầu tích hợp và phân hóa, việc tạo cơ hội cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học và cách thức đánh giá... trong mỗi bản thảo SGK môn Toán lớp 1 cũng khác nhau.
Chia sẻ những điểm mới nội dung trong SGK môn Toán lớp 1 của NXBGDVN, PGS.TS Lê Anh Vinh cho biết so với sách hiện hành, sách Toán tiểu học mới có một số điểm khác biệt nhằm kích thích sự tò mò, tạo tâm lý thoải mái để các em tiếp nhận kiến thức. Theo đó, sách Toán mới tích hợp nhiều kiến thức liên môn, học sinh sẽ được biết đến truyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ trong bài học xem giờ, thông qua bài tập nối phép tính sẽ được giới thiệu về thức ăn của các loài vật hay biết quy trình hoa sen nở và tàn nhờ bài toán xếp số. Sách Toán được thiết theo bài học và chủ đề, mỗi bài gồm bốn phần: Khám phá (giới thiệu kiến thức mới), hoạt động (thực hành trên lớp), trò chơi và luyện tập (làm bài về nhà). Hội đồng biên soạn lồng ghép các trò chơi vào bài học.
Đỗ Hòa
Theo haiquanonline
Sáng tạo trong hoạt động giữa giờ Hưởng ứng phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", Trường TH Minh Tân (huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc) đã đưa các bài thể dục, múa hát và các bài dân vũ vào hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh, qua đó đạt được nhiều hiệu quả thiết thực. Cô và trò đồng diễn bài nhảy cha-cha-cha trong...