Người thầy “tí hon”
Dưới mái trường THPT Mê Linh ( huyện Mê Linh), chúng tôi có cơ duyên gặp được một người thầy đặc biệt.
Chỉ cao chưa đến 1m, bị khuyết tật bẩm sinh, phải ngồi trên xe lăn từ khi còn nhỏ, nhưng câu chuyện vượt khó vươn lên của thầy Chu Quang Đức khiến bất cứ ai cũng phải thán phục.
Sinh ra trong một gia đình thuần nông tại xã Đại Thịnh (huyện Mê Linh), tuổi thơ của Chu Quang Đức là những năm tháng làm bạn với chiếc xe lăn. Đức bị ảnh hưởng bởi di chứng chất độc màu da cam nên từ khi sinh ra, cơ thể đã bị thương tật, không thể tự di chuyển được.
Bố của Đức tham gia chiến tranh. Ngày trở về, ông không nghĩ trong mình mang di chứng chất độc màu da cam. Thực tế, hai người anh chị đầu của Đức sinh ra cũng hoàn toàn lành lặn; hai người em sinh sau Đức cũng vậy. Chỉ riêng Đức là kém may mắn hơn cả…
“Người thầy tí hon” Chu Quang Đức và các đồng nghiệp tại trường THPT Mê Linh
Sống trong tình yêu thương của bạn bè, gia đình, người thân, Đức sớm rèn rũa cho bản thân mình ý chí vươn lên trong cuộc sống. Chàng trai khuyết tật tốt nghiệp tiểu học, THCS rồi THPT tại trường làng. “Ngày đó, ai cũng nghĩ tôi đến trường đã là điều may mắn. Không ai nghĩ đến việc tôi có thể tốt nghiệp được…” – Anh Đức chia sẻ.
Nhưng chàng trai tí hon đã khiến tất thảy phải bất ngờ. Không chỉ hoàn thành tốt chương trình giáo dục phổ thông, năm 2005, Đức còn thi đỗ vào trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (tại tỉnh Vĩnh Phúc), chuyên ngành công nghệ thông tin. Đó thực sự là một dấu mốc quan trọng làm thay đổi cuộc đời của chàng trai Chu Quang Đức.
4 năm ngồi trên ghế ngôi trường sư phạm, Đức nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ rất lớn từ các thầy cô giáo và các bạn sinh viên trong lớp. Những kiến thức thu nhận được từ nghị lực vươn lên đầy khích lệ đã giúp Đức chuẩn bị cho mình một hành trang để vững tin bước vào cuộc sống sau giảng đường.
Tốt nghiệp ra trường, Chu Quang Đức mở lớp dạy tin học tại nhà cho các em nhỏ. Nhiều gia đình đến nay vẫn nhắc đến Đức với một sự cảm phục và tình cảm mến thương. Sở dĩ vậy là bởi dù cuộc sống khó khăn, nhưng Đức thường nhận dạy miễn phí các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo trong thôn, xã.
Video đang HOT
Năm 2010, cơ hội đến với Đức khi trường THPT Mê Linh tổ chức thi tuyển giáo viên giảng dạy công nghệ thông tin. Chu Quang Đức mạnh dạn nộp hồ sơ và may mắn khi là người được lựa chọn. Cho đến nay, khi nhắc lại, Đức vẫn cảm kích, bởi cơ hội có được đó không chỉ nhờ nỗ lực của cá nhân, mà anh hiểu rằng, đó còn là tình cảm của ngôi trường đã nuôi dưỡng, dạy dỗ anh suốt 3 năm thời trung học.
Trong suốt 10 năm giảng dạy tại trường THPT Mê Linh, thầy Chu Quang Đức luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Điều tưởng chừng như khá đơn giản đó, nhưng với một “người thầy tí hon”, đó là thành tích rất đáng khích lệ. Phần thưởng lớn nhất dành cho Đức có lẽ là việc đã có thể vượt lên chính mình để sống vững vàng giữa bao sóng gió cuộc đời.
Nhắc đến thầy Chu Quang Đức, Hiệu trưởng trường THPT Mê Linh Trần Danh Trung không dấu được sự thán phục. “Thầy Chu Quang Đức có chuyên môn vững vàng, kinh nghiệm giảng dạy lâu năm nên khả năng truyền đạt cho học sinh rất tốt. Không chỉ vậy, nghị lực vượt khó vươn lên của thầy Chu Quang Đức là câu chuyện xúc động, phản ánh tấm gương sáng để học sinh trong nhà trường noi theo…” – thầy Trần Danh Trung chia sẻ.
Y Julie - Cô gái khuyết tật 2 tay bẩm sinh bước chân vào đại học
Ước mơ vào giảng đường đại học đã thành hiện thực, cô bé "chim cánh cụt" Y Julie ở Kon Tum đang viết tiếp giấc mơ trên con đường học vấn và từng bước chinh phục những thành công mới trong cuộc sống.
Y Julie trò chuyện cùng bạn học. (Ảnh: Khoa Chương/TTXVN)
Không may mắn khi sinh ra với một cơ thể bị khuyết tật 2 tay bẩm sinh, thế nhưng Y Julie, 18 tuổi ở làng Kon Drei, xã Đăk Blà, thành phố Kon Tum (tỉnh Kon Tum), sinh viên năm nhất ngành Công nghệ thông tin ở Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum vẫn không ngừng nỗ lực vươn lên trong học tập và được ví là "chim cánh cụt" trong trường, trong lớp.
"Chim cánh cụt" ở giảng đường đại học
Mười hai năm học đã qua, Y Julie luôn được xem là "chim cánh cụt" - niềm hy vọng trong trường, lớp nơi mình theo học.
Năm học mới 2020-2021, bước vào giảng đường đại học, cô bé "chim cánh cụt" Y Julie tiếp tục tạo được thiện cảm với bạn bè. Em Y Julie chia sẻ: "Tại đây, em được làm quen với những bạn bè, thầy, cô và những môn học mới. Giảng đường đại học lạ, khó khăn hơn đối với các bạn, song với một người khuyết tật như em càng khó hơn."
Thời gian đầu đến lớp, Y Julie còn rụt rè và ít tiếp xúc với bạn bè xung quanh. Các môn học ở đại học thì khác xa với những gì em đã tưởng tượng. Các thầy, cô khi thấy Y Julie đến lớp cũng đều không tin được rằng, một người khuyết tật như em lại có thể sử dụng thành thạo máy tính bằng chính đôi chân của mình.
Hình ảnh cô gái Y Julie cụt tay hằng ngày đều đặn đến trường đã làm lay động trái tim của mỗi người. Do đó, mọi người đều hết lòng yêu quý và hỗ trợ Y Julie để em có thể tiếp tục hoàn thành giấc mơ của mình.
Anh A Khưnh (39 tuổi), cha của em Y Julie chia sẻ, do hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn, nên khi con mình đậu đại học, anh không đủ khả năng để có thể sắm cho Y Julie một dàn máy tính. Rất may, thông tin này đã được một mạnh thường quân biết được và quyết định hỗ trợ để em tiếp tục theo đuổi việc học.
Mặc dù học ngành Công nghệ thông tin, trái với ước mơ được trở thành một giáo viên của mình nhưng Y Julie lại không buồn nhiều. Thay vào đó, em ra sức chuyên tâm học hành, vận dụng tất cả kỹ năng vốn có và đôi chân của mình vào việc sử dụng máy tính. Đôi lúc, do phải ngồi nhiều trước màn hình nên đôi chân của em rã rời. Mệt mỏi nhưng không chùn bước, ngọn lửa đam mê của Y Julie vẫn bùng cháy.
Cô sinh viên năm nhất Y Julie học bài. (Ảnh: Khoa Chương/TTXVN)
Em Y Julie cho biết, có nhiều lúc đôi chân và lưng của em đau nhức do dùng máy tính quá nhiều, em cảm thấy mình rất tủi thân vì không có đôi tay để sử dụng như mọi người. Tuy nhiên, khi nghĩ đến hình ảnh cha mẹ không ngại nắng, mưa chở em đi học thì niềm khao khát muốn học thành công trong em lại trỗi dậy. Từ đó, em quyết tâm phải học thật tốt để bù đắp công lao to lớn mà cha mẹ đã dành cho em.
Để có được thành quả này, trước đó, Y Julie đã phải cố gắng gấp nhiều lần so với bạn bè cùng trang lứa.
Hành trình luyện con chữ
Em Y Julie tâm sự: "Từ nhỏ, có lần em theo các bạn đến lớp chơi. Thế nhưng, khi thấy hình ảnh các bạn đang say mê tập viết chữ cái, em lại cảm thấy có chút chạnh lòng vì mình không có đôi tay để có thể viết như các bạn. Tuy nhiên, do ham muốn học hỏi nên em đã nghĩ ra cách dùng chân kẹp vào que củi để có thể tập viết trên mặt đất trước sân nhà."
Chị Y Zoar, mẹ em Y Julie xúc động chia sẻ, là một giáo viên mầm non, nhưng chị thấy lực bất tòng tâm khi không biết phải bày cho con mình tập viết như thế nào. Do đó, khi biết con gái có thể viết được, chị liền mua ngay tập, sách để con có thể tự tiếp tục giấc mơ đi học.
Y Julie sử dụng thành thạo máy tính bằng đôi chân. (Ảnh: Khoa Chương/TTXVN)
Thời gian trôi qua, những nét chữ nguệch ngoạc của Y Julie trên nền đất giờ đây được thay bằng những nét chữ nắn nót trên những trang giấy trắng. Những nét chữ ấy chính là biết bao cố gắng và khao khát cháy bỏng của em đối với việc học để trở thành người có ích.
Nhờ nghị lực phi thường, giờ đây, Y Julie đã có thể tự mình viết được hoàn chỉnh và em có thể viết tên cha, mẹ bằng chính đôi chân của mình, thay cho lời cảm ơn vì đã nuôi nấng em nên người.
Chị Lê Thị Diệu Hiền, giáo viên trường Trung học phổ thông Trường Chinh cho biết, mặc dù bị khuyết tật, thế nhưng Y Julie lại viết chữ rất đẹp. Bên cạnh đó, em còn là một học sinh rất chăm chỉ, thông minh và học lực của em luôn nằm trong tốp khá giỏi của lớp. Thấy được nghị lực phi thường, luôn muốn vượt qua khó khăn của Y Julie nên tất cả giáo viên trong trường đều yêu quý và giúp đỡ em tận tình.
Y Julie cũng là một cô gái có tính cách rất vui vẻ, hòa đồng với bạn bè, thường xuyên giúp đỡ các bạn khác trong quá trình học tập. Vì vậy, trong lớp ai cũng quý mến cô bé khuyết tật có thân hình nhỏ nhắn này.
Không chỉ trên lớp học, mà khi về nhà, Y Julie cũng thường xuyên phụ giúp mẹ lau nhà, rửa chén, giặt quần áo... Vào thời gian rảnh, em cũng thường xuyên thay cha mẹ, kèm cặp các em học tập. Trong mắt hàng xóm láng giềng, Y Julie giống như một thiên thần nhỏ, luôn ngoan ngoãn và lễ phép đối với mọi người xung quanh.
Ở nơi còn nhiều khó khăn như làng Kon Drei (xã Đăk Blà), Y Julie xuất hiện như một tia nắng ấm và là tấm gương sáng mang lại niềm tin, nguồn động lực cho rất nhiều người để học hỏi, vươn mình bước qua những khó khăn trong cuộc sống.
Không những thế, Y Julie còn thi đỗ vào ngành Công nghệ thông tin của Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum và trở thành người đầu tiên của làng Kon Drei được bước chân vào giảng đường đại học.
Ước mơ vào giảng đường đại học đã thành hiện thực, cô bé "chim cánh cụt" Y Julie đang viết tiếp giấc mơ trên con đường học vấn và từng bước chinh phục những thành công mới trong cuộc sống./.
Điểm chuẩn Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 năm 2020 Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 vừa công bố điểm chuẩn tuyển sinh năm 2020. Trong các ngành đào tạo giáo viên, ngành có điểm chuẩn cao nhất là Giáo dục tiểu học 31 điểm, các ngành còn lại đều 25 điểm. Ảnh minh họa Điểm chuẩn Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 năm 2020 chi tiết các ngành: