Người thầy ‘thầm lặng’ trên hành trình ‘gieo chữ’ ở vùng sâu Tây Nguyên

Theo dõi VGT trên

Với khát khao ‘gieo chữ’ cho học sinh miền quê nghèo, nhiều năm nay, thầy giáo Y Thắng Rơ Yam (trú tại huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) luôn thầm lặng băng rừng, vượt suối để mỗi học sinh ở xã vùng sâu, đặc biệt khó khăn bên dòng sông Krông Nô đều được đến trường.

Người thầy đáng kính

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học tại thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk, ngay từ nhỏ, anh Y Thắng Rơ Yam đã nhen nhóm cho mình ước mơ “gieo chữ” cho học sinh ở miền quê nghèo nơi mình được sinh ra và lớn lên.

Người thầy thầm lặng trên hành trình gieo chữ ở vùng sâu Tây Nguyên - Hình 1

Thầy Y Thắng Rơ Yam đến tận nhà người dân để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, vận động các em đi học.

Cho đến năm 2004, sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk, anh Y Thắng Rơ Yam với nhiệt huyết của t.uổi trẻ đã quyết định nộp hồ sơ tình nguyện vào dạy học tại Trường THCS Trần Quốc Toản (xã Ea R’bin, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) – một xã khó khăn nằm bên dòng sông Krông Nô.

Kể từ đó, anh Y Thắng bắt đầu hành trình đưa từng chuyến đò sang sông, nâng bước cho bao thế hệ học trò nên người. Dưới sự nhiệt tình chỉ dạy, dẫn dắt của thầy Y Thắng, nhiều thế hệ học sinh của Trường THCS Trần Quốc Toản đã dắt tay nhau bước qua một chặng đường trên “dòng sông tri thức”.

Rời ghế trường THCS, nhiều em tiếp tục theo đuổi ước mơ đến trường, lên THPT rồi học nghề. Bên cạnh đó, có em nối gót chân thầy Y Thắng, trở thành đồng nghiệp, nhưng cũng có em trở về với ruộng để mưu sinh, lo cho cuộc sống gia đình…

Thế nhưng, các thế học trò của nhà trường luôn khắc ghi hình ảnh một người thầy đáng kính, “người lái đò” luôn tận tụy và hết lòng gieo con chữ cho học trò.

Người thầy thầm lặng trên hành trình gieo chữ ở vùng sâu Tây Nguyên - Hình 2

Thầy Y Thắng Rơ Yam trong một tiết dạy trên lớp.

Video đang HOT

Theo ông Đặng Xuân Kiên, Chủ tịch UBND xã Ea R’bin, thầy Y Thắng hiện là Phó Bí thư Chi bộ, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Trần Quốc Toản, luôn có lối sống giản dị và gương mẫu trong mọi sinh hoạt cũng như công việc.

Lý giải về điều này, ông Đặng Xuân Kiên cho hay: “Kể từ khi chúng tôi làm quản lý ở địa phương, tấm gương về sự tận tụy trong công việc giảng dạy, hỗ trợ học sinh, giáo viên của thầy Thắng luôn được mọi người nhắc đến với sự đáng kính, nể phục. Không chỉ vậy, những năm gần đây, thầy thường xuyên vào các khu dân cư di cư tự do để vận động người dân cho học sinh đi học. Mặt khác, thầy Y Thắng còn luôn hoàn thành nhiệm vụ mà chính quyền địa phương giao cho”.

Ông Kiên cho biết, toàn xã Ea R’bin có 5 buôn, nay sáp nhập lại còn 4 buôn. Đáng nói, có nhiều khu dân cư gần như nằm tách biệt, giao thông đi lại khó khăn, chưa có điện lưới quốc gia. Đáng nói, hầu hết dân ở đây là người dân tộc thiểu số rất hạn chế về tiếng Việt. Do đó, công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước của chính quyền địa phương gặp nhiều khó khăn. Những lúc như vậy, thầy Y Thắng lại nhiệt tình tham gia hỗ trợ xã tuyên truyền, vận động bà con.

Ngoài ra, mỗi khi có đoàn cán bộ ở xa đến, thầy Y Thắng cũng đều xung phong dẫn đoàn và kiêm phiên dịch tiếng bản địa cho các đoàn công tác.

Người thầy thầm lặng trên hành trình gieo chữ ở vùng sâu Tây Nguyên - Hình 3

Thầy Y Thắng Rơ Yam đến tận nhà người dân ở vùng sâu, vùng xa để vận động các em được đến trường.

Thầy, Trịnh Duy Quyết, Hiệu trưởng Trường THCS Trần Quốc Toản, cho biết: “Dù tôi mới có quyết định về trường làm việc trong một thời gian ngắn nhưng tôi nhận thấy, thầy Y Thắng không chỉ nhiệt huyết với công việc mà còn luôn quan tâm đến học sinh và đồng nghiệp. Đặc biệt, không có việc gì làm khó được thầy, từ giảng dạy đến quản lý học sinh hay tham gia các hoạt động tập thể. Theo đó, thầy luôn sống, làm việc một cách gương mẫu, tiên phong của người đảng viên”.

Sự hy sinh thầm lặng

Không chỉ thực hiện tốt quy chế chuyên môn ở trường mà sự nhiệt huyết và nguồn năng lượng tích cực vô tận trong sự nghiệp “trồng người” của thầy Y Thắng khiến cho không ít người phải nể phục. Giải thích về điều này, cô H’Thủy Tơ, giáo viên Trường THCS Trần Quốc Toản cho hay: “Trong giảng dạy, thầy Y Thắng luôn tìm phương pháp dễ hiểu nhất cho học trò. Trong quản lý, thầy Y Thắng lại hết sức trách nhiệm và hòa đồng với mọi người. Cái gì có thể góp ý hay giúp đỡ đồng nghiệp được là thầy làm ngay, không hề toan tính thiệt hơn”.

Hơn thế nữa, do trường đóng chân ở địa bàn vùng sâu, đời sống bà con còn rất nhiều khó khăn. Nhiều học sinh ở xa trường có nguy cơ bỏ học. Với tấm lòng tấm lòng yêu thương học sinh không biên giới, nhiều năm nay, thầy Y Thắng không ngần ngại băng rừng, lội suối mang cái chữ đến với học trò nghèo ở nơi thâm sơn, cùng cốc. Với những học sinh không thể đến trường, thầy lội bộ đến tận nhà để tìm hiểu hoàn cảnh của từng học sinh và dùng cái tâm của mình để động viên gia đình cho con em đi học.

Người thầy thầm lặng trên hành trình gieo chữ ở vùng sâu Tây Nguyên - Hình 4

Thầy Y Thắng Rơ Yam trong một lần đi khảo sát việc học tập của các em học sinh bản mông.

Đồng thời, thầy luôn nhắc các đồng nghiệp, giáo viên trong trường, dù thế nào cũng không thể để các em thất học. “Sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo khó, tôi đã chứng kiến nhiều em nhỏ vì không được đi học, thiếu hiểu biết dẫn đến vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, một số thì lấy chồng, lấy vợ sớm, đẻ nhiều dẫn đến cuộc sống khó khăn và không hạnh phúc…Chính vì lẽ đó, nhiệm vụ của một nhà giáo, tôi không cho phép mình bỏ cuộc trước những khó khăn trong quá trình đưa học sinh đến trường” – thầy Y Thắng tâm sự.

Chứng kiến sự hy sinh thầm lặng của thầy giáo Y Thắng, nhiều giáo viên của Trường THCS Trần Quốc Toản luôn trân quý những tình cảm mà thầy dành cho học sinh. Đồng thời, mọi người luôn xem thầy là một tấm gương để phấn đấu, học tập, noi theo.

“Chúng em dù công tác ở địa bàn vùng sâu, vùng xa với rất nhiều khó khăn bủa vây, nhưng vẫn luôn thấy ấm áp, tự tin bởi có thầy Y Thắng đồng hành. Trong chuyên môn, là người đi trước, nắm chắc kĩ năng, phương pháp, khi đồng nghiệp cần, thầy đều truyền lại một cách ân cần. Đặc biệt, phương pháp nắm địa bàn, phương pháp giáo dục, rèn luyện các em học sinh mà thầy truyền dạy đã giúp cho nhiều giáo viên tự tin và luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ”, cô Phạm Thị Hồng cho hay.

Còn với em Lữ Tuấn Anh Kiệt – một trong những học trò cũ, nay trở thành đồng nghiệp của thầy Y Thắng chia sẻ: “Nhiệt tình là đức tính đầu tiên của thầy Y Thắng. Trong tất cả mọi công việc, thầy luôn là người đi trước về sau. Thầy luôn biết quan tâm đến những cái nhỏ nhất của học sinh. Thầy sống rất tình cảm, nhẹ nhàng với học trò”.

Người thầy thầm lặng trên hành trình gieo chữ ở vùng sâu Tây Nguyên - Hình 5

Nhiều thế hệ học sinh của Trường THCS Trần Quốc Toản đã dắt tay nhau bước qua một chặng đường trên “dòng sông tri thức”.

Theo anh Kiệt, bản thân anh học được ở thầy Y Thắng nhiều nhất là bản lĩnh, kĩ năng công tác xã hội. “Khi còn là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường, tôi vốn là học trò có tính cách hơi ngỗ ngược. Nhưng cứ đến tiết Hóa học của thầy Y Thắng, lại rất thích thú lắng nghe từng lời giảng của thầy. Bởi thầy luôn lồng ghép vào nội dung bài giảng những bài học làm người tốt. Chính nhân cách, lối sống ấy của thầy đã giúp tôi có thêm động lực phải học tập tốt hơn và nuôi dưỡng ước mơ trở thành một nhà giáo như hôm nay”, anh Kiệt nói thêm.

Với những cống hiến to lớn nói trên, trong gần 20 năm công tác tại địa bàn vùng sâu, thầy Y Thắng luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Hằng năm, thầy đều được các cấp khen thưởng.Đồng thời, thầy luôn được đồng nghiệp, học sinh và người thân hết lòng ca ngợi.

Thế nhưng, thầy Y Thắng không xem đó là thành tích của cá nhân mình mà cho rằng đó là nhiệm vụ của một nhà giáo. Thầy Y Thắng nhấn mạnh: “Đã là người con của núi rừng Tây Nguyên, mình được học nhiều hơn, giờ giúp được bà con cái gì thì phải hết lòng, hết sức mà giúp. Còn công lao, thành tích là của chung tập thể chứ có phải của riêng tôi”.

Năm học 2022-2023 này, Trường THCS Trần Quốc Toản có 5 lớp với 181 học sinh thuộc 9 dân tộc anh em. Trong đó, 176 em là người dân tộc thiểu số. Có hơn 46% là con hộ nghèo và gần 20% là hộ cận nghèo./.

Giữ gìn và phát huy truyền thống 'Tôn sư trọng đạo'

'Ăn quả nhớ người trồng cây, có danh có vọng nhớ thầy khi xưa', vào những ngày này, trên khắp mọi miền đất nước, các thế hệ học sinh đều gửi những lời chúc mừng tốt đẹp nhất, những bông hoa tươi thắm đến các thầy giáo, cô giáo bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những người đã có công dạy dỗ mình.

Đó là truyền thống 'Tôn sư trọng đạo' của dân tộc ta từ ngàn đời nay.

Giữ gìn và phát huy truyền thống Tôn sư trọng đạo - Hình 1

Cô, trò Trường Tiểu học Ba Đình (thị xã Bỉm Sơn) trong Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Ảnh: phong sắc

"Tôn sư trọng đạo" là một trong những truyền thống tốt đẹp của người Việt, truyền thống ấy đã góp phần xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Người xưa thường nói: "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư", dù chỉ học một chữ hay nửa chữ cũng mang ơn người dạy. Ca dao có câu: "Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu kính thầy" và tục ngữ cũng đã dạy: "Không thầy đố mày làm nên"... Điều này cho thấy lòng trân trọng, kính yêu của Nhân dân ta dành cho người thầy - những "kỹ sư tâm hồn" của mọi thời đại như thế nào. Thế nên, nghề dạy học được coi là nghề cao quý nhất vì sản phẩm đào tạo ra chính là con người. Nhân dân ta trọng đạo chính là trọng cái nghề "trồng người" cao quý ấy, cũng như họ đã tôn vinh người thầy là những "kỹ sư tâm hồn". Truyền thống "Tôn sư trọng đạo" tốt đẹp đó đã được Nhân dân ta kế thừa và phát huy trong cuộc sống hiện nay. Chính vì vậy, trên khắp đất nước, ở đâu cũng vậy, từ thành thị đến nông thôn, miền xuôi đến miền ngược, người dân Việt Nam đều yêu quý, tôn trọng người thầy, đều dành cho thầy những tình cảm ưu ái và lòng biết ơn sâu sắc. Người thầy được tôn vinh thì nghề dạy học cũng được coi trọng. Không phải ngẫu nhiên mà giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu và ngày 20-11 hằng năm trở thành ngày hội lớn của toàn dân để tôn vinh người thầy và nghề dạy học cao quý.

Ở thời kỳ nào cũng vậy, người thầy luôn là một tấm gương sáng cho học trò noi theo. Ngoài việc có chuyên môn giỏi thì người thầy phải có đạo đức, lối sống mẫu mực, có lòng yêu thương học trò, yêu nghề, sống nhân ái, nghĩa tình, trọng đạo lý, được mọi người kính trọng. Vì lẽ đó mà người Việt luôn nhắc nhở nhau phải "Tôn sư trọng đạo", phải biết yêu kính thầy, nghe lời thầy dạy dỗ. Trong xã hội học tập và mọi người được học tập suốt đời như hiện nay thì vai trò của người thầy lại càng quan trọng. Vị trí người thầy không ngừng được nâng lên, ơn nghĩa đối với người thầy vẫn là một trong những đạo lý được coi trọng. Mặc dù khoa học - kỹ thuật phát triển, nhiều yếu tố hiện đại, tiện ích có thể tham gia vào quá trình giáo dục con người, nhưng có lẽ không gì có thể thay thế được vị trí của người thầy. Bởi lẽ, dù xã hội có phát triển như thế nào đi chăng nữa, người thầy vẫn luôn là biểu tượng cho nhân cách, chuẩn mực đạo đức và là người truyền vào tâm hồn học trò những điều tốt đẹp, gieo mầm thiện để nhân lên những điều thiện trong tâm căn mỗi học trò. Dù các phương tiện trong quá trình giáo dục có hiện đại, tối tân đến đâu cũng chỉ là phương tiện mang tính hỗ trợ cho bài giảng của thầy, còn vai trò quan trọng vẫn là người thầy trên bục giảng, là phấn trắng, bảng đen. Thầy là người truyền lửa ham học cho học trò, khơi lên trong các em những ước mơ, hoài bão để thổi bùng lên những khát vọng cao đẹp trong tương lai. Vì thế, truyền thống "Tôn sư trọng đạo" vẫn còn vẹn nguyên giá trị.

Tuy nhiên, theo dòng "biến thiên", truyền thống "Tôn sư trọng đạo" ngày nay đã và đang bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố tiêu cực. Những yếu tố này thuộc về nhiều phía, cả ở phía người thầy, học trò và xã hội. Về phía người thầy, vẫn còn một bộ phận nhà giáo thiếu tâm huyết với nghề, đ.ánh mất lòng tự trọng nghề nghiệp, xu hướng thương mại hóa giáo dục đã tạo ra vòng xoáy cuốn một bộ phận giáo viên rời xa truyền thống và tôn chỉ của nghề sư phạm. Có những thầy, cô giáo vi phạm đạo đức nghề nghiệp, thậm chí vi phạm pháp luật... Tất cả đã và đang làm phương hại đến truyền thống "Tôn sư trọng đạo", làm tổn thương đến những nhà giáo chân chính. Về phía học sinh, bên cạnh những em chăm chỉ, ngoan ngoãn, thực hiện đúng đạo làm trò, kính yêu và tôn trọng thầy, cô giáo, đã có không ít bạn quên đi đạo nghĩa thầy trò. Có những học sinh vô tình hoặc cố ý vi phạm đạo làm trò, xúc phạm thầy, cô giáo, vô lễ với những người đang ngày đêm dạy bảo mình những điều hay lẽ phải, truyền đạt cho mình những tinh hoa tri thức nhân loại...

Giữ gìn và phát huy truyền thống Tôn sư trọng đạo - Hình 2

Cô, trò Trường THCS Thành Hưng (Thạch Thành) trong giờ học.

Mặc dù những biểu hiện tiêu cực, những cái xấu vẫn còn len lỏi và tồn tại trong trường học làm phương hại đến truyền thống "Tôn sư trọng đạo", thế nhưng, các thầy, cô giáo vẫn kiên định, giữ vững tinh thần, âm thầm truyền thụ kiến thức, giáo dục hình thành nhân cách cho học sinh; lặng lẽ vực dậy những học sinh trót có hành vi trái đạo đức, hành động trái pháp luật, giúp các em tìm được hướng đi lương thiện, đứng vững trước sóng gió cuộc đời. Đội ngũ nhà giáo xứ Thanh luôn xác định sứ mệnh và trách nhiệm của mình trước xã hội, như lời Bác Hồ - người thầy vĩ đại của dân tộc đã dạy: "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người".

Có thể thấy, trong suốt chiều dài lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc, người Việt đã xây dựng và vun đắp nhiều truyền thống quý báu, như truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm, hiếu học, tôn sư trọng đạo, cần cù, siêng năng... Những truyền thống ấy như những sợi chỉ đỏ xuyên suốt, kết dính từng thế hệ người Việt. Truyền thống "Tôn sư trọng đạo" cùng với truyền thống hiếu học của Nhân dân ta đã làm nên một nước Việt Nam "ngàn năm văn hiến" và mãi mãi giữ nguyên giá trị ở hiện tại và cả tương lai. Vì thế, mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh xứ Thanh hôm nay cần tiếp tục vun đắp, giữ gìn và phát huy truyền thống ấy để sự nghiệp "trồng người" của tỉnh nhà nói riêng và cả nước nói chung ngày càng phát triển vững mạnh, toàn diện.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Trấn Thành bị soi thái độ chèn ép Lê Dương Bảo Lâm
18:57:55 16/09/2024
X.ót x.a hoàn cảnh của b.é g.ái 6 t.uổi ở Làng Nủ được Hoà Minzy ngỏ ý nhận nuôi: Gia đình 5 người đều mất, chỉ còn lại mình em
18:58:12 16/09/2024
1 "Anh trai say Hi" gây tranh cãi vì trắng tay sau chương trình
21:02:18 16/09/2024
Vợ chồng chị gái Hòa Minzy b.ị t.ố "phông bạt" t.iền từ thiện từ 10 nghìn đồng thành... 300 triệu
20:52:04 16/09/2024
Từ Thiếu Cường: "Đại hiệp" lắm tài nhiều tật, qua đời nửa tháng vợ đột tử theo
18:22:07 16/09/2024
Biển Đông sắp đón bão số 4 với đường đi phức tạp hơn siêu bão Yagi
20:32:45 16/09/2024
Bà Vanga lại đúng, ông Trump bị tấn công lần 2 và số cơn bão thực sự tăng nhanh?
22:23:01 16/09/2024
Song Hye Kyo hẹn hò tận 3 người kể từ sau khi ly dị Song Joong Ki?
21:34:24 16/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Dự bị gần 2 năm, Công Phượng vẫn ra giá gần 1 triệu USD

Sao thể thao

00:38:48 17/09/2024
Nguyễn Công Phượng đang đàm phán với một câu lạc bộ để trở lại Việt Nam thi đấu và anh đưa ra mức phí ký hợp đồng lên đến 24 tỷ đồng trong 3 mùa giải.

Sao nam đình đám b.ạo h.ành vợ kinh hoàng, lộ chuyện l.y h.ôn sau 5 năm

Sao châu á

22:55:49 16/09/2024
Vào ngày 15/9, truyền thông Hàn Quốc đưa tin cựu vận động viên bóng rổ kiêm diễn viên Woo Ji Won đã l.y h.ôn vợ từ năm 2019.

Venom 3 tung trailer mới, hé lộ danh tính siêu phản diện chính - cha đẻ của tất cả các loài ký sinh vũ trụ trong thế giới Marvel

Phim âu mỹ

22:42:22 16/09/2024
Dòng phim siêu anh hùng những tháng cuối năm 2024 sẽ là sân chơi riêng của Sony Pictures, khi họ cho ra mắt đến 2 dự án điện ảnh, bao gồm Kraven the Hunter và Venom: The Last Dance (Venom 3).

Top 3 lý do đến rạp xem phim hài kinh dị Đài Loan mới nhất 'Tìm kiếm tài năng âm phủ'

Phim châu á

22:35:32 16/09/2024
Có công chờ đợi suốt 4 năm, giờ là lúc cùng nhau tận hưởng Tìm kiếm tài năng âm phủ bởi bộ phim hài kinh dị Đài Loan vừa ra rạp.

Cộng đồng fan Sơn Tùng M-TP ủng hộ đồng bào bão lũ 236 triệu đồng

Sao việt

22:29:57 16/09/2024
Sáng 16/9, tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tô Thị Bích Châu đã tiếp nhận ủng hộ 236 triệu đồng từ Sky - Cộng đồng người hâm mộ nghệ sĩ Sơn Tùng M-TP.

Một hoa hậu bật khóc: "Y tá bảo tôi phải bình tĩnh, chồng tôi đã c.hết rồi"

Tv show

22:22:02 16/09/2024
Tôi không chấp nhận được sự thật, cố chạy ra bảo rằng chồng tôi vẫn còn nóng, tại sao lại ngừng hô hấp nhân tạo, phải làm thêm - vợ Đức Tiến chia sẻ.

Vỏ hành tây có tác dụng gì?

Sức khỏe

22:01:42 16/09/2024
Vỏ hành tây có thể giúp tăng cường sức khỏe và độ bóng cho tóc. Đun sôi vỏ hành tây trong nước, để hỗn hợp nguội và sử dụng như lần xả cuối cùng sau khi gội đầu.

Cách giảm nếp nhăn rõ rệt

Làm đẹp

22:00:41 16/09/2024
Nếp nhăn luôn là nỗi ám ảnh với phụ nữ, nó làm chị em trông già đi. Hãy thực hiện những cách sau, bạn sẽ ngạc nhiên vì hiệu quả giảm nếp nhăn rõ ràng.

Đức Trí: "Vợ không ghen với kỷ niệm cũ của tôi"

Nhạc việt

21:59:40 16/09/2024
Đức Trí cho biết một số ca khúc do anh sáng tác lấy cảm hứng từ câu chuyện thật ngoài đời. Tuy nhiên, đây cũng là điều bình thường bởi một nghệ sĩ thường có cuộc sống cá nhân lãng mạn.

Thông điệp Tarot ngày 17/9/2024 cho 12 cung hoàng đạo: Sư Tử bốc lá Strength, Ma Kết bốc lá The Hermit

Trắc nghiệm

21:29:43 16/09/2024
Khám phá những thông điệp từ những lá bài Tarot tới 12 Cung Hoàng Đạo trong ngày 17/9/2024 nhé. Bạch Dương (21/3 - 19/4)Kim Ngưu (20/4 - 20/5)Song Tử (21/5 - 20/6)Cự Giải

Shakira lộ rõ vẻ hoảng hốt, dùng tay giữ chặt váy vì bị đặt điện thoại quay lén

Sao âu mỹ

21:15:57 16/09/2024
Shakira vừa bị khán giả chĩa thẳng điện thoại vào dưới váy khi đang vui chơi cùng nhóm bạn. Hành vi của những người này đối với nữ ca sĩ khiến ai nấy đều không khỏi bức xúc.