Người thầy nặng lòng với ngôn ngữ, chữ viết dân tộc mình
Là giáo viên trẻ, nhưng thầy Thạch Huỳnh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Ngoài đứng lớp giảng dạy tại trường Trung cấp Pali – Khmer Trà Vinh, thầy Huỳnh còn giảng dạy miễn phí tại một số chùa Khmer, truyền cảm hứng học ngôn ngữ, chữ viết dân tộc cho hàng trăm con em trên địa bàn.
Sinh ra và lớn lên tại vùng ven Thị xã Trà Vinh, (nay thuộc Khóm 9, Phường 9, TP Trà Vinh) trong một gia đình nông dân nghèo. Do đời sống quá khó khăn, học đến lớp 6 Thạch Huỳnh phải nghỉ học. Nhớ thầy, nhớ bạn, nhớ sách vở, nghỉ học không bao lâu, Thạch Huỳnh lấy hết can đảm xin gia đình vào chùa tu để tiếp tục con đường học vấn. Năm 2007, Học viện Phật giáo Nam tông Khmer khai giảng khóa đầu tiên, đã mở ra cơ hội lớn cho Thạch Huỳnh sau gần 12 năm đèn sách nơi cửa Phật.
Với bằng tốt nghiệp loại giỏi, năm 2015, Thạch Huỳnh trúng tuyển vào Trường trung cấp Pali-Khmer Trà Vinh và được giao nhiệm vụ phụ trách môn dịch thuật Pali-Khmer. Kể từ đó, ngoài đứng lớp giảng dạy tại trường, thầy Huỳnh còn thu xếp thời gian đến dạy miễn phí tại một số chùa, từ môn Dịch thuật Pali-Khmer, môn Ngữ văn Khmer, tiếng Anh… đến môn Tin học.
“Hầu hết các bạn nam nữ chỉ đến với lớp học của chùa vào dịp hè, thời gian khác rất ít bạn có điều kiện. Vì vậy tôi cố gắng hết sức có thể để truyền đạt cho các bạn những gì mà mình học được khi còn là một nhà sư”, thầy Thạch Huỳnh nói.
Thầy giáo Thạch Huỳnh – Trường trung cấp Pali-Khmer Trà Vinh
Tại Trường trung cấp Pali-Khmer Trà Vinh, thầy Huỳnh được giao nhiệm vụ phụ trách môn Dịch thuật Pali-Khmer, là môn học khó và rất ít giáo viên đảm nhận tốt môn học này. Tuy nhiên, nhờ có gần 20 năm tu luyện nơi cửa Phật, nghiên cứu nhiều về Phật giáo, đọc nhiều bộ kinh, sách cổ cùng với kiến thức sư phạm đã giúp thầy Huỳnh hoàn thành tốt nhiệm vụ truyền dạy môn dịch thuật Pali-Khmer – một môn học trước đây chỉ có các vị sư cao niên mới dám đảm trách.
Tăng sinh Kim Sa Rết, năm cuối lớp Trung cấp Pali-Khmer đến từ huyện Trà Cú cho biết: “Không chỉ riêng sư mà các phần lớn tăng sinh đều nhận thấy, thầy Huỳnh có kiến thức sâu về môn dịch thuật Pali-Khmer. Ngoài ra, thầy có nghệ thuật truyền đạt rất bài bản, dễ hiểu, dễ nhớ; từ ngữ pháp đến nghệ thuật dùng từ. Nếu không kịp hiểu, thầy sẵn sàng hướng dẫn lại rất tận tâm”.
Bên cạnh việc giảng dạy theo chương trình, thầy Thạch Huỳnh còn luôn truyền cảm hứng đến học sinh, tăng sinh yêu mến văn hóa dân tộc mình và khắc phục mọi khó khăn để học được “nhiều chữ Khmer”. Vì ngôn ngữ, chữ viết Khmer vốn học đã khó, ít ngành nghề liên quan nên rất ít bạn trẻ chịu khó học đến nơi đến chốn.
Video đang HOT
Thầy Thạch Huỳnh cho biết, để giúp việc học chữ Khmer gần gũi với cuộc sống hơn, thầy cố gắng củng cố kiến thức đã học và yêu cầu các lớp học tại chùa đưa vào môn tiếng Anh, Tin học cơ bản để giảng dạy. Cũng từ việc khởi xướng này mà phong trào học tiếng Anh, Tin học tại các trường trong chùa hiện nay khá phát triển, nhất là tại các chùa trong nội ô thành phố Trà Vinh.
“Tôi sinh ra từ một gia đình nghề nông thiếu thốn nhưng nhờ làm theo những lời chỉ bảo của người đi trước và cố gắng hết mình mới có được kiến thức cũng như kinh nghiệm sống như hiện nay. Vì vậy, bên cạnh việc dạy chữ, tôi luôn tranh thủ truyền đạt những kinh nghiệm của một người đi trước để những bạn có hoàn cảnh khó khăn có thể khắc phục, tiếp tục đến lớp”.
Lớp học của Trường trung cấp Pali-Khmer Trà Vinh
Vừa dạy bổ túc văn hóa, vừa dạy trường chùa, thầy Huỳnh còn nhận thêm nhiệm vụ chủ tịch công đoàn trường. Thầy Lâm Sa Ron, Phó hiệu trưởng Trường trung cấp Pali-Khmer cho biết, với tính năng nổ, không ngại khó nên nhiều năm nay thầy Huỳnh làm rất tốt nhiệm vụ này.
Công đoàn của một ngôi trường đặc thù như Trường trung cấp Pali-Khmer rất cần người hiểu giáo lý, hiểu biết những sinh hoạt đặc thù, tâm lý, tình cảm của tăng sinh. Qua đó làm cầu nối, trao đổi với giáo viên phụ trách các môn tự nhiên, xã hội được Sở GD-ĐT Trà Vinh đưa về giảng dạy để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Với chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có uy tín, thầy Huỳnh được đề cử là giáo viên cốt cán của trường:
“Thầy Huỳnh là một giáo viên có chuyên môn tốt, nhất là môn Dịch thuật Pali-Khmer. Ngoài ra thầy là người hòa đồng, không ngại khó, sẵn sàng hỗ trợ các giáo viên khác khi cần. Thầy là giáo viên gương mẫu của trường, nhiều năm liền hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và được trường đề cử là giáo viên cốt cán”, thầy Lâm Sa Ron cho biết.
Việc dạy và học Khmer ngữ cho con em đồng bào luôn được cấp ủy, chính quyền Trà Vinh quan tâm. Riêng đối với thầy Thạch Huỳnh, lúc nào cũng tận tâm với công tác giảng dạy đáp ứng yêu cầu của Ban giám hiệu nhà trường, đặc biệt, với niềm tin tưởng của đồng bào, của nhà chùa mà bản thân đã từng nương tựa, học hành. Cho dù cuộc sống gia đình còn nhiều khó khăn, thầy vẫn luôn nhiệt huyết với nghề “trồng người”, mong muốn ngày càng có nhiều con em đồng Khmer thông thạo ngôn ngữ, chữ viết, cùng nhau giữ gìn, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc mình./.
Dạy tiếng Anh lớp 1: Cần sự bắt đầu chuẩn chỉnh
Một sự bắt đầu tốt trong việc giảng dạy tiếng Anh từ lớp 1 sẽ giúp đạt được mục tiêu dạy học tiếng Anh ở phổ thông.
Học sinh tiểu học trong một tiết học tiếng Anh. (Nguồn: GDTĐ)
Còn hơn một tháng nữa năm học 2020-2021 mới bắt đầu; tuy nhiên, là năm học đầu tiên thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018) nên từ cuối năm học 2019-2020, nhiều hoạt động chuyên môn như lựa chọn sách giáo khoa, tập huấn giáo viên chuẩn bị cho dạy lớp 1 đã được triển khai.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã có văn bản hướng dẫn công tác tập huấn giáo viên dạy lớp 1 trong đó yêu cầu hoàn thành việc tập huấn trước ngày 15/7. Đến nay, các nhà trường đã cơ bản sẵn sàng cho việc triển khai CTGDPT 2018.
Một vấn đề được nhiều người quan tâm là việc cho trẻ học tiếng Anh song song với việc bắt đầu học tiếng Việt từ lớp 1. Tuy tiếng Anh là chương trình tự chọn cho học sinh lớp 1, 2 nhưng có khá nhiều phụ huynh học sinh mong muốn cho con em của họ được học tiếng Anh sớm.
Lợi ích của học tiếng Anh sớm
Học ngôn ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng, nếu bắt đầu sớm sẽ có nhiều thuận lợi; song, cũng có những khó khăn cho con trẻ.
Những người theo thuyết "giai đoạn vàng" để học ngôn ngữ (Critical Period Hypothesis) thì cho rằng, độ tuổi tốt nhất cho trẻ học ngoại ngữ là khoảng từ 3 đến 7 tuổi. Ở giai đoạn này, khu vực ngôn ngữ trên bán cầu đại não phát triển nhất nên việc đắc thụ ngôn ngữ là dễ dàng nhất.
Tuy nhiên, việc học cả hai ngôn ngữ cùng một lúc sẽ có những thách thức cho trẻ. Một hiện tượng khá phổ biến là các em sử dụng lẫn lộn cả tiếng Việt và tiếng Anh trong giao tiếp (hiện tượng code-switching). Nhiều phụ huynh tỏ ra lo ngại sợ con bị rối loạn ngôn ngữ; tuy nhiên, theo nhiều nhà nghiên cứu, đây là một hiện tượng bình thường và sẽ giảm dần khi trẻ lớn lên. Kể cả người lớn khi học ngoại ngữ cũng gặp hiện tượng này.
Tóm lại, việc học tiếng Anh sớm sẽ có nhiều lợi ích hơn. Một trong những thuận lợi là các em dễ đạt được mức độ chuẩn về ngữ âm. Ở giai đoạn này, nếu trẻ được tiếp xúc với người bản ngữ là tốt nhất. Nếu không, sau này sẽ rất khó sửa những lỗi phát âm cơ bản.
Nghịch lý về giáo viên tiếng Anh tiểu học
Công tác đào tạo, sử dụng giáo viên tiếng Anh tiểu học ở nước ta đang còn nhiều bất cập.
Thứ nhất, là bất cập trong đào tạo. Rất ít trường đại học có khoa tiếng Anh sư phạm tiểu học. Phần lớn các trường đào tạo cử nhân ngoại ngữ để dạy tiếng Anh ở trung học phổ thông. Khi ra trường, ưu tiên đầu tiên của giáo sinh là dạy ở trường trung học phổ thông, sau đó mới chọn đến trung học cơ sở; tiểu học là lựa chọn cuối cùng.
Thứ hai, là bất cập trong sử dụng giáo viên. Thông thường, những giáo viên được đào tạo chính quy, bài bản, có năng lực chuyên môn tốt thường được phân công dạy ở cấp cao hơn hay lớp cao hơn trong cùng cấp học.
Qua một thời gian công tác, những giáo viên được xem là yếu kém về chuyên môn ở cấp trung học phổ thông thì được điều chuyển xuống cấp trung học cơ sở; những giáo viên yếu kém ở cấp trung học cơ sở thì được điều chuyển xuống tiểu học.
Thứ ba, bất cập giữa bố trí giáo viên dạy chương trình bắt buộc và chương trình tự chọn. Hiện nay, một trường tiểu học chỉ có khoảng một hoặc hai giáo viên tiếng Anh nên họ chỉ đủ sức cáng đáng việc dạy học chương trình bắt buộc lớp 3,4,5.
Còn tiếng Anh lớp 1,2 là tự chọn nên giáo viên phần lớn là hợp đồng. Đa số giáo viên này lại được đào tạo không chính quy, hợp đồng dạy học theo mùa vụ, ít được tập huấn, trang bị kiến thức, kỹ năng dạy học... nên khó đáp ứng yêu cầu dạy học theo CTGDPT 2018.
Bộ GD&ĐT đã có Văn bản 681 hướng dẫn tổ chức dạy học tự chọn môn tiếng Anh lớp 1,2 theo CTGDPT 2018 trong đó có những yêu cầu cụ thể về nội dung, hình thức, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá; các điều kiện thực hiện chương trình như chuẩn giáo viên, sách giáo khoa và các điều kiện đảm bảo khác.
Để triển khai dạy học tiếng Anh bắt đầu từ lớp 1 hiệu quả theo CTGDPT 2018, thiết nghĩ, chúng ta cần có một chiến lược đồng bộ từ việc đào tạo giáo viên đến thay đổi chương trình sách giáo khoa và chuẩn bị các điều kiện đảm bảo khác. Bên cạnh đó, cần thay đổi nhận thức về tầm quan trọng của việc học tiếng Anh sớm. Nếu không có sự bắt đầu tốt, sẽ rất khó đạt được mục tiêu dạy học tiếng Anh ở phổ thông.
Tấm lòng của người thầy Hơn 22 năm nay, thầy Huỳnh Thanh Tèo ở thị trấn Phú Lộc, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng, đã gắn bó với việc dạy tiếng Pali, chữ Khmer trong các ngôi chùa Khmer ở tỉnh Sóc Trăng và một số chùa Khmer ở các tỉnh, thành khu vực Nam bộ. Đối với thầy, niềm vui và vinh dự nhất là được đứng...