Người thầy nằm… dạy học
Nếu như những người thầy khác đều đứng trên bục giảng, hoặc ít nhất là ngồi trên những chiếc xe lăn, thì người thầy trong ký ức ấu thơ của Phạm Hoa Quỳnh (đại học Văn hoá Hà Nội) là người luôn… nằm để dạy học.
Lớp học bên bờ sông Chu
Quỳnh viết rằng: “Thầy giáo của tôi là một người rất đặc biệt. Cũng bởi vì thế mà tôi và tất cả những ai được ngồi lớp của thầy đều rất quý trọng và khâm phục thầy. Thầy tên là Nguyễn Trung Nghĩa, xóm Quyết Thắng 1, Xuân Bái, Thọ Xuân, Thanh Hoá. Thầy Nghĩa đã dạy tôi khi tôi còn học lớp 2, khi ấy cứ mỗi ngày theo mẹ đi kiếm củi ven bên tả sông Chu, tôi không quên đem theo sách vở để ngồi lớp do thầy “nằm lớp”.
Nói thầy Nghĩa nằm lớp dạy học, bởi năm 14 tuổi thầy bị căn bệnh thoái hoá toàn xương làm cho bại liệt nửa người…” Chính những tình cảm rất chân thành mà chúng tôi nhận được từ Hoa Quỳnh đã đưa những người thực hiện chương trình Tiếp sức người thầy tìm về bên tả ngạn sông Chu để gặp người thầy nằm lớp ấy.
Đến thăm lớp, từ ngoài sân đã nghe tiếng đám trẻ nhỏ đọc thuộc lòng một bài thơ lớp 2. Thấy có đoàn khách từ phương Nam tìm đến thăm thầy, bà con hàng xóm cũng tò mò han hỏi. Kể ra rồi mới biết, con cái của họ, gần như ai cũng học thầy. Có người giờ đã là giáo viên, có người học đại học rồi nhận công tác xa. Chuyện thầy Nghĩa nằm lớp dạy học chẳng biết từ bao giờ đã trở thành niềm tự hào của bà con lối xóm.
Một buổi chiều cách đây hơn 40 năm, khi còn đang học lớp 4, thầy Nghĩa từ trường trở về nhà với cơn sốt nhẹ kéo dài và cơ thể cứ thế yếu dần đi. Đến năm học lớp 7 thì thầy đã không còn lấy củi, bắt cá và rong chơi cùng các bạn bên bờ sông Chu được nữa. Việc học hành, vì vậy, cũng khép lại với thầy. Khoảng trời trong xanh bên ngoài từ đó cũng bị bó hẹp qua những song cửa sổ.
Video đang HOT
Được chẩn đoán là thoái hoá xương, gần 20 năm chạy chữa khắp nơi vẫn không khỏi, người mẹ già đành chấp nhận sự thật rằng con trai mình không thể tự bước đi, và chàng thanh niên Nguyễn Trung Nghĩa khi ấy mới thấm nỗi buồn khi phải nằm một chỗ, mọi sinh hoạt đều cần có người trợ giúp.
Công việc dạy học đến với thầy Nghĩa cũng giản đơn. Thầy kể rằng trong những tháng ngày nằm một mình trên giường bệnh, khi thấy những đứa cháu nhỏ con của anh chị mình không làm được bài tập về nhà, thầy đã giúp cháu giải những bài toán khó. Từ đấy, hễ có gì khó hiểu, các cháu lại hỏi thầy, trẻ con trong xóm thấy vậy cũng đến nhờ thầy giải toán.
Lớp học đặc biệt của thầy vì thế được hình thành và kéo dài cho đến ngày nay. Hỏi niềm vui là gì, thầy với tay lên đầu giường, lấy xấp thư có đến vài chục chiếc; có thư viết từ những năm 90, cũng có thư còn mới toanh mùi keo dán, thầy bảo rằng của học trò cũ gửi cho thầy rồi cười hiền lành, đưa cánh tay trái ra vuốt từng chiếc phẳng phiu.
Tuổi 60 của ông giáo
Đã hơn 20 năm trôi qua, ngôi nhà của thầy Nghĩa bây giờ đã được những nhà hảo tâm hỗ trợ xây dựng tươm tất. Dẫu sức khoẻ càng ngày càng yếu đi nhiều nhưng nghiệp trồng người thầy vẫn chưa buông. Khoảng 300 em học trò mà thầy Nghĩa góp công dạy chữ giờ đã trưởng thành, con cái họ lớn lên lại đến nhà, xin được học ông Nghĩa.
Học trò bây giờ không gọi ông giáo Nghĩa là thầy mà chúng gọi thầy bằng ông. Tay chân và cổ của ông bây giờ đều co cứng lại, chỉ còn cánh tay trái là có thể cử động được. Cha qua đời đã lâu, các anh chị đều thành gia lập thất và ra ở riêng, nhà chỉ còn mỗi mình thầy với một mẹ già. Bà cụ đã ở tuổi 90. Vậy nên, chuyện cơm nước cho mẹ, chuyện dạy học, thầy phải nhờ hết vào cánh tay trái của mình.
Cuộc sống của thầy, dẫu đã nhận được nhiều trợ giúp nhưng vẫn đạm bạc, giản đơn. Hàng tháng, một khiếm khuyết, một đã quá già xoay xở chi tiêu trong số tiền chính sách 600.000 đồng cùng gần 200.000 đồng tiền lãi từ quyển sổ tiết kiệm được gửi tặng bởi những nhà hảo tâm.
Có nhìn thấy thầy khó nhọc loay hoay vo gạo, nhóm lửa, nấu cơm chỉ bằng cánh tay còn lại bên chiếc giường nhỏ của mình mới cảm nhận hết được nghị lực phi thường của người thầy tật nguyền. Cứ vậy, hàng ngày, ở nơi góc nhà nhỏ hẹp, trên chiếc giường con, người thầy ấy lại góp chút sức tàn, giúp đám trẻ nhỏ trong xóm mở rộng thêm cánh cửa vào đời mà không nghĩ rằng mình đã làm nên việc có ý nghĩa lớn.
Theo SGTT
Vào đại học từ chiếc xe lăn
Vươn lên từ nỗi bất hạnh trong cuộc sống, cơ thể không được bình thường như mọi người, cậu bé mang trong mình nghị lực phi thường ấy đã đạt được những thành tích xuất sắc trong học tập. Đó là câu chuyện về Nguyễn Lê Hoàng Trung ở xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.
Tuổi thơ bất hạnh
Nguyễn Lê Hoàng Trung (sinh năm 1992) là một trong những tấm gương về người khuyết tật, trẻ mồ côi tiêu biểu toàn quốc. Lúc nhỏ, khi sinh ra em vốn là một đứa bé bình thường, trắng trẻo và bụ bẫm như bao đứa trẻ khác. Em cũng có một mái ấm gia đình hạnh phúc trong tình thương của cha lẫn mẹ.
Năm 3 tuổi, Trung đã phải gánh nỗi đau từ bi kịch của gia đình do người cha gây ra. Cha em là công nhân cao su, vốn có máu ghen tuông trong người lại hay nghe lời bạn xỏ xiên mỗi khi ngà ngà đôi ba chén. Trong một đêm say rượu, cha em khóa trái cửa lại và cầm dao chém nhiều nhát vào vợ khiến mẹ em chết ngay tại chỗ. Còn em, do nằm sấp nên bị chém vào lưng, đứt cả tủy sống.
Nguyễn Lê Hoàng Trung hiện là sinh viên Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM.
Từ đó, Trung hoàn toàn mất hết cảm giác ở nửa người dưới, cuộc đời em phải gắn liền với chiếc xe lăn. Mồ côi mẹ, cha lâm vòng lao lý, bên nội cũng không còn quan tâm tới em. Thương đứa cháu ngoại bất hạnh, ông Lê Văn Khôi (70 tuổi, ngụ Bình Phước) đón em về nuôi nấng.
Tuổi thơ của Trung trôi qua trong những cuộc phẫu thuật triền miên, từ Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) tới các chương trình phẫu thuật từ thiện... Hằng ngày Trung phải di chuyển bằng cách lết mông, dùng hai tay và nhờ đến xe lăn.
Hai ông cháu và một ước mơ
Ông ngoại em năm nay đã 70 tuổi, rất gầy gò, khuôn mặt khắc khổ. Thương đứa cháu ngoại đau ốm quặt quẹo, ông tận tình săn sóc hơn cả một người cha. Mọi sinh hoạt hàng ngày từ ăn uống, tắm rửa, bồng bế... tất cả Trung đều nhờ ông ngoại. "Trung chỉ còn lại đôi tay là linh hoạt, nửa phần dưới của Trung không còn cảm giác gì nữa. Hàng ngày, tôi phải quấn tã cho cháu, chiều lại thay", ông Khôi chia sẻ.
Ông Lê Văn Khôi và cháu ngoại trong xóm trọ.
Đến tuổi đi học, ông ngoại là đôi chân thứ hai cùng em đến lớp. Bất kể trời mưa hay nắng, năm này sang năm khác ông Khôi đều cõng Trung trên đôi vai gầy guộc của mình để đưa cháu đến trường. Hình ảnh một ông già ngoài 70 tuổi ngày ngày chở đứa cháu khuyết tật tới trường bằng chiếc xe máy cũ kỹ luôn hiện hữu trong mắt thầy cô và bạn học của Trung.
Vượt lên những khó khăn, Nguyễn Lê Hoàng Trung đã đoạt nhiều giải thưởng cấp huyện, tỉnh từ thời THCS, thủ khoa đầu vào lớp chuyên Lý của trường chuyên Quang Trung. Em liên tiếp đạt danh hiệu học sinh xuất sắc của trường trong suốt 12 năm học. Tháng 4/2010, Trung được tuyên dương gương điển hình khuyết tật học tập lao động xuất sắc toàn quốc tại Hà Nội do Bộ LĐ, TB & XH tổ chức.
Sống giữa tình cảm của người ông và bạn bè thân thương nhưng Trung vẫn không thể nguôi đi những mặc cảm cứ trỗi dậy ngày một lớn trong em. Mặc cảm về gia đình, số phận và cả cái thân thể không được lành lặn luôn hành hạ nhức nhối mỗi khi em ngồi lâu. "Năm lớp 10, em được chọn vào đội tuyển Lý của trường. Nhưng do ngồi cả ngày học và làm bài nâng cao nên vết thương cũ nơi cột sống ngày càng trở nên đau nhức. Em đành xin rút khỏi đội tuyển và phải nghỉ học một tháng rưỡi. Đỡ cơn đau, em lại đến trường", ông Khôi kể lại.
Nhờ sự động viên, giúp đỡ của thầy giáo chủ nhiệm và bạn bè, Trung đã vươn dậy và tiếp tục đi học. Sau đó, em rời đội tuyển Lý để chuyển sang đội tuyển Tin vì chương trình học nhẹ, phù hợp với sức khỏe của em hơn.
Trong kỳ tuyển sinh đại học năm 2010, Nguyễn Lê Hoàng Trung đã thi đậu vào ngành Công nghệ Thông tin Trường đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM với điểm số cao. Vào đại học, em mang theo giấc mơ trở thành kỹ sư tin học: "Em tự nhủ phải học thật giỏi, kiếm một công việc ở công viên phần mềm Quang Trung để lo cho ông ngoại và trở thành người có ích cho gia đình và xã hội".
Ẩn sau dáng vẻ gầy gò, thư sinh, ít nói và ánh mắt buồn thăm thẳm là một Nguyễn Lê Hoàng Trung đầy nghị lực vượt lên chính mình để chiến thắng số phận.
Theo CA TPHCM
Cả làng dạy học Đ hơn mt lần tô được "mục sở thị" về những gia đình ba đờ làm nghề giáo ở đâó trên dả đất miền Trung, nhưng tiếng tăm về mng quê mà "nhà nhà dạy học", "ngườ ngườ học sư phạm" thì đây là lần đầu tiên. Và có lẽ đây cũng là làng quê duy nhất, đc đáo nhất, chẳng nơ nào...