Người thầy làm đẹp ngôi trường hạnh phúc!
Tôi đến trường TH Núi Thành (Q.Hải Châu, Đà Nẵng) tìm gặp thầy Trương Hoàng Thanh (1979)- giáo viên dạy Mỹ thuật, đúng lúc anh đang hoàn thiện những bức tranh cuối cùng ở cuối sân trường.
Nhìn anh say sưa vẽ, tôi cảm nhận được tình yêu anh dành cho trẻ thơ, cho ngôi trường này thật sâu lắng xiết bao. Dưới đôi tay tài hoa của người thầy đầy nhiệt huyết ấy, bất chấp đại dịch Covid-19, ngôi trường như bừng sáng, tươi mới, sinh động hẳn lên, như mời gọi, mong ước ngày được đón học sinh trở lại trường!
Dưới đôi tay tài hoa của thầy Trương Hoàng Thanh, trường TH Núi Thành như bừng sáng, tươi tắn, sinh động hẳn lên.
Bà Huỳnh Thị Thu Nguyệt, Hiệu trưởng Trường TH Núi Thành cho biết, năm học 2019-2020, nhà trường triển khai thực hiện mô hình Trường học hạnh phúc (THHP). Để triển khai mô hình này, từ tháng 2 đến tháng 9-2019, nhà trường đã xây dựng kế hoạch rất cụ thể. Trong các tiêu chí xây dựng mô hình THHP có tiêu chí trường học phải thật sự đẹp. Ý tưởng biến những mảng tường trường học trở nên sống động bằng những bức tranh vẽ ra đời từ đó… “Nếu thuê họa sĩ ngoài vào vẽ toàn bộ tranh trên các mảng tường trường học, kinh phí phải trả gần 200 triệu đồng. Với khoản kinh phí rất lớn đó, nhà trường không thể trả nổi. Sau khi cân nhắc, nhà trường định chỉ vẽ những chỗ nào cần thiết thôi. Nhưng thầy Thanh kiến nghị, cứ để thầy ấy tính toán, lấy tiền túi bỏ ra trước để mua đồ về vẽ từ từ. Khi nào nhà trường kêu gọi xã hội hóa đủ thì trả lại sau cho thầy cũng được”, bà Thu Nguyệt kể. Cũng theo Hiệu trưởng Thu Nguyệt, với công sức mà thầy đã bỏ ra (chỉ nhận chút ít tiền bồi dưỡng- P.V), tổng kinh phí để thực hiện cho công việc làm đẹp ngôi trường chỉ còn lại 97,7 triệu, trong đó ngân sách nhà trường là 10,7 triệu, còn lại đều kêu gọi xã hội hóa.
Ngắm nhìn những bức tranh thầy Thanh vẽ, tôi cảm nhận được tình cảm cũng như tâm sức anh đã bỏ vào đó là rất lớn. Từ trò chơi ô quan, nhảy dây, bịt mắt bắt dê, bập bênh, thả diều, đá cầu…, đến những hoạt động lao động mang tính giáo dục cho trẻ…, tất cả đều sống động như thật. Chia sẻ cảm nhận này, tôi nhận từ nơi anh câu trả lời khiêm nhường: “Tuổi thơ tôi cũng gắn bó với những trò chơi này nên khi vẽ tất cả cứ hiện ra trước mắt thôi…”. Anh tâm sự, lớn lên trong khó khăn, lại từng gắn bó với ngôi trường một thời gọi là…trường làng này, nên anh rất thương học trò vùng ven. Đó chính là lý do để anh dồn tất cả tâm sức vào các bức tranh mình vẽ.
Qua tìm hiểu, được biết, thầy Thanh quê gốc ở Hòa Cường (nay là P.Hòa Cường Bắc), là cựu HS trường TH Núi Thành năm 1989. “Hồi nhỏ, nhà tôi ở gần nhà bác Thơm. Nghe nói, khi ấy bác là Chủ tịch P.Hòa Cường. Bác ấy rất tài hoa, vẽ rất đẹp. Tôi hay sang nhà bác chơi, xem bác vẽ rồi mê vẽ từ đó. Chính bác là người thầy dạy vẽ đầu tiên của tôi. Năm 2000, sau khi tốt nghiệp THPT tại trường Hòa Vang, tôi thi vào trường Văn hóa nghệ thuật Đà Nẵng, khoa Sư phạm Mỹ Thuật, ra trường năm 2002 và được phân về dạy tại trường TH Núi Thành cho đến bây giờ”, anh chia sẻ. Được biết, trong 2 năm theo học tại trường Văn hóa nghệ thuật Đà Nẵng (nay là trường CĐ Văn hóa nghệ thuật Đà Nẵng), anh luôn nỗ lực học tập và luôn nằm trong danh sách những SV được nhận học bổng của trường. Năm 2002, anh tốt nghiệp với tấm bằng giỏi. Thời đó, TP Đà Nẵng có chính sách ưu đãi đối với những SV tốt nghiệp bằng giỏi. Theo đó, anh được quyền chọn lựa về dạy tại 3 trường TH có tiếng của TP gồm: Phan Thanh, Phù Đổng và Hoàng Văn Thụ, nhưng lại xin về dạy tại ngôi trường ngày xưa mình từng theo học. Sau khi về trường, anh tiếp tục thi và trúng tuyển vào ngành Sư phạm Hội họa của trường ĐH Nghệ thuật Huế (ĐH Huế) hệ vừa học vừa làm. Bền bỉ 5 năm, đến năm 2007, anh tốt nghiệp.
Điều đáng trân trọng ở thầy Hoàng Thanh là toàn bộ công trình này được thầy bảo hành không công. “Tôi rất quý cái tâm của thầy đối với trường lớp. Toàn bộ công, sức thầy ấy bỏ ra hết, chỉ nhận chút ít tiền bồi dưỡng thôi. HS nghịch chỗ nào thầy lấy sơn vẽ lại chỗ đó. Hiện thầy đang vẽ miễn phí một số họa tiết ở các bức tường nằm cuối sân trường. Thầy nói, “để em vẽ hết luôn cho trường mình đẹp hơn, không cần tính công phí cho em đâu”. Không chỉ có tài, có tâm, thầy còn là một người rất trực tính, công tâm. Với tinh thần trách nhiệm đó, 20-11 vừa qua, nhà trường đã tặng giấy khen cho thầy. Bản thân thầy, hai năm liền đạt danh hiệu Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, mới được bầu vào Chi ủy Chi bộ của trường năm nay”, đó là lời nhận xét mà Hiệu trưởng Trường TH Núi Thành dành cho người thầy đáng quý này.
P.Thủy
Theo cadn
Khi thầy cô trở thành streamer bất đắc dĩ mùa dịch: 'Mệt nhưng vui và hào hứng gấp trăm lần'
Dù quá trình chuẩn bị bài giảng công phu, vất vả hơn nhiều so với giảng dạy trực tiếp nhưng sự tâm huyết của những người thầy, người cô vẫn chẳng hề vơi.
Video đang HOT
Dịch viêm phổi cấp do virus corona gây ra vẫn đang có diễn biến phức tạp, nhiều trường cho học sinh tiếp tục tạm nghỉ học để phòng dịch Covid-19. Tuy nhiên, việc học thì không thể ngừng lại quá lâu vì vậy phương pháp học online đang được một số trường đặt lên hàng đầu trong những ngày nghỉ học 'né dịch'.
Giáo dục trực tuyến là xu thế không mới, vậy nhưng việc triển khai trong tình huống bắt buộc, khẩn trương như hiện tại vẫn có nhiều ưu điểm, bất cập nhất định. Đã có nhiều hình ảnh hài hước chia sẻ lại khoảnh khắc thầy cô miệt mài giảng bài bên chiếc điện thoại thông minh, bỡ ngỡ khi lần đầu ghi hình qua các nền tảng mạng xã hội, hay các tình huống dở khóc dở cười khi livestream,... cho thấy sự tận tâm của những người lái đò.
Ở đó, mỗi thầy cô giáo đang phải đóng vai những streamer thực thụ, lên lớp qua việc livestream để đưa 'con chữ' tới học sinh một cách nỗ lực nhất. Mặc dù có nhiều rào cản để việc học online diễn ra suôn sẻ như chất lượng bài học hay đòi hỏi giáo viên phải có một chút nền tảng về công nghệ nhưng cả giáo viên và học sinh đều đang cho thấy sự cố gắng trong thời điểm cấp bách như hiện nay.
Các thầy cô trường THPT Hàng Hải (Hải Phòng) dạy học qua các nền tảng mạng xã hội (Ảnh: Thầy Phạm Anh Phong cung cấp)
Trong thời gian học sinh nghỉ phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona,Trường THPT Hàng Hải (Ngô Quyền, Hải Phòng) đã tiến hành dạy học trực tuyến với các môn cơ bản như Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh, Giáo Dục Công Dân,... trong khối giáo dục THPT nhằm củng cố kiến thức cho học sinh trong thời gian tạm nghỉ.
Chia sẻ với Tiin.vn, thầy Phạm Anh Phong, hiệu trưởng trường THPT Hàng Hải cho hay, việc này nhằm giúp học sinh không quên kiến thức, sẵn sàng trở lại với nhiệm vụ học tập khi có thông báo trở lại trường.
'Nhà trường đã triển khai việc dạy học online từ sau khi cho học sinh tạm nghỉ học vì dịch nCoVid 19. Trước đây, nhà trường và thầy cô cũng đã chuẩn bị phương án dự phòng nhưng nhỏ lẻ và chưa có kế hoạch cụ thể.
Điều sợ nhất đối với mỗi người làm trong ngành giáo dục là các em học sinh trong thời gian gian nghỉ này không có tinh thần tự học khi không có áp lực hay sự động viên khuyến khích từ cô giáo, nhà trường. Nên đây vừa là thách thức, vừa là cơ hội để thầy cô và nhà trường thực hiện giảng dạy số hóa trong thời buổi công nghệ thông tin 4.0'
Thay vì giáo án, bài giảng dày cộp thì nay, các thầy cô lại có chiếc điện thoại smartphone đồng hành (Ảnh: Thầy Phạm Anh Phong cung cấp)
Được biết, trường THPT Hàng Hải đã áp dụng phần mềm 'Kiểm tra online' do thầy giáo Vũ Văn Hưng- giáo viên Tin học trong trường phát triển nhằm phục vụ cho công tác đào tạo thi trên máy tính theo phổ biến của bộ Giáo dục và Đào tạo trước đó. May mắn là sự chuẩn bị trước này đã giúp các thầy cô giáo THPT Hàng Hải kịp thời ứng dụng và triển khai đồng thời cùng việc giảng dạy trực tuyến.
Với phần mềm này, nhà trường lên lịch kiểm tra các lớp và các khối với một số môn nhất định, sau đó hệ thống sẽ chấm điểm tự động. Sau đó, trích xuất kết quả và chữa bài cho học sinh kết hợp giảng dạy online theo thời khóa biểu.
Tất nhiên để việc dạy - học trực tuyến có thể thành công thì ngoài phương án tổ chức và hạ tầng kỹ thuật, chuyên môn và trách nhiệm của giáo viên luôn được đề cao. Bởi việc lần đầu tiên được tiếp xúc với hình thức dạy học trực tuyến nhiều giáo viên không khỏi bỡ ngỡ, thậm chí nỗ lực gấp 2-3 lần so với phương pháp dạy học truyền thống. Và chính điều này khiến các thầy cô bỗng trở thành 'streamer bất đắc dĩ'.
'Các thầy cô đa số sử dụng livestream qua Facebook, một số sử dụng phần mềm Zoom. Có nhiều thầy cô lớn tuổi chưa sử dụng hay trải nghiệm việc dùng mạng xã hội bao giờ nên nhà trường phải tập huấn và thực nghiệm để các thầy cô có thể sử dụng thành thạo.
Ngoài ra, các thầy cô cũng cần sát sao theo dõi, kiểm soát về chất lượng, số lượng, sự tương tác của học sinh. Để giải quyết vấn đề này, nhà trường đã khắc phục bằng cách nhắn tin cho từng phụ huynh và đăng trên fanpage, web nhà trường về kế hoạch và thời khóa biểu nhà trường. Yêu cầu phụ huynh trang bị các thiết bị điện tử và giám sát con em mình để việc dạy và học đạt hiệu quả cao. '- thầy Phong chia sẻ.
Buổi tập huấn về công tác giảng dạy trực tuyến của trường THPT Hàng Hải (Ảnh: Thầy Phạm Anh Phong cung cấp)
Hiệu ứng trong một buổi livestream giữa thầy và trò ( Ảnh: THPT Hàng Hải)
Thầy Phong cho biết, việc dạy và học online bước đầu đã có những tín hiệu tích cực từ phía cả cô lẫn trò. ' Sự tương tác của học sinh cũng như tỉ lệ tham gia chiếm khá tốt, có những lớp có hơn 90% tỉ lệ học sinh tham gia đầy đủ. Đó là thành công bước đầu.
Các thầy cô trong trường cũng rất hứng thú bởi có sự trải nghiệm mới mẻ nên đều nghiêm túc, tâm huyết thực hiện. Trước nay các thầy cô ít để ý đến công nghệ, qua đợt này chắc chắn các thầy cô sẽ hiểu biết hơn về phương diện giáo dục hiện đại này, kích thích sự sáng tạo với nhiều phương pháp dạy học tích hợp'.
Thầy Phạm Anh Phong cho rằng, mặc dù giải pháp này ít nhiều đã có hiệu quả, nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời trong giai đoạn học sinh không thể đến trường. Trên hết, sự tương tác trực tiếp giữa thầy trò vẫn là điều quan trọng nhất mà phương pháp học online không thể thay thế.
Ảnh: Thầy Phạm Anh Phong cung cấp
H.Yen
Theo baodatviet
Bộ trưởng Nhạ: Quyết định cao nhất trong việc lựa chọn sách thuộc về giáo viên Tư lệnh ngành giáo dục cho hay, đổi mới lần này không phải là tất cả mà có kế thừa tối đa, đổi mới phương pháp là chính, đòi hỏi sự sáng tạo của người thầy. Ngày 8/2, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ có buổi làm với ngành Giáo dục tỉnh Nam Định về việc triển khai Nghị quyết 88 của Quốc hội...