Người thầy ‘kêu cứu’ cho môn Sử
Thầy Trần Trung Hiếu là người đầu tiên viết thư đề xuất Lịch sử là môn bắt buộc. Trong suốt quá trình đấu tranh đòi lại vị thế cho môn Sử, thầy không khi nào thôi hy vọng.
Nỗi niềm giáo viên… môn phụ
Những bài thi môn Lịch sử cười ra nước mắt với “cơn mưa” điểm 0. Hội đồng thi chỉ có một thí sinh làm bài Lịch sử. Học sinh nghĩ Quang Trung – Nguyễn Huệ là hai anh em… Nhắc lại những câu chuyện đó, nét mặt thạc sĩ Trần Trung Hiếu (THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An) trùng xuống. Đôi mắt ông ánh lên một nỗi buồn.
Hai mươi năm đứng lớp nhưng có đến gần nửa số thời gian ấy, người thầy thấm nỗi buồn mỗi khi Lịch sử trở thành chủ đề nóng của dư luận.
Nhiều người cho rằng, học sinh ngày càng chán Sử, nhưng thầy Hiếu nghĩ khác: “Đa số học trò bây giờ không chán học, thậm chí vẫn thích, tò mò và muốn khám phá, nhưng các em không chọn Lịch sử là môn thi vì sợ điểm thấp, khó làm bài”.
Theo đánh giá của giáo viên trường Phan, thực tế này do lỗi do hệ thống giáo dục coi đây là môn phụ.
Vị thế của môn Sử trong xã hội khiến nhiều thầy cô tâm huyết chạnh lòng. Không ít người tủi thân vì mình là giáo viên môn phụ.
Không buồn sao được khi dư luận phàn nàn cách dạy Sử. Học sinh không chọn thi Sử. Bộ GD&ĐT lên kế hoạch tích hợp môn Sử.
Rồi đây, môn Lịch sử sẽ về đâu khi bị “thôn tính”? Các thầy cô phải dạy thế nào nếu nó một lần nữa… xuống hạng, trở thành “môn phụ của môn phụ”? Thế hệ trẻ ra sao khi rất có thể ngày càng nhiều những học sinh tiếp tục nhầm tưởng Quang Trung là anh em với Nguyễn Huệ?… Những câu hỏi đó cũng là nỗi trăn trở của thầy giáo xứ Nghệ.
Thạc sĩ Trần Trung Hiếu (bên trái) chụp ảnh cùng phó giáo sư Văn Như Cương.
“Các môn học khoa học xã hội đang bị quay lưng. Lịch sử bị hắt hủi. Số lượng học sinh theo học và thi khối C ngày càng giảm. Đó là những yếu tố tác động không nhỏ đến tâm lý và cả những điều tế nhị nhất trong đời thường của những giáo viên Sử”, thầy Hiếu bày tỏ.
“Điều khiến tôi xót xa là những học sinh giỏi quốc gia không chọn theo ngành Sử. Nhiều cử nhân Lịch sử ra trường không xin được việc làm. Cơm áo gạo tiền buộc các em phải rẽ hướng khác, đó là sự phí phạm tài năng”.
Thầy Trần Trung Hiếu
Video đang HOT
Đấu tranh đến cùng
Tâm tư như thế, khó khăn là vậy, nhưng thầy Hiếu bảo, nếu buông bỏ là thất bại. Chỉ có thể say mê hơn, cống hiến hơn, giáo viên mới kéo học sinh đến với môn học.
Làm việc tại Nghệ An nhưng nhiều hội thảo ở Hà Nội hay TP HCM, thầy đều bắt chuyến xe sớm nhất đến dự. Ngay sau đó, ông vội trở về trong đêm để sáng hôm sau kịp giờ giảng.
Vị thạc sĩ này chia sẻ, ngày Bộ GD&ĐT công khai Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, trong đó nêu tích hợp môn Lịch sử, ông đã vô cùng thất vọng. Tích hợp Lịch sử vào Công dân với Tổ quốc là “khai tử” bộ môn này.
Thầy Trần Trung Hiếu phát biểu tại Hội thảo khoa học “Môn Lịch sử trong giáo dục phổ thông”, do Hội Khoa học Lịch sử tổ chức ngày 15/11 ở Hà Nội.
Từ suy nghĩ đó, thầy Hiếu chủ động kết nối nhiều giáo viên và những người quan tâm Lịch sử qua điện thoại, email, Facebook. Sau khi nêu quan điểm trên các phương tiện truyền thông, thầy giáo trường Phan Bội Châu quyết định viết tâm thư gửi lãnh đạo Bộ GD&ĐT, đề xuất Lịch sử phải là môn học bắt buộc và thi THPT quốc gia.
“Không biết lịch sử, điều gì sẽ xảy ra khi con cái không biết cha mẹ, ông bà tổ tiên, dòng họ mình là ai? Mình sinh ra và lớn lên ở đâu, không biết cội nguồn dân tộc?”, tâm thư viết.
Thầy cho rằng, lẽ ra, Bộ GD&ĐT phải xác định được vai trò, vị trí và ý nghĩa của môn Lịch sử đối với việc trồng người, giáo dục truyền thống, nhân cách cho học sinh. Xác định được như vậy sẽ bắt buộc các em phải học và thi chứ không phải để học theo kiểu “ứng thi”, thích gì học nấy, không thi thì không học như hiện nay. Đó là cách học tai họa.
Tâm thư được sự đồng thuận của GS Phan Huy Lê – Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và nhiều chuyên gia khác. GS Lê khẳng định, sẽ đấu tranh đến cùng để giữ lại môn Lịch sử.
Từ lời “kêu cứu” đầu tiên của người thầy xứ Nghệ, vị trí môn Lịch sử trở thành mối quan tâm của toàn xã hội, với nhiều cuộc họp bàn từ phía Bộ GD&ĐT. Đây cũng là vấn đề nóng trong phiên chất vấn Bộ trưởng GD&ĐT tại Quốc hội.
“Tôi vẫn chờ đợi sự cầu thị, tiếp thu của những người có trách nhiệm. Dù thế nào chúng ta cũng không được mất niềm tin, đặc biệt là khi có tình yêu với Lịch sử”, thầy Hiếu nói.
Sau khi ý kiến cá nhân của thầy Trần Trung Hiếu được đăng tải trên báo chí, cùng sự phản ứng của nhiều chuyên gia, ngày 3/11, Bộ GD&ĐT làm việc với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cùng đại diện Ban Tuyên giáo TƯ và một số tổ chức liên quan về Dự thảo chương trình tổng thể giáo dục phổ thông, trong đó chủ đề chính là môn Lịch sử.
Ngày 15/11, “Hội nghị Diên Hồng” mang tên “Môn Lịch sử trong giáo dục phổ thông” do Hội Khoa học Lịch sử tổ chức cũng thảo luận sôi nổi về vấn đề này.
Ngày 16/11, trong phiên chất vấn Bộ trưởng GD&ĐT, các đại biểu Quốc hội xoáy sâu vấn đề “nóng” của môn Lịch sử.
Đại biểu Lê Văn Lai (Quảng Nam) cho rằng, tích hợp Lịch sử là “sự xáo trộn tận tâm can” và yêu cầu Bộ trưởng nêu quan điểm.
Người đứng đầu ngành giáo dục cho biết, đang tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân dân, nếu không hợp lý sẽ không tích hợp môn Lịch sử.
Theo Zing
'Giáo án thu nộp... tiền', nỗi ám ảnh của người thầy
Chuyện nộp tiền, thu tiền không chỉ là nỗi ám ảnh của nhiều bậc phụ huynh, học sinh mà nó còn là nỗi ám ảnh của nhiều thầy cô giáo, người đang trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thu tiền
Sáng nay, có một đồng nghiệp chia sẻ trên trang facebook cá nhân những cảm xúc, trăn trở về câu chuyện: Có một chị phụ huynh nhắn tin điện thoại cho mình nội dung: "Xin thầy đừng nhắc tên học sinh... về chuyện cháu chưa nộp tiền trên lớp. Tôi sẽ cố gắng thu xếp để nộp cho thầy sớm. Cám ơn thầy!".
Vì bận công việc, thầy giáo chưa kịp trả lời nên chị ấy đã tìm đến tận nhà thầy để xin cho con.
Câu chuyện trên làm tôi nhớ đến một chi tiết trong tản văn "Ngược dòng nước mắt" của nhà văn Phạm Lữ Ân. Vì đến hạn nộp học phí, mẹ chưa có tiền, nhân vật tôi không chịu đi học.
Cậu thấy buồn tủi và xấu hổ trước viễn cảnh cả lớp đã đóng học phí còn mình thì chưa, đã đánh liều đi vay tiền người quen để đóng...
Ảnh minh họa.
Học phí đại học sẽ tăng Theo Nghị định 49, mức trần học phí đối với đào tạo trình độ đại học tại trường công lập theo các nhóm ngành đào tạo chương trình đại trà tăng 10% mỗi năm.
Kỷ niệm về lần đóng tiền ấy đã trở thành nỗi ám ảnh của nhà văn cho đến khi trưởng thành và đã đi vào câu chuyện của ông trong cuốn sách mang tên "Nếu biết trăm năm là hữu hạn".
Chuyện nộp tiền, thu tiền đó không chỉ là nỗi ám ảnh của nhiều bậc phụ huynh, nhiều học sinh mà nó còn là nỗi ám ảnh của nhiều thầy cô giáo, người đang trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thu tiền.
Thời gian qua, điều kiện kinh tế của người dân đã được cải thiện nhiều. Song, gánh nặng về tiền bạc vẫn đeo đẵng dai dẵng đối với nhiều gia đình còn quá khó khăn trong việc mưu sinh.
Và trong đời làm thầy của mình, ai cũng từng trải qua câu chuyện như vậy. Ai cũng từng nhận những tin nhắn, những cuộc gọi, những cuộc gặp chỉ với mục đích mong thầy giáo đừng nhắc tên con mình trước lớp vì chuyện chưa nộp tiền.
Không chỉ phải đối diện với nhiều cảnh ngộ của phụ huynh, giáo viên còn chịu áp lực từ phía lãnh đạo nhà trường khi thu tiền. Có đơn vị trường học còn đem chuyện thu nộp không đạt chỉ tiêu (không kịp tiến độ, hoặc bị thất thu do học sinh nợ tiền) ra để làm căn cứ đánh giá thi đua giáo viên.
Cũng có đơn vị, đem chuyện chưa hoàn tất các khoản thu nộp làm căn cứ để xếp loại hạnh kiểm học sinh đó. Và người giáo viên trong trường hợp này, phải đứng giữa "dở khóc dở cười".
Theo học sinh cũng khó cho thầy, theo chỉ đạo cấp trên thì khó cho học sinh... Cũng có không ít thầy cô giáo đã bỏ tiền túi của mình ra để nộp thay cho học sinh của mình.
Bởi vì đây cũng là một nhiệm vụ phải hoàn thành nên giáo viên lên lớp, ngoài tiết dạy chính thức, trong giờ sinh hoạt lớp, khi tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ thì có thêm phần thu tiền và nhắc nhở thu tiền.
Nhiều lúc, đang nói lời hay ý đẹp, đang giáo dục kỹ năng sống, đang tổ chức trò chơi... họ bỗng dừng lại nhắc: "Các em nhớ nộp tiền cho cô nhé, ngày mai là đến hạn rồi".
Có thể thấy, người giáo viên ngoài công việc giảng dạy trên lớp, họ còn phải soạn giáo án, ghi chép sổ sách, chấm bài... Họ còn nhiều trăn trở với chất lượng học tập, đạo đức nhân cách học sinh và biết bao nhiêu công việc, hoạt động không tên khác.
Nhưng ngoài tất cả những công việc trên, họ còn phải làm thêm một loại giáo án có tên "giáo án thu nộp" nữa. Về nghĩa đen, đây đúng là "giáo án", có ghi chép đầy đủ các khoản thu nộp, có ngày tháng nộp tiền, có chữ ký của phụ huynh.
Có sự theo dõi qua từng tháng, từng đợt để tổng kết nộp lên nhà trường. Về nghĩa bóng, "giáo án" này cũng cần nhiều công sức và tâm huyết. Có khi còn phải rơi nước mắt như câu chuyện đồng nghiệp chia sẻ trên Facebook.
Có khi vô ý sơ suất, thu nộp bị nhầm lẫn hoặc thiếu chữ ký, giáo viên thu tiền phải đối diện với những tình huống rất "nhạy cảm" mà chỉ có những người trong cuộc mới thấu hiểu hơn ai hết.
Một giáo viên khi lên lớp, họ đã phải bỏ lại tất cả mọi lo toan về gánh nặng "cơm áo gạo tiền" của mình bên ngoài cổng trường. Họ chỉ còn bài giảng, lớp học và học trò.
Vậy mà, nhiệm vụ thu tiền đã khiến họ không thể bỏ lại hoàn toàn chuyện "cơm áo gạo tiền" này. Thêm một lần nữa lại phải tính tính toán toán, đau đầu và trăn trở...
Nếu cho giáo viên một điều ước, họ sẽ ước gì không phải soạn giảng "giáo án thu nộp" này. Được như thế, họ như được cất đi một gánh nặng "tâm lý", họ sẽ bỏ bớt đi những ưu tư, trăn trở không đáng có để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ dạy học của mình.
Theo Lâm Thị Thủy/Lao Động
Hành trình từ trại giam tới giảng đường của một người thầy Tiết học tiếng Anh thú vị của thầy Nguyễn Trung Thành tại trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ luôn là khoảng thời gian được sinh viên mong đợi nhất trong ngày. Nhưng ít ai biết rằng, để có thể được chia sẻ kiến thức với học trò, người thầy đó đã phải vượt qua một chặng đường dài với đầy khó...