Người thầy đích thực phải biết khuyến khích học sinh tự học
Dạy học, hiểu theo nghĩa cơ bản nhất, là tổ hợp của các hoạt động hai chiều, bao gồm hoạt động ‘dạy’ của thầy và hoạt động ‘học’ của học sinh.
Theo quan điểm Nho giáo thì việc dạy của thầy quyết định việc học của trò. Người thầy được coi là linh hồn của việc dạy và học. Những gì thầy truyền đạt, dạy bảo đối với học sinh là “khuôn vàng thước ngọc”; do đó, học sinh chỉ biết tuân thủ một cách thụ động.
Quan niệm “không thầy đố mày làm nên”, “một chữ cũng do thầy” từ đó đã ăn sâu vào trong tâm thức người Việt từ bao đời nay.
Tuy nhiên, trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo như hiện nay, những quan điểm này xem ra ngày càng lỗi thời.
Nghị quyết 29 của Trung ương xác định một trong những mục tiêu quan trọng của đổi mới giáo dục là học sinh phải biết “phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”.
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 hướng tới phát triển phẩm chất và năng lực người học, đòi hỏi các cấp quản lý giáo dục, nhà trường và đặc biệt giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh.
Vai trò tự học của học sinh có vai trò quan trọng trong thành công của các em.
Tự học được thừa nhận từ lâu ở Việt Nam
Vai trò của việc tự học đã được thừa nhận ở Việt Nam từ ngàn năm trước. Vua Trần Nhân Tông đã nêu cao tinh thần tự học trong câu nói nổi tiếng “Vô sư trí vi tôn” (được hiểu là có kiến thức mà không có thầy mới là điều đáng tôn kính).
Video đang HOT
Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, để tự học được hiệu quả, ai cũng cần phải có một người thầy.
Người thầy, theo cách hiểu chính thống, là những người được đào tạo bài bản về giáo dục, được giao thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục tại một cơ sở giáo dục do cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
Người thầy, cũng có thể được hiểu là ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, những người đi trước có nhiều kinh nghiệm cuộc sống, chỉ dẫn cho ta một điều có ích trong cuộc sống.
Người thầy, cũng có thể là bạn bè cùng trang lứa, giúp đỡ nhau trong học tập thông qua các hoạt động trao đổi, giao lưu, câu lạc bộ; qua đề án, dự án… để các cá nhân hợp tác xây dựng và học hỏi lẫn nhau. Vì thế nên người Việt Nam có câu “học thầy không tày học bạn”.
Người thầy, cũng có thể là chính bản thân mình. Chúng ta có thể học được nhiều điều bổ ích từ chính những lỗi lầm của bản thân. Dân gian có câu “ai nên khôn mà chẳng dại một đôi lần” là như vậy.
Bên cạnh những người thầy hữu hình, ta có thể gặp những người thầy vô hình. Đó là những bài học, những kiến thức, kinh nghiệm, những định lý, định luật…. đã được đúc kết từ trong cuộc sống, từ nghiên cứu khoa học của những thế hệ đi trước.
Chúng ta học được những điều bổ ích từ mọi lúc, mọi nơi. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết một câu rất sâu sắc về việc học rằng “Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân”.
Như vậy, học được hiểu là công việc “suốt đời”. Học sinh cần chủ động học hỏi từ nhiều nguồn khác như học từ sách vở, học từ bạn bè, từ bố mẹ, từ cuộc sống, từ chính trong những điều các em quan sát được hàng ngày…
Những tấm gương tự học thành tài
Trên thế giới, có nhiều tấm gương thành công nhờ quá trình tự học của bản thân.
Michael Faraday được xem là một trong những nhà khoa học có tầm ảnh hưởng lớn nhất mọi thời đại. Ông phát minh ra máy phát điện xoay chiều, mở ra kỉ nguyên văn minh mới cho xã hội loài người. Tuy nhiên, hầu hết những kiến thức và phát minh của ông đều là từ tự học.
Thomas Edison được coi là một trong những nhà phát minh, nhà khoa học vĩ đại và giàu ý tưởng nhất trong lịch sử loài người, ông sở hữu đến 1500 bằng phát minh khoa học. Tuy nhiên, hồi nhỏ Edison quá nghịch ngợm nên sớm bị đuổi học. Mẹ ông đã giữ ông ở nhà và khuyến khích con làm các thực nghiệm khám phá theo sở thích, đam mê của ông.
Tỷ phú Bill Gates, chủ tịch của Tập đoàn Microsoft, là người học hành không đầy đủ. Ông bỏ dở đại học để kinh doanh và trở thành tỷ phú ở tuổi 31.
Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về tinh thần tự học, tự rèn luyện để hoàn thiện nhân cách. Người đã bôn ba khắp thế giới, làm đủ các nghề để kiếm sống và tự học tập, nghiên cứu, tìm đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một người không được đào tạo bài bản theo con đường binh nghiệp, nhưng đã tự học và trở thành đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam ở tuổi 36. Ông đã chỉ huy quân đội nước ta đánh bại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn đất nước Việt Nam.
Muốn Việt Nam phát triển hùng cường, chúng ta phải bắt đầu từ giáo dục và đào tạo. Chúng ta cần thay đổi nhận thức về vai trò của người thầy của học sinh trong xu thế đổi mới hiện nay. Chúng ta phải đặt học sinh vào vị trí trung tâm của sự nghiệp dạy học đúng như Hồ Chí Minh hằng mong ước: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
Tinh giản chương trình các môn học lớp 5, lớp 9
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Hữu Độ cho biết, Bộ đã chỉ đạo các đơn vị liên quan xây dựng tài liệu hướng dẫn dạy học các môn học lớp 5, lớp 9 trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành đáp ứng yêu cầu của chương trình mới.
Ba hướng điều chỉnh
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết: Tài liệu này được xây dựng theo 3 hướng điều chỉnh: Bổ sung những nội dung kiến thức có trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhưng không có trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; tinh giản những nội dung kiến thức có trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, nhưng không có trong chương trình giáo dục phổ thông mới; điều chỉnh cách tiếp cận và yêu cầu cần đạt đối với những nội dung kiến thức có cả trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 và chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.
Người mua sách tại cửa hàng của Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN.
Theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Xuân Thành, những nội dung kiến thức có trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, nhưng không có trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 được tinh giản theo 2 hướng: Nếu đó là các nội dung kiến thức học sinh không cần phải sử dụng để học các nội dung kiến thức khác trong chương trình môn học thì không dạy, không thực hiện hoặc nếu đó là các nội dung kiến thức học sinh cần sử dụng để học các nội dung kiến thức liên quan trong chương trình môn học sẽ "hướng dẫn học sinh tự học" hoặc tích hợp vào bài học, chủ đề cần sử dụng để tổ chức cho học sinh học tập cùng với kiến thức liên quan.
Các nội dung kiến thức có trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhưng không có trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành thì bổ sung nội dung kiến thức mới vào chương trình môn học hiện hành theo hai hướng: Bổ sung, tích hợp vào các nội dung, chủ đề phù hợp để đảm bảo yêu cầu cần đạt theo chương trình mới hoặc bổ sung nội dung, chủ đề mới vào thời điểm phù hợp, đảm bảo học sinh có đủ điều kiện về kiến thức, kỹ năng để học thuận lợi.
Các nội dung kiến thức có cả trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhưng do khác nhau về cách tiếp cận và yêu cầu cần đạt, được điều chỉnh từ mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng, sang yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực quy định trong chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Vì sao điều chỉnh?
Lý giải về việc vì sao điều chỉnh chương trình hiện hành các môn học lớp 5, lớp 9, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết: Một phần lý do khiến việc thực hiện chương trình lớp 1 vừa qua có một số khó khăn, nhất là chất lượng đầu ra của mầm non năm nay chưa đảm bảo do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, khiến các em chưa được làm quen mặt chữ. Khi vào lớp 1 lại không có thời gian để quen nề nếp của cấp học mới. Thực tế này cho thấy, cần phải đặc biệt quan tâm tới chất lượng đầu ra của lớp 5, lớp 9, đáp ứng được chuẩn đầu vào của lớp 6, lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Bộ GD&ĐT đặt vấn đề chính là chất lượng đầu vào lớp 6, lớp 10 là chất lượng đầu ra của lớp 5, lớp 9. Học sinh lớp 5, lớp 9 hiện nay và tới hết năm học 2023-2024 sẽ học theo chương trình hiện hành; còn lớp 6 từ năm học 2021-2022 và lớp 10 từ năm học 2022-2023 sẽ học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Do đó, ngành Giáo dục cần chuẩn bị tâm thế và phẩm chất, năng lực cần thiết khác để học sinh lớp 5, lớp 9 từ năm học này đến khi áp dụng chương trình mới sẽ được làm quen và đáp ứng được chuẩn đầu vào của lớp 6, lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Dự kiến, tài liệu hướng dẫn dạy học các môn học lớp 5, lớp 9 trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tài liệu này sẽ được tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên các nhà trường để tổ chức dạy học cho học sinh lớp 5, lớp 9 của chương trình hiện hành đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu vào lớp 6, lớp 10 thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.
"Song song với điều chỉnh nội dung kiến thức, việc đổi mới phương pháp dạy học đối với lớp 5, lớp 9 rất quan trọng. Điều này, giúp học sinh được làm quen với cách dạy và học, cách kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của chương trình mới", Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết.
5 xu hướng giáo dục ở châu Âu Giáo dục, như chúng ta biết, đang sống trong một thời kỳ biến đổi toàn diện. Tiến bộ là điều không thể thiếu để xã hội thích nghi với thực tại. Sự thay đổi mạnh mẽ này là kết quả của sự xuất hiện và phát triển công nghệ. Dưới đây là 5 xu hướng giáo dục được thiết lập ở châu Âu...