Người thầy dạy vẽ không tay
Cụt cả hai cánh tay, mù một con mắt nhưng sự nghiệt ngã của số phận không bẻ gãy được ý chí của ông Khanh Rong. Ông đã kiếm sống bằng nghề… vẽ và trở thành thầy giáo dạy vẽ ở Trường THCS Thạnh Trị (xã Thạnh Trị, huyện Thạnh Trị, Sóc Trăng) suốt 20 năm qua.
Không dừng lại ở đó, thật bất ngờ khi mới đây chúng tôi thấy thí sinh Khanh Rong dự thi tuyển sinh đại học ngành sư phạm mỹ thuật do Trường đại học Đồng Tháp tổ chức tại Trường trung cấp Văn hóa nghệ thuật Bạc Liêu.
Ông dùng hai cánh tay cụt gần đến cùi chỏ để kẹp cây cọ thực hiện bài thi môn bố cục. Càng bất ngờ hơn là sau kỳ thi, ông đã trúng tuyển á khoa vào lớp đại học liên thông của Trường đại học Đồng Tháp niên khóa 2012-2014 tổ chức tại Bạc Liêu.
Tuổi thơ dữ dội
Khanh Rong là người Khmer, từ nhỏ gia đình rời quê hương Thạnh Trị đến Biên Hòa (Đồng Nai) kiếm sống. “Đất không dụng người” nên năm Khanh Rong lên 10 tuổi, gia đình lại trở về cố hương. Do nhà quá nghèo nên ngần tuổi này Khanh Rong vẫn chưa đi học.
Thầy Khanh Rong tận tình dạy vẽ cho học trò – Ảnh: C.Q
Video đang HOT
Năm 12 tuổi, Khanh Rong đang chăn trâu cùng nhóm bạn thì cả nhóm bỗng thấy có vật gì lờ đờ trên sông nên đến lượm lên xem. Khi cả nhóm tụm lại xem bất ngờ vật ấy phát nổ khiến một người bạn của Khanh Rong tử vong, còn Khanh Rong bất tỉnh. Khi tỉnh dậy cậu bé Khanh Rong thấy mình bị mất hai tay, con mắt bên phải vĩnh viễn không còn thấy gì được nữa.
Vết thương rồi cũng lành, đau đớn thể xác rồi cũng hết, nhưng việc sinh hoạt của Khanh Rong trở nên cực kỳ khó khăn. Mẹ Khanh Rong gần như tuyệt vọng vì không biết tương lai con mình thế nào.
Lúc ấy cả gia đình mới nghĩ tới chuyện cho Khanh Rong đi học chữ với hi vọng nếu học được thì biết đâu sẽ giúp cho con về sau. Thế nhưng ngay khi xin học lớp 1 thì cô giáo đã từ chối và yêu cầu Khanh Rong phải cầm viết được mới nhận dạy. Khanh Rong phải tự luyện cầm viết trong vòng mấy tuần. Cầm lên rớt xuống hoài nhưng Khanh Rong không bỏ cuộc và cuối cùng cũng thành công. Cầm được viết, được nhận vào lớp 1 nhưng Khanh Rong lại tiếp tục đối mặt với thử thách khác khó hơn nhiều là tập viết chữ.
Người chồng lý tưởngCuối những năm 1980, khi đang học trung cấp mỹ thuật, Khanh Rong đi ký họa tại Nhà máy thuốc lá Ô Môn (TP Cần Thơ). Một tháng ra vào nhà máy làm quen, tìm hiểu, ký họa về hoạt động sản xuất của nhà máy, Khanh Rong đã quen với cô công nhân Bùi Thị Cẩm (dân tộc Mường, từ Thanh Hóa vào lập nghiệp) và dần dần nảy sinh tình cảm. Hết thời gian thực tập, Khanh Rong trở về Sóc Trăng. Những lá thư tình yêu là cầu nối giữa hai người trong gần một năm. Bà Cẩm nhớ lại: “Khi biết tôi quen với anh Rong, gia đình không đồng ý”.Nhưng dần dà, tấm lòng cùng nghị lực sống đáng nể của ông đã thuyết phục được mọi người, và thế là họ nên vợ nên chồng. Bà Cẩm tâm sự: “Dù anh ấy khuyết tật nhưng là trụ cột của gia đình. Anh Rong lo toan mọi việc, đối xử với vợ con bằng tình yêu thương”. Trong mắt bà, người thầy giáo khuyết tật này là một người chồng lý tưởng.
Ngoài giờ học ở trường, Khanh Rong phải mượn tập bạn bè về nhà để nhìn vào chữ trong đó mà tập viết lại. Viết đến hai cùi tay rướm máu. Viết đến tê dại cả hai cùi tay và cứ như vậy sau khoảng hai tháng thì Khanh Rong viết được chữ như bạn bè.
Học đến năm lớp 8 thì Khanh Rong bắt đầu tham gia cầm cọ vẽ trang trí lớp, làm báo tường trong những dịp lễ. Ông trời thật trớ trêu khi lấy đi của Rong đôi bàn tay và con mắt nhưng bù lại cho Rong khiếu vẽ! Cả trường đều réo “Rong ơi, Rong hỡi” mỗi lúc cần vẽ vời trang trí.
Tấm gương của học sinh
Sau khi học hết cấp III năm 1985, Khanh Rong dự thi vào Trường trung cấp Văn hóa nghệ thuật tỉnh Hậu Giang (cũ). Dù đậu nhưng nhà trường không nhận vào học khi biết Khanh Rong cụt hai tay. Không nản chí, đến năm sau Rong lại nộp hồ sơ thi tiếp và phải trải qua bốn môn thi gồm trang trí, hình họa, văn học, lịch sử. Rồi Rong lại đậu! Thấy vậy nhà trường cho học thử bốn tháng lớp sơ cấp họa, nếu vượt qua được mới nhận học chính thức. Và Rong đã vượt qua thử thách.
Được nhận vào học lớp trung cấp, từ năm 2 ông bắt đầu xách giỏ đi vẽ kiếm tiền để trang trải việc học ở miệt Phụng Hiệp, Long Mỹ (Hậu Giang). Ai mướn gì ông vẽ nấy, từ tranh chân dung đến tranh phong cảnh với giá 20.000-30.000 đồng/bức. Đầu thập niên 1990, Rong hợp đồng dạy học ở Trường cấp I-II Thạnh Trị, và nghiệp “gõ đầu trẻ” đã gắn bó với thầy giáo Khanh Rong tới tận hôm nay.
Chúng tôi đến Trường THCS Thạnh Trị đúng lúc thầy Khanh Rong dạy môn vẽ cho hai lớp 61 và 63. Các động tác như kẹp phấn, giở giáo án, kẹp viết để hướng dẫn học sinh vẽ được thầy Khanh Rong thực hiện nhẹ nhàng như người bình thường. Quan sát tiết dạy của ông thấy học sinh rất thích thú bởi người thầy không tay giảng dạy rất nhiệt tình.
Họa sĩ Khanh Rong bên tác phẩm của mình – Ảnh: C.Q
Thầy Trịnh Văn Trường – phó hiệu trưởng Trường THCS Thạnh Trị – cho biết ông từng là học trò của thầy Khanh Rong những năm 1994, 1995. Lúc ấy lần đầu tiên thấy một người cụt tay mà dạy vẽ như vậy nên ông có chút nghi ngờ. Thế nhưng thầy giáo cụt tay ấy viết chữ rất đẹp, dạy rất nhiệt tình nên những nghi ngờ ban đầu nhanh chóng biến mất. Theo ông Trường, những buổi sinh hoạt dưới cờ với học sinh, lãnh đạo nhà trường thường lấy tấm gương của thầy Khanh Rong để khuyên bảo học sinh toàn trường noi theo. “Vừa rồi có em học sinh bị sốt bại liệt khiến đôi chân dị tật, chúng tôi cũng lấy tấm gương thầy Khanh Rong để động viên em ấy. Những năm học ở đây em ấy học rất khá và giờ đây đang học lớp 10 ở Trường THPT Trần Văn Bảy” – ông Trường kể thêm.
Những ngày này, thầy Khanh Rong tranh thủ hai ngày cuối tuần đón xe buýt đi học lớp đại học liên thông ở TP Bạc Liêu cách nhà hơn 25km. Khi được hỏi vì sao cực nhọc như thế, thầy Khanh Rong bày tỏ: “Học để biết thêm cái mới, mục đích của tôi là biết thêm cái mới vì nếu không thì mình sẽ đứng một chỗ. Có đi học mới thấy bút pháp của bạn bè cũng hay lắm”.
Theo 24h
Chuyện cổ tích của chàng khiếm thị
Trải qua biết bao thử thách, chàng trai khiếm thị Nguyễn Huy Việt (32 tuổi, Hoài Đức, Hà Nội) đã viết lên câu chuyện cổ tích có hậu của đời mình.
Tai nạn kinh hoàng
Sinh ra với đôi mắt sáng như ai, nhưng tai nạn kinh hoàng năm 6 tuổi đã làm thay đổi cuộc đời anh.
Hôm ấy, Việt dại dột đem mìn đánh cá ra nghịch cùng một số bạn bè. Vô ý mìn phát nổ, cậu bé 6 tuổi bị cướp đi một con mắt.
Đau đớn, hoảng sợ, nhưng cậu bé Việt khi ấy còn quá nhỏ, chưa ý thức và cảm nhân được sự thay đôi và những thiêt thòi mà từ đây mình sẽ phải đôi mặt.
Việt thâm chí vân tiêp tục những trò đùa nghịch cùng chúng bạn cho đên khi mắt còn lại của anh do chạy nhảy nhiều nên gây chấn động làm bong võng mạc.
Anh Nguyễn Huy Việt hạnh phúc bên con nhỏ
"Một ngày, khi bô tôi vê mà tôi không nhân diên được nữa, tôi mới biêt là mắt mình đã kém hẳn...!" - anh Việt nhớ lại.
Trong tâm hôn non nớt của một câu bé, chỉ buôn vì không thê đên trường, không thê cùng bè bạn tham gia những trò nghịch ngợm.
"Chắc chỉ có bô mẹ tôi là đau khô tuyêt vọng hơn cả nhưng mãi sau này tôi mới hiêu được. Nhưng dù có "giá như" thì số phận mình cũng không thể thay đổi" - anh Viêt chia sẻ.
Năm 1991, anh bắt đâu đên trường chuyên biêt Nguyên Đình Chiêu. Ở đây anh cùng với những người bạn khiêm thị không chỉ được học văn hóa bằng chữ nôi mà còn được học rât nhiêu kỹ năng khác trong cuôc sông như kỹ năng định hướng di chuyển, kỹ năng trong sinh hoạt hàng ngày.
Đôi với một đứa trẻ khiêm thị như Việt, lúc đó môi kỹ năng cân phải mât rât nhiêu thời gian mới có thê thành thục bởi môi hoạt đông dù nhỏ nhât cũng chỉ có thê được thực hiên dựa vào những giác quan còn lại.
Ngoài ra, tùy theo năng khiêu của từng người mà các thầy cô cho học các loại nhạc cụ khác nhau như ghi ta, đàn organ, đàn bầu, sáo trúc và học nghề xoa bóp, bấm huyệt. Anh Việt cũng mê mải học.
"Khi đó tôi chỉ nghĩ rằng, sau khi học xong thì về nhà mang nghề xoa bóp học được ra để kiếm sống, không phụ thuộc vào gia đình. Nếu có thể xa hơn là lập gia đình..".
Ước muôn ấy thât giản dị song cũng chẳng dễ dàng.
Năm 2003, sau khi tôt nghiêp câp III, Việt thi và thi đỗ vào khoa Báo chí của ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn, phần vì tò mò, phần vì thú vị trước nghề báo.
Những tháng ngày nô lực
Để có thể trang trải cho việc học và cuộc sống hằng ngày, anh phải làm thêm nghê mat-xa tại cơ sở của hôi người mù quân Tây Hô (Hà Nội).
Tất bật tối ngày, anh còn đi tâp thê thao tại Trung tâm thê thao người khuyêt tât Khúc Hạo - 1B Lê Hông Phong và trở thành một VĐV tích cực, đạt được nhiều huy chương trong các giải thể thao dành cho người khuyết tật toàn quốc.
Anh nhớ lại thời gian biểu lúc ấy của mình: Cứ 5h sáng đã phải dây đê ra sân tâp, tâp xong lại bắt xe buýt xuông tân Đên Lừ - Hoàng Mai đê làm cho khách quen.
12h trưa mới đi xe buýt trở vê tới hôi, có lúc chưa kịp ăn lại có khách đên mat-xa rôi cứ thê làm đên chiêu tôi thì lại đi học.
Chính anh cũng tâm sự: "Nhiêu khi nghĩ lại tôi không hiêu hôi đó mình lây đâu ra sức lực mà có thê làm được một lúc nhiêu viêc như vây!".
Tháng 9/2009, anh được mọi người đông viên tham gia vào ban chấp hành của huyên hội người mù Hoài Đức vì Việt thực sự là nhân tô vừa trẻ lại vừa tiêu biêu và anh đã tiêp tục được BCH bâu làm chủ tịch để có điều kiện góp phần thúc đẩy phong trào hoạt động của huyện hội.
Về công tác ở Hoài Đức, anh Viêt mới bắt đầu xây dựng dự án và mua sắm trang thiết bị cho trung tâm mát-xa. Sau này, trung tâm hoạt động khá hiệu quả, góp phần tạo việc làm cho nhiều những hội viên cùng cảnh ngộ.
Tìm thây ánh bình minh
Năm 2010, anh Việt cùng bạn bè cho ra mắt CLB báo chí của người khiếm thị. Từ đây, anh say sưa với con đường làm báo của mình.
Là người đã có rât nhiêu trải nghiêm, Viêt quan niệm: "Quả thực, sẽ không dễ dàng để mỗi người khiêm thị có thể hòa nhập vì nhiêu nguyên nhân khác nhau. Dù vậy môi người khiêm thị vân luôn cần phải có sự quyết tâm trong mọi công việc, mọi lúc, mọi nơi để có thể đảm bảo hoàn thành tốt được mọi viêc tùy theo điêu kiên của mình.
Hãy tin khi hòa nhập vào cộng đồng, không được e dè, sợ sệt, ngại ngùng bât cứ điêu gì, có thể chúng ta vấp ngã nhưng đừng sợ, phải tiếp tục đứng lên".
Sau nhiêu năm phân đâu, khi đã ôn định công viêc, đên lúc này Viêt mới có đủ tự tin đê tìm cho mình hạnh phúc lứa đôi.
Nhờ bạn bè giới thiệu, anh và người bạn gái từng học cùng từ hồi... lớp 1 trở nên thân thiết rồi tình yêu đến thật giản dị. Hai người cùng quê, từng cùng học nên cũng dễ cảm thông, chia sẻ với nhau. Đặc biệt, chị hiểu và luôn đồng cảm với anh.
Tìm được tình yêu, anh hạnh phúc. Nhưng anh vẫn băn khoăn bởi hiêu rât rõ những thiêt thòi của người phụ nữ đã đông ý gắn bó cả cuôc đời với người khiếm thị như mình.
"Điêu mà tôi thây may mắn và hạnh phúc nhât là khi đem những băn khoăn của mình trao đôi thẳng thắn với cô ây thì cô ây cười mà nói rằng em đã xác định cả rôi...", anh Viêt thành thực chia sẻ.
Bây giờ, tô âm nhỏ của anh chị đã có thêm một thành viên nữa đó là bé Minh Anh.
Tuy không nhìn thây con, nhưng anh cũng dành rât nhiêu thời gian chơi đùa với con. Đên nay bé đã được 9 tháng, anh không ngân ngại cùng con tâp những bước đi đâu tiên.
Đó là niêm hạnh phúc vô bờ của anh...
Theo 24h
Bé gái vô tội mù mắt chỉ vì mẹ dại dột ngoại tình Khi hai mẹ con chị vừa ngồi lên xe máy, bỗng từ phía sau một ca axit trút thẳng xuống đầu chị. Những giọt axit chảy tràn từ trên thẳng xuống phía dưới, thấm đẫm cả người chị và đứa con gái đang cười nói hồn nhiên ngồi phía trước. Lên kế hoạch đánh ghen nạn nhân Võ Thị Thùy Linh (SN 1987,...