Người thầy dạy chữ ở đảo Song Tử Tây
Mới trải qua 2 lần kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 trên đảo Song Tử Tây (xã Song Tử Tây, huyện Trường Sa, Khánh Hòa) nhưng khi chia sẻ cùng chúng tôi, thầy giáo Nguyễn Hữu Phú (37 tuổi ở Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa) bảo anh có cảm giác sống trên đảo từ lâu lắm rồi.
Cũng theo thầy Phú, việc tình nguyện tới đảo xa dạy học mang đến cho anh rất nhiều trải nghiệm, nhất là kỷ niệm cùng những học sinh thân thương. Ngoài việc dạy học, thầy Phú vẫn dành thời gian làm thơ, viết báo. Tác phẩm của thầy xuất hiện rất nhiều tại các tạp chí ở trung ương lẫn địa phương cũng như những ấn phẩm báo chí khác.
Thầy giáo Nguyễn Hữu Phú (trên, bên phải) cùng học sinh ở đảo Song Tử Tây. Ảnh: Đoàn Đại Trí.
Chia sẻ về cuộc sống ở đảo Song Tử Tây, nơi cách đất liền (vịnh Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) hơn 500 cây số, thầy Phú cho biết: “Việc dạy và học ở đảo có khác hơn so với đất liền. Ở đảo tôi được phân công dạy lớp ghép. Trong một lớp có nhiều lứa tuổi khác nhau, từ mẫu giáo đến hết tiểu học. Vì vậy việc sắp xếp thời gian, giáo án, bài vở khó khăn hơn, sự di chuyển từ học sinh này qua học sinh khác liên tục. Ví như lúc mới vào ổn định lớp và hướng dẫn cho học sinh mẫu giáo tô màu, tô chữ, còn học sinh lớp 4 thì lên bảng kiểm tra bài cũ môn toán hay tiếng Việt (làm bài trên bảng) đã chuẩn bị từ chiều trước đó, sau đó là hướng dẫn lớp 1 hoặc lớp 2 học bài. Còn trong đất liền chỉ dạy một trình độ trong một lớp, mặc dù cũng mệt nhưng đỡ cực hơn là dạy lớp ghép. Còn trang thiết bị dạy và học mặc dù Phòng Giáo dục huyện Trường Sa cũng quan tâm, gửi ra nhưng do đặc thù biển đảo nên cũng dễ bị hao mòn, mau hư hỏng. Trong lúc chờ tàu mang ra thì mất nhiều ngày nên anh em chúng tôi có nhiều cái cũng tự làm để phục vụ việc dạy trong tiết dạy cho tốt hơn”.
Nhưng ở đảo xa không chỉ có khó khăn, vất vả và thiếu thốn bởi đó là điều mà ai cũng biết, cũng từng được nghe nói đến. Sau 2 năm trên đảo, thầy Phú tâm sự: “Cuộc sống trên đảo có nhiều cái thuận lợi. Đó là anh em giáo viên và phụ huynh học sinh ở gần nhau, nên việc gắn bó trao đổi cũng được dễ dàng hơn và học sinh thì mình cũng dễ tiếp cận, kèm học sinh mọi lúc nếu học sinh đó còn chậm. Nói chung học sinh trên đảo thiếu thốn hơn đất liền cả về vật chất, đồ dùng học tập, đồ chơi phục vụ cho việc kĩ năng hoạt động ngoài giờ. Đời sống trên đảo thiếu thốn hơn đất liền, đồ ăn thức uống phải nhờ từ đất liền mua gửi ra, mà với hành trình dài ngày tàu mới ra đến đảo nên có những đồ ăn hư hao, lên men không dùng được. Việc trồng trọt chăm sóc rau xanh cũng cực kì khó khăn, bốn bờ là nước, nồng độ mặn cao, hơi muối áp vào làm rau xanh khó lên tốt được và đặc biệt nước ngọt chủ yếu dành cho ăn uống nên cũng thiếu nước ngọt để tưới rau. Cán bộ chiến sĩ và nhân dân trên đảo luôn quan tâm đến giáo dục nên thường hay đến động viên giúp đỡ nhà trường”.
Thầy Phú sinh ra trong gia đình có 9 anh chị em ở xã Vạn Thắng (huyện Vạn Ninh). Các anh chị em của thầy đều làm nghề nông, chỉ có thầy theo nghề dạy học. Tuy nhiên, vì gia đình nghèo nên việc học của thầy bị gián đoạn tới 10 năm. Tốt nghiệp lớp 12 năm 2000 nhưng không có điều kiện học lên, thầy Phú phải đi làm nhiều nghề kiếm tiền phụ giúp gia đình. Mãi đến năm 2010, thầy mới đăng kí dự tuyển vào Trường Sư phạm Nha Trang, chuyên ngành Tiểu học khi đã gần 30 tuổi. Và đến năm 2015 thi tốt nghiệp ĐH Huế mở tại thành phố Nha Trang. Trước khi ra đảo, thầy dạy các trường tiểu học trong huyện Vạn Ninh. Thầy Phú cho biết, khi viết đơn và được chấp nhận ra đảo Song Tử Tây dạy học, thầy cảm thấy vô cùng vinh dự và tự hào vì được đóng góp một chút công sức nhỏ bé của mình trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương.
Video đang HOT
Mặc dù công việc dạy học vất vả nhưng thầy vẫn dành nhiều thời gian để làm thơ, viết báo. Tôi vẫn thấy các bài thơ của thầy trên tạp chí, những bài báo, tin tức nơi đảo xa của thầy trên báo. Hiện nay ở đảo điều kiện sinh hoạt có nhiều thay đổi. Thầy Nguyễn Hữu Phú vẫn có thể sử dụng mạng internet dù theo như chia sẻ của thầy thì nó rất chậm và chập chờn. Đó cũng là sợi dây để thầy cùng các đồng nghiệp vững tâm công tác trên đảo xa, nơi đầu sóng ngọn gió của Tổ quốc.
Đoàn Xá
Theo daidoanket
Trường Trung cấp nghề Thanh niên Dân tộc miền núi Quảng Nam: Đào tạo nghề cho hàng nghìn người
Ngày 19/11, Trường Trung cấp nghề Thanh niên Dân tộc - Miền núi Quảng Nam tổ chức Lễ Khai giảng năm học 2019-2020 và kỷ niệm 37 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2019).
Trường Trung cấp nghề Thanh niên Dân tộc - Miền núi Quảng Nam Khai giảng năm học 2019-2020.
Được UBND tỉnh Quảng Nam thành lập tại Quyết định số 3221/QĐ-UBND ngày 02/10/2008, Trường Trung cấp nghề Thanh niên Dân tộc - Miền núi Quảng Nam có nhiệm vụ tuyển sinh, đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho thanh niên, học sinh, lao động nông thôn, lao động người dân tộc thiểu số nhằm đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự cho phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi của tỉnh.
Thầy Nguyễn Quí Quý - Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Thanh niên Dân tộc - Miền núi Quảng Nam phát biểu khai giảng năm học mới.
Xây dựng và triển khai phương án tuyển sinh học nghề, ngay từ đầu năm 2019, nhà trường đã thành lập tổ tuyển sinh theo từng địa phương để phối hợp với UBND các xã/thị trấn thuộc các huyện miền núi tổ chức tuyển sinh. Theo đó, tính đến thời điểm hiện nay, nhà trường đã tuyển sinh được 225 học sinh hệ trung cấp, đạt tỷ lệ 112,5% so với chỉ tiêu giao.
Trường cũng phối hợp với các địa phương: Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang, Phước Sơn, Hiệp Đức, Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước, Phú Ninh, Núi Thành, Thăng Bình, Tam Kỳ, Quế Sơn và Đại Lộc, tổ chức tuyển sinh 827 học viên tham gia học nghề theo chính sách hỗ trợ đào tạo lao động cho chương trình, dự án trọng điểm và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020 và 136 học viên theo chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Ông Lê Văn Dũng - Phó Bí thư Thường trực tỉnh Quảng Nam đánh trống khai giảng năm học mới.
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện Nam Giang tuyển sinh 60 học viên thuộc đối tượng công chức, viên chức tham gia khóa học đào tạo ngôn ngữ dân tộc cơ tu (dự kiến mở lớp vào đầu tháng 12/2019)...
Thầy Nguyễn Quí Quý - Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Thanh niên Dân tộc - Miền núi Quảng Nam cho biết, để có được kết quả này, nhà trường đã luôn đa dạng hóa các phương thức đào tạo (kết hợp đào tạo tại trường, tại doanh nghiệp và địa phương); đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với thực tập, thực tế sản xuất tại doanh nghiệp; biên soạn chương trình đào tạo theo hướng gắn kết với công nghệ sản xuất của doanh nghiệp và phù hợp với tính đặc thù miền núi; thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ đào tạo; nâng cao trình độ giảng dạy của đội ngũ giáo viên dạy nghề thông qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng, ...
Bên cạnh đó, trường cũng tiến hành mua sắm thiết bị đào tạo các nghề trọng điểm từ các nguồn lực đầu tư của Nhà nước; tranh thủ sự hỗ trợ nguồn chuyên gia, lao động kỹ thuật, thiết bị, công nghệ của doanh nghiệp gắn liền với quá trình đào tạo tại trường và giải quyết việc làm sau đào tạo tại doanh nghiệp.
Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Thanh niên Dân tộc - Miền núi Quảng Nam cũng cho biết, trong thời gian còn lại của năm 2019, nhà trường sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyển sinh để nâng cao tỷ lệ học sinh trung cấp đạt 120% so với chỉ tiêu được giao; tiếp tục tuyển sinh 100 học viên theo Quyết định 3577/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ đào tạo lao động cho chương trình, dự án trọng điểm và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020, nâng tổng số học viên theo cơ chế này lên khoảng 927 người, trong đó tỷ lệ được doanh nghiệp ký kết hợp đồng đào tạo đạt 100% so với học viên hoàn thành khóa học.
Năm 2020, phấn đấu tuyển mới 250 học sinh trung cấp; tổ chức tuyển sinh, đào tạo khoảng 700 lao động theo Quyết định số 3577/QĐ-UBND, 200 lao động theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg về đào tạo nghề cho lao động nông thôn và 100 học viên lớp ngôn ngữ dân tộc thiểu số.
GIANG SƠN
Theo baodansinh
Tận thấy nơi cô giáo "kể khổ" với Chủ tịch tỉnh việc học dưới gầm cầu thang Trong buổi gặp mặt nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) giữa Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế và cán bộ, giáo viên ngành mầm non, một cô giáo đã thẳng thắn bày tỏ mong muốn chính quyền tỉnh đầu tư cải thiện điều kiện trường lớp, do có nhiều trẻ mẫu giáo nơi cô giáo này giảng dạy phải học dưới...