Người thầy đặc biệt trên giường bệnh

Theo dõi VGT trên

Dù không đứng trên bục giảng, nhưng chú luôn là người thầy, người đã làm thay đổi tuổi thơ tôi, để cuộc sống của tôi sau này không phải là chuỗi ngày tẻ nhạt và vô nghĩa.

Tôi học hết lớp 2, gia đình đành phải cho tôi tạm nghỉ học. Do sức khỏe yếu, không thể tự đến trường như những đứa trẻ khác, hơn nữa nhà tôi lại neo người, không đưa đón được hàng ngày. Tôi ở nhà, chỉ quanh quẩn, mà chẳng biết khi nào mới được đi học trở lại. Nhìn những đứa cùng tuổi đến trường, tôi thèm lắm, chỉ muốn chạy theo, nhưng lại không thể.

Mãi đến năm mười bốn tuổi, bố mẹ tôi gửi tôi sang nhờ cô giáo Nhung cùng xóm dạy hộ với mong muốn cô dạy cho tôi biết đọc, biết tính toán thông thường, để sau đỡ bị bắt nạt.

Nhưng lúc đó cái khó và chán nhất với tôi là tập viết, tay tôi yếu, lại run nên cầm bút cũng là cả vấn đề. Tôi tô đi tô lại mà không làm sao tô đúng chữ “o”, cô Nhung cầm tay tôi tô, nhưng cứ bỏ ra là tôi lại không tô được. Cô Nhung cố lắm thì sau khoảng hai tháng tôi cũng biết đọc, đọc được báo và truyện, còn viết vẫn là nan giải.

Cùng năm đó nhà tôi mới có điều kiện, tôi đi chữa bệnh ở bệnh viện Chỉnh hình Việt Đức, thị xã Sơn Tây. Tôi bị ngắn gân asin, phải mổ nới (giãn) gân, cùng đó là một thời gian tập luyện tại bệnh viện để phục hồi chức năng.

Phẫu thuật cùng tôi hôm đó, nhưng sau tôi, là một chú người Ninh Bình, mổ kéo dài một bên chân. Chú vừa tốt nghiệp đại học thứ hai, ngành Toán của Đại học tổng hợp. Chú đã có gia đình, nhưng vợ con chú ở tận trong Quy Nhơn, còn người nhà thì chú vẫn chưa cho biết.

Ngươi thây đăc biêt trên giường bệnh - Hình 1

Tranh minh họa.

Tôi nằm cùng chú phòng hậu phẫu, chú tên là Lịch. Bệnh nhân Lịch không có người nhà chăm sóc, chỉ thuê bác hộ lý tranh thủ, và nhờ cả vào các y, bác sĩ. Vết mổ của chú lớn, mất nhiều máu, và rất đau, phải tiêm nhiều thuốc giảm đau.

Mẹ tôi chăm tôi, thấy chú Lịch đi mổ như thế lại không có ai chăm, nên có lúc mẹ cũng giúp chú, gần như chăm cho tôi. Sau một tuần nằm phòng hậu phẫu, tôi và chú cùng được xuống một phòng điều trị.

Mấy ngày sau chú Lịch nói với mẹ tôi: “Chị mua mấy quyển sách lớp hai, lớp ba về em thử dạy cháu xem sao”. Chú bảo, qua tiếp xúc ít ngày, chú thấy tôi có khả năng tiếp thu được, ít ra trong thời gian ở viện, tôi có thể đọc thạo hơn, và tính toán được tốt hơn.

Tôi bắt đầu học với chú Lịch từ quyển sách Toán lớp 2. Lúc đầu tôi rất sợ, vì không biết học thế nào, tôi lại chưa đọc lưu loát. Nhưng tôi thực sự bị cuốn hút bởi cách chú dạy tôi, tất cả đều dễ hiểu, và thực tế, rất nghiêm túc.

Vì tôi chưa viết được, nên chú Lịch vừa giảng bài, vừa ghi vào vở để sau tôi đọc lại. Đến khi giải bài tập, chú lại bảo tôi đọc các bước giải để chú ghi, những chỗ khó, chú giảng rõ ràng để tôi hiểu được.

Nhưng ca mổ kéo dài chân của chú Lịch không thành công, bác sĩ quyết định phải cắt bỏ để đi chân giả. Lần này chú Lịch mổ đau hơn lần trước, mặc dù đau đớn như thế, nhưng chú vẫn dạy tôi. Nhiều khi cảm tưởng, chú đang cố dạy tôi để quên đi những cơn đau khủng khiếp. Có lúc chú đang giảng, bỗng ngừng, mặt nhăn vào, hai hàm răng nghiến chặt đến vài phút.

Khi chú Lịch tập đi chân giả, hai chú cháu tôi cùng tập ở khu vật lý trị liệu. Chú Lịch đánh vật với từng bước trên chiếc chân giả, nó quả là đau đớn và khó khăn. Nhất là khi cái chân giả do lỏng đai, hay do chưa được điều chỉnh hợp lý, chạm phải vết thương. Chú nhăn mặt lại, nghiến chặt răng, mặt chú tái đi vì đau.

Tôi và chú cùng tập luyện, với mục đích để đi được tốt hơn, và chú sẽ sớm “làm chủ” được cái chân giả của mình, với hy vọng sẽ bỏ được một bên nạng, để có thể lên bảng cầm phấn giảng bài. Ngoài giờ tập luyện, chú cháu lại tiếp tục học, chú bảo, “phải biết tranh thủ thời gian, nghe giảng phải thật tập trung, ghi nhớ như nuốt lấy từng từ”. Rồi cứ thế chú dạy tôi từng bài từng chương, rồi từng cuốn sách giáo khoa…

Cho đến nay, tôi vẫn tự thấy có cái gì đó thật kỳ lạ. Chú Lịch đã dạy thế nào mà tôi có thể tiếp thu được được một lượng kiến thức như vậy trong một thời gian ngắn (hơn 4 tháng). Với các môn Toán, Tiếng Việt, Văn, Lý, Hóa từ lớp 2 đến lớp 9, cho dù là rất cơ bản.

Từ bệnh viện về, bố mẹ tôi kể với lại việc tôi đã học, nhiều người không tin. Bố mẹ nhờ các thầy cô ở trường cấp hai kiểm tra, thầy cô nhận xét tôi hoàn thành đủ kiến thức như các bạn và có thể theo học với các bạn cùng tuổi (lớp 9).

Video đang HOT

Hè năm 1995, tôi lại đi học các lớp hè cùng bạn bè đồng trang lứa… Sau mấy tháng hè, tôi được nhà trường kiểm tra lại và chấp nhận cho tôi theo học lớp 9 của trường.

Ngươi thây đăc biêt trên giường bệnh - Hình 2

Mỗi khi 20/11, tôi lại nhớ nhiều đến chú Lịch và những ngày chú dạy tôi học trên giường bệnh.

Năm thi tốt nghiệp cấp 3, tôi viết vẫn khó, và chậm, nên thi bình thường thì không khả thi với tôi. Nhiều đắn đo của nhà trường, cùng Sở giáo dục – đào tạo, có cả ý kiến đề nghị xét đặc cách tốt nghiệp cho tôi, nhưng tôi không đồng ý. Bởi như thế đồng nghĩa với việc, có thể chuyện học hành của tôi sẽ dừng lại ở đây, hơn nữa tôi cũng muốn tốt nghiệp cấp 3 như các bạn, để chỉ đơn giản tôi nghĩ, đó là một kỷ niệm với mình.

Sau đó không lâu, Sở Giáo dục – Đào tạo báo về trường đã đề nghị và được Bộ Giáo dục – Đào tạo chấp nhận cho tôi thi bằng hình thức vấn đáp. Một hội đồng thi vấn đáp được lập ra cho tôi, với 12 giám thị cho 6 môm thi. Sau kỳ thi với một kết quả khá cao, và tôi thật bất ngờ khi Bộ quyết định đặc cách cho tôi vào đại học.

Trên cả quá trình học của mình, tôi không thể quên những ngày ngồi học với thầy Lịch ở bệnh viện, khi vừa học, vừa chữa bệnh. Mỗi khi 20/11, là dịp để nhớ đến các thầy cô, những người đã dạy dỗ mình, tôi lại nhớ nhiều đến chú Lịch và những ngày chú dạy tôi học trên giường bệnh.

Tiếc rằng, hình như gia đình chú đã thay đổi địa chỉ, nên đã mấy lần tôi viết thư cho chú nhưng không thấy hồi âm. Nhiều năm tôi đã tìm kiếm qua mạng Internet nhưng vẫn chưa có tin tức gì về chú.

Lại đến ngày Nhà giáo Việt Nam, vậy mà… Dù chú đang ở đâu, tôi cũng xin được chúc chú và gia đình mạnh khỏe, và thật nhiều niềm vui, bằng cả lòng biết ơn của mình.

Theo Zing

Kỷ niệm 37 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Chuyện một người thầy

Nhận được điện của Hằng báo tin thầy Lâm mệt nặng, tôi cố thu xếp rút ngắn chuyến công tác để có thế ra Bắc sớm hơn.

Nhưng cũng phải gần một tuần sau tôi mới về đến Hà Nội. Ném vội hành lý vào nhà, tôi vớ xe máy phóng đến ngay nhà thầy. Hằng mở cửa đón, tôi hỏi ngay:


- Thầy thế nào rồi?


Hằng vừa giúp tôi đưa xe vào khoảng sân hẹp vừa nói, mắt đỏ hoe:


- Từ tối qua đến giờ thầy lúc tỉnh, lúc mê, chả còn nuốt nổi thìa sữa nữa!

Kỷ niệm 37 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Chuyện một người thầy - Hình 1

Ảnh minh hoạ do tác giả cung cấp.


Tôi vội vã theo Hằng vào nhà. Thầy Lâm nằm thiêm thiếp trên chiếc giường cá nhân trong căn phòng nhỏ, giữa bốn bề là sách. Tôi quỳ xuống cạnh thầy. Hai bàn tay tôi nắm lấy tay thầy. Tay thầy hơi lạnh, không còn ấm như mọi khi. Tôi khẽ gọi:


- Thầy ơi... con... An đây...

Thầy Lâm vẫn nằm lặng yên. Nhưng tôi cảm thấy bàn tay thầy khẽ động đậy trong tay mình. Tôi biết thầy đã nghe thấy tiếng tôi gọi. Hằng vẫn sụt sịt đứng bên cạnh. Tôi hỏi:


- Sao không đưa thầy vào bệnh viện?


Hằng lau mắt:


- Chúng em đã đưa thầy vào viện. Nhưng sau một tuần thầy cứ dứt khoát đòi về. Mấy hôm nay bệnh tự dưng bệnh thầy nặng thêm.


- Thế thuốc thang cho thầy bây giờ thế nào?


- Mấy anh chị học trò của thầy là giáo sư bác sĩ ở bệnh viện vẫn đến theo dõi, tiêm thuốc cho thầy. Các anh chị ấy cũng vừa mới về xong, lát nữa sẽ lại đến...

Tôi lặng nhìn thầy. Thầy nằm yên trên giường. Đôi mắt của người nhắm nghiền như đang ngủ. Mái tóc của thầy bạc trắng như bông, trắng hơn bui phấn đời người. Nét mặt thầy thanh thản như chưa hề có những cơn đau đang âm ỉ trong cơ thể. Có lẽ thầy hiểu. Cả cuộc đời gắn bó với bao lớp học trò như chúng tôi, con đò của thầy chở bao nhiêu chuyến sang sông nay đã đến lúc phải cập bến nghỉ ngơi, giã từ sóng gió. Nhìn thầy, tôi chợt nhớ lại khi còn là học trò của thầy. Nhớ về kỷ niệm những ngày xanh.

Đó là những năm chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc. Khi ấy tôi vừa lên lớp 8. Thời đó, lớp 8 là lớp đầu của cấp ba. Thầy Lâm vừa là chủ nhiệm vừa dạy lớp tôi môn toán. Thầy là người Hà Nội gốc. Hình như thầy có chuyện gì trục trặc về gia đình nên xin lên miền núi quê tôi dạy học. Thầy đem theo đứa con gái nhỏ. Hai bố con thầy ở một gian nhà nhỏ trong khu tập thể. Bé Hằng khi ấy mới năm sáu tuổi đang chuẩn bị vào lớp 1. Tính thầy Lâm rất nghiêm khắc nên chúng tôi không thích thầy lắm. Nhất là tôi lại là một đứa lười học, hay trốn tiết đi bơi ngoài sông hoặc lang thang ra thị trấn. Giờ toán của thầy đúng là một cực hình. Văn thì tôi chả kém mấy ai nhưng lại rất rốt môn toán. Đã thế thầy Lâm lại hay gọi tôi lên bảng. Bị nhiều điểm kém môn toán nên tôi rất lo, nhất là khi chi đoàn đang bồi dưỡng để kết nạp tôi vào đoàn. Học kém sẽ không đủ tiêu chuẩn để trở thành đoàn viên. Ngày ấy không là đoàn viên thì đi bộ đội cũng khó chứ đừng nói gì là vào đại học, cao đẳng. Tôi cũng đã cố tập trung học môn toán. Nhưng sự thông minh không phải cứ cố là có được ngay.

Bài kiểm tra giữa học kỳ môn toán thường là hệ số hai. Được một điểm khá, hay điểm giỏi tức là có hai điểm khá, hai điểm giỏi, khi chia trung bình nó kéo các điểm kém khác lên. Ấy thế mà bài kiểm tra giữa học kỳ một tôi lại làm không tốt. Bài làm tẩy xoá, sửa chữa be bét.

Lúc hết giờ so sánh với các bạn giỏi trong lớp thì tôi làm sai gần hết. Chợt nảy ra một sáng kiến. Tôi liền đem đề bài đi tìm anh Bái. Anh Bái là anh họ tôi học trên một lớp. Anh rất giỏi môn toán. Kỳ thi học sinh giỏi toán toàn tỉnh anh đoạt giải nhì. Tôi nhờ anh giải cho các bài toán trong đề kiểm tra giữa học kỳ. Anh làm một loáng là xong. Tôi ngồi chép lại thật sạch sẽ. Buổi chiều, tôi lân la gần nhà thầy Lâm.

Nhìn thấy bé Hằng đang thập thò ở cửa, tôi vẫy vẫy tay khẽ gọi:


- Hằng... Hằng... ra đây anh bảo!


Vừa trông thấy tôi, bé Hằng đã lon ton chạy ra ngay. Con bé rất thích tôi vì tôi hay gấp cho nó khi thì cái chong chóng, lúc thì con châu chấu bằng lá dừa hoặc con thuyền bằng giấy.


Bé Hằng tíu tít:


- Anh An ơi! Hôm nay anh gấp cho em con chim bồ câu nhé!


Tôi bẹo má nó thì thào hỏi:


- Bố có ở nhà không?


- Bố em vừa đi "ọp an ám iệu ồi" (họp ban giám hiệu rồi).


Bé Hằng nói líu cả lưỡi. Tôi bảo:


- Thế thì tốt! Nhưng anh không có giấy để gấp...


- Bố em có ối... - Con bé khoe. Tôi bảo:


- Để anh vào nhà xem có tờ giấy nào bỏ đi lấy gấp đồ chơi cho em nhé!

Bé Hằng gật đầu. Tôi lẻn nhanh vào phòng thầy Lâm. Chả khó khăn gì, tôi tìm thấy tập bài kiểm tra toán thầy đang chấm dở để trong ngăn bàn. May quá, bài của tôi thầy chưa chấm đến. Tôi nhanh chóng đổi ngay bài làm vừa nhờ anh Bái giải giúp vào tập bài kiểm tra. Xong xuôi, tôi khép cửa và kéo bé Hằng ra mãi ngoài góc sân trường. Bé Hằng cứ luôn miệng giục đòi: "Anh gấp bồ câu cho em... anh gấp bồ câu cho em...". Tôi lúng túng, kiếm đâu ra giấy để gấp đồ chơi cho nó bây giờ. Bé Hằng sốt ruột ngúng nguẩy trực khóc. À đây rồi, tờ giấy bài kiểm tra làm sai đánh tráo khi nãy còn gấp nhét trong túi quần. Tôi lấy tờ giấy ra vuốt phẳng, xé đôi rồi gấp cho bé Hằng chiếc thuyền và con chim bồ câu.

Bài kiểm tra giữa học kỳ ấy tôi được điểm chín. Bọn con trai lười học trong lớp đều tròn mắt bái phục. Thầy Lâm biểu dương tôi trước lớp rồi nói thêm: "Thầy mong rằng em sẽ tiếp tục cố gắng nhiều hơn để giữ vững kết quả học tập của mình". Tôi thấy yên tâm vì thầy không phát hiện ra trò láu cá, gian lận của mình. Nhưng tôi cũng hơi hoảng vì nếu những bài kiểm tra tiếp theo lại bị điểm kém thì biết ăn nói thế nào với các bạn cùng lớp. Thế là tôi chú ý chăm chỉ học tập hơn. Tôi cũng thường xuyên đến nhờ anh Bái hướng dẫn thêm cho môn toán.


Một hôm, thầy Lâm tìm tôi bảo:


- Bé Hằng bị mệt, dỗ mãi không chịu ăn cơm, nó cứ đòi thầy đi tìm anh An đến gấp cho cái chong chóng mới chịu ăn.


- Thưa thầy! Hết buổi học em sẽ đến ngay ạ!


Tôi đáp. Hết giờ học tôi đến ngay phòng thầy Lâm. Bé Hằng đươc mấy thứ trò chơi thích quá, tay cầm cái chong chóng làm bằng lá dừa ăn liền hai lưng bát cơm. Từ đó tôi hay đến chơi với bé Hằng và cũng thấy bớt ngại thầy Lâm nghiêm khắc, khó tính. Thầy Lâm cũng tranh thủ kèm cặp hướng dẫn tôi thêm về môn toán. Đến cuối học kỳ một, lực học môn toán của tôi khá lên hẳn. Điểm kiểm tra đều từ bảy trở lên. Thỉnh thoảng, tôi còn được chín điểm môn toán.

Chiến tranh phá hoại của Mỹ lan rộng khắp miền Bắc. Trường chúng tôi sơ tán vào trong rừng sâu. Bé Hằng vào học lớp 1. Nhiều hôm thầy Lâm bận lên lớp hoặc đi họp, tôi giúp thầy đưa đón bé Hằng đi học. Thầy coi tôi như con, tận tình chỉ bảo, nhắc nhở tôi học tập. Tôi cũng rất quý thầy và bé Hằng. Ngày ấy cuộc sống rất khó khăn. Quê tôi thường thiếu đói khi giáp hạt. Nhiều bữa thầy lấy cớ là bé Hằng không chịu ăn nếu không có anh An đến chơi để giữ tôi ở lại ăn cơm. Sau này tôi mới hiểu thầy thương tôi nhà nghèo, ăn uống thiếu thốn, nhiều bữa chỉ có sắn thay cơm. Mỗi khi đem tem phiếu ra mậu dịch mua được chút thịt cá tươi là thầy đều tìm cách giữ tôi ở lại ăn cơm.

Gần hết năm học lớp 8, tôi được kết nạp vào đoàn. Hôm làm lễ kết nạp cho tôi thầy Lâm vui lắm. Thầy đưa cả bé Hằng đến. Sau lễ kết nạp bé Hằng tặng tôi một bó hoa rừng. Giữa năm lớp 9, lúc này chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc tạm ngưng. Trường lại chuyển về thị trấn. Tôi còn nhớ hôm đó là ngày nghỉ, khu nhà tập thể giáo viên vắng vẻ. Tôi đến thăm thầy Lâm và bé Hằng. Đi tới gần phòng thầy ở cuối dãy nhà tập thể thì tôi nghe tiếng kêu khóc của bé Hằng. Tôi vội chạy vào. Thầy Lâm đang nằm dưới sàn nhà. Bé Hằng đang cuống quýt lay gọi bố. Thầy bị một cơn đau đột ngột. Thầy có tiền sử bị bệnh tim. Thấy tôi, thầy cố thều thào bảo:


- Đừng... sợ... thầy... kh...ông việc gì đâu. Cứ để thầy nằm yên một lúc. Thuốc thầy để ở ngăn tủ trên, An lấy cho thầy...


Tôi chạy vào góc phòng mở tủ tìm thuốc. Lúc kéo ngăn tủ ra tìm lọ thuốc tôi chợt thấy một cái thuyền và con chim bồ câu giấy cũ kỹ để ở trong hộc tủ. Tôi cầm lên xem và giật mình sửng sốt nhận ra chính là cái thuyền và con chim bồ câu tôi đã gấp cho bé Hằng bằng tờ giấy bài kiểm tra môn toán giữa học kỳ năm lớp 8 làm sai mà tôi đã đánh tráo. Thì ra ngay từ ngày ấy, thầy đã biết tôi đổi bài kiểm tra. Nhưng thầy đã không đưa tôi ra kiểm điểm trước lớp. Thầy có một cách khác để giúp tôi tiến bộ, học tập tốt hơn. Đó là cách của một người thầy luôn độ lượng, bao dung.


Tôi để chiếc thuyền và con chim giấy vào chỗ cũ rồi đem thuốc ra cho thầy...

*

Năm tháng qua đi, hết chiến tranh, thầy Lâm chuyển về dạy học tại thủ đô. Nghỉ hưu, thầy đi dạy tại lớp học tình thương cho trẻ em đường phố. Thầy vẫn dõi theo mỗi bước trưởng thành của các lớp học trò chúng tôi. Với tôi, thầy luôn có một sự quan tâm đặc biệt. Khi biết tôi trưởng thành thầy mừng lắm. Bé Hằng ngày ấy giờ cũng đã là một tiến sĩ, một nhà khoa học. Thầy đã một mình nuôi con khôn lớn và dạy dỗ bao lớp học trò nên người. Một mình thầy cô đơn với chiếc giường cá nhân. Nhưng bên thầy có bao lớp học trò vững bước, trưởng thành.

Bây giờ thì thầy nằm đó thanh thản trong tĩnh lặng. Là người chèo lái, thầy đã chở bao nhiêu chuyến đò tri thức sang sông cho chúng con nên người. Chúng con biết ơn thầy mãi mãi thầy ơi!

Hà Nội, 20-11-2008

Theo vanhien

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hot lại đám cưới xa hoa tại lâu đài Thành Thắng - Ninh Bình: Riêng tiền hoa tươi đã ngốn 15 tỷ
16:40:38 18/11/2024
Hồng Loan đột ngột chia sẻ chuyện tang sự của gia đình
19:21:08 18/11/2024
Sốc với thu nhập của Lý Tử Thất
16:22:30 18/11/2024
Bán 3 tài khoản ngân hàng được 9 triệu, cả gia đình bị phạt gấp 14 lần
19:31:52 18/11/2024
Bức ảnh ê chề nhất cuộc đời Phạm Băng Băng
16:00:45 18/11/2024
Chuyện cô giáo ở TP.HCM trả lại phong bì 50 ngàn đồng: Muốn tỏ rõ thành ý với giáo viên, 3 câu sau còn hiệu quả hơn tặng quà
18:30:43 18/11/2024
Huỳnh Hiểu Minh gặp khủng hoảng sự nghiệp nghiêm trọng
15:57:09 18/11/2024
Hoa hậu Thanh Thủy vừa đáp xuống sân bay đã dính cả rổ meme, thay đổi thái độ trong tích tắc vì 1 câu hỏi
16:18:44 18/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Lập nhóm kinh doanh giả trên sàn thương mại điện tử để mua bán thuốc lá lậu xuyên quốc gia

Pháp luật

21:30:12 18/11/2024
Để tránh sự phát hiện, các đối tượng tạo tài khoản, cửa hàng kinh doanh giả ngụy trang trên trang thương mại điện tử Lazada hoặc trên sàn giao dịch điện tử Bambooship để tạo các đơn vận chuyển với nội dung giả là sản phẩm linh kiện điện...

Xôn xao gương mặt hốc hác của "người hùng" U23 Việt Nam, nhan sắc xuống cấp rõ rệt

Sao thể thao

21:12:13 18/11/2024
Mùa giải V.League 2024/2025 đang diễn ra sôi nổi, tại vòng 8 V.League CLB TP.HCM tiếp đón CLB CAHN. Trong trận đấu này sự xuất hiện của hậu vệ Vũ Văn Thanh đã khiến dân tình phải xôn xao

Thảo Trang đón sinh nhật đáng nhớ cùng dàn "Chị đẹp"

Sao việt

21:08:26 18/11/2024
Tối cuối tuần nhưng mọi người đều có mặt đông đủ, riêng các Chị đẹp Mỹ Linh, Thu Phương, Phương Thanh, DJ Mie bận lịch diễn nhưng vẫn gửi hoa và quà để chúc mừng sinh nhật của Thảo Trang.

Ông Kim Jong Un chỉ trích phương Tây về vấn đề Ukraine

Thế giới

21:08:06 18/11/2024
Do đó, ngày càng có nhiều quốc gia tham gia, tình hình bất ổn gia tăng có thể dẫn đến Thế chiến III và tình hình toàn cầu đang tiến gần đến ngưỡng nguy hiểm , ông nói thêm.

Lọ Lem - con gái Quyền Linh: Tuổi 18 lột xác gợi cảm, không ngại mặc hở

Phong cách sao

20:55:05 18/11/2024
Bên cạnh những lời khen ngợi về nhan sắc và vóc dáng, Lọ Lem cũng nhận được nhiều đánh giá tích cực về phong cách ăn mặc.

Tự nguyện donate hơn 2 tỷ cho nữ streamer để xin gặp gỡ, sau khi thấy "người trong mộng", người đàn ông quyết định gọi cảnh sát

Netizen

20:54:10 18/11/2024
Người đàn ông tên Dương, sống ở Giang Tô (Trung Quốc) thường xuyên xem livestream khi rảnh rỗi. Với anh, đây là hoạt động giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng.

Diddy bị tố vi phạm quy định trong trại giam, tìm cách thao túng nhân chứng

Sao âu mỹ

20:11:12 18/11/2024
Truyền thông Mỹ đưa tin, ông trùm nhạc rap Diddy vướng cáo buộc vi phạm nhiều quy định trong trại giam, lên kế hoạch tác động tâm lý các nạn nhân với mong muốn thay đổi kết quả vụ án.

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

Sức khỏe

20:01:48 18/11/2024
Đây cũng là một loại thuốc cần tránh uống rượu bởi rượu có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp nguy hiểm. Ngoài ra, còn có nguy cơ mắc các triệu chứng như huyết áp thay đổi đột ngột, nhịp tim nhanh, đau đầu và buồn nôn.

Michael Learns To Rock ôn kỷ niệm thanh xuân cùng 5.000 fan ở TPHCM

Nhạc quốc tế

19:44:41 18/11/2024
Tối 17/11, nhóm nhạc Michael Learns To Rock (MLTR) tổ chức đêm nhạc tại Nhà thi đấu Phú Thọ (quận 11, TPHCM), thu hút 5.000 người tham dự.

Phim thất bại nhất hiện tại với rating 0%, nam chính ngốc nghếch đến mức khán giả đòi bỏ xem

Phim châu á

19:41:09 18/11/2024
Tỉ suất người xem trung bình ở tập 1 và tập 2 trên toàn quốc chỉ đạt mức 0.7% - một con số vô cùng thấp đối với một tác phẩm được chiếu vào cuối tuần.

Phú Thọ: Đi tắm sông, 5 học sinh bị mất tích

Tin nổi bật

19:39:21 18/11/2024
Lực lượng chức năng đang tập trung lực lượng tìm kiếm 5 học sinh bị mất tích nghi do đuối nước tại xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.