Người thầy cần tự vấn trước, sau đó hãy nhờ tư vấn
Khi gặp sự cố học đường, người thầy cần “tự vấn” mình trước, sau đó nếu không thấy kết quả hãy tìm đến tư vấn.
Ảnh minh họa
Tưởng chừng đơn giản nhưng lại là một vấn đề rất tế nhị và phức tạp: góc khuất tâm lý giáo viên. Khi gặp tình huống sư phạm, người có kinh nghiệm, kỹ năng vững thì giải quyết, xử lý ổn thỏa, có lý có tình. Và ngược lại thì xử lý kém hiệu quả.
Một điều dễ nhận thấy qua các sự cố trong trường học là kỹ năng giao tiếp, ứng xử của nhiều giáo viên còn yếu. Nếu thầy chủ nhiệm ở Quảng Bình không nóng nảy, biết kiềm chế, không tát tai học trò (có hình xăm) giữa lớp thì có thể câu chuyện đau lòng trò đâm thầy đã không diễn ra.
Theo tôi, khi tuyển đầu vào sư phạm phải chọn lọc những người có khí chất điềm đạm, mực thước, hiền lành… Dù nguyên nhân gì chăng nữa (áp lực từ học sinh, phụ huynh; về chỉ tiêu, thi đua, soạn giáo án, lương bổng…) người thầy cũng không thể nóng nảy, mang trong mình những bức xúc, bực bội để rồi tìm mọi cách “trút” lên đầu học sinh.
Người thầy cũng cần “tự vấn” mình trước, sau đó nếu không thấy kết quả hãy tìm đến tư vấn. Vậy ai là người đủ trình độ, uy tín để tư vấn cho giáo viên? Đó là những thầy cô lớn tuổi, bậc cha chú có uy tín với đồng nghiệp, với học sinh.
Có thể đó là hội giáo chức, những giáo viên về hưu vẫn còn tâm huyết với nghề, sẵn lòng chia sẻ, thấu hiểu và giúp giáo viên vượt qua những cú sốc tâm lý… Cũng có thể đó là lớp thầy cô đi trước, luôn quan tâm lớp trẻ kế thừa và cùng bàn bạc, tìm ra hướng giải quyết vấn đề tốt nhất.
Nhà trường nên thường xuyên tổ chức những buổi tập huấn cho giáo viên về cách tránh, giảm áp lực công việc cho bản thân (áp lực chủ quan) cũng như những áp lực từ ngoài tác động vào (khách quan).
Video đang HOT
Một khi giáo viên tìm ra được nguyên nhân, tìm được những biện pháp giải quyết thỏa đáng thì vấn đề giải tỏa áp lực sẽ không còn gặp khó. Chỉ sợ những bức xúc cứ âm ỉ, chất chứa hàng ngày, hàng tháng mà không được “tháo ngòi nổ” thì nguy cơ dẫn đến những hành vi bột phát là điều không tránh khỏi.
Góc khuất tâm lý giáo viên nếu được soi rọi bằng những kinh nghiệm quản lý, bằng những cách làm khoa học sẽ có nhiều kết quả khả quan hơn.
Theo tuoitre.vn
Dạy con về "Luật bàn tay" để tự vệ
Để giúp trẻ biết tự bảo vệ bản thân và phòng tránh bị xâm hại, các chuyên gia đào tạo kỹ năng sống đã khuyên các bậc phụ huynh dạy con về "Luật bàn tay" và "Quy tắc đồ lót". Những quy tắc đơn giản, dễ nhớ và cực kỳ cần thiết, khi đã thấm sâu vào nhận thức sẽ giúp trẻ có kỹ năng giao tiếp, có thể tránh xa những đối tượng nguy hiểm và biết tìm sự hỗ trợ kịp thời.
* Sau lưng bố mẹ....
Bố Nấm đưa Nắm đến cơ quan chơi, bác Quân đồng nghiệp của bố thấy Nấm thông minh, đáng yêu nên quý Nắm lắm. Nghe cô bé trả lời mạch lạc, rõ ràng đầy hóm hỉnh về trường học và bạn bè của Nấm, bác ôm Nắm vào lòng.. Nhưng bác ngạc nhiên vì thấy Nấm khó chịu ra mặt, cứ giẫy ra khỏi vòng tay bác, rồi tìm cách lảng tránh chứ không vồn vã như lúc đầu. Khi bác tặng cho Nấm phong sô cô la mà Nấm dứt khoát không nhận.
Cô Hạnh cùng phòng làm việc của bố cũng có con bằng tuổi Nấm chứng kiến sự khó chịu, vùng vằng của Nấm và vẻ băn khoăn khó hiểu của bác Quân, vội giải thích: Anh không biết rồi... chắc con bé đã được mẹ nó dạy dỗ cẩn thận về Luật bàn tay và Nguyên tắc đồ lót đấy...
Bác Quân sửng sốt hỏi: - Thế à? Thế à? rồi vội vã vào mạng hỏi ông "Gu gù" xem sự thể cái chuyện các bà mẹ dạy con phòng vệ ra sao?
* Dạy trẻ về Luật bàn tay
Chuyên gia giáo dục sớm Lại Thị Hải Lý (Tập đoàn Hotkids) đã hướng dẫn hàng trăm khóa học cho các phụ huynh về vấn đề này.
Theo chị Hải Lý, Luật bàn tay gồm năm vòng tròn/5 ngón tay, 5 vòng tròn lớn nhỏ bao quanh nhau, tương ứng với 5 ngón tay của mỗi người và cũng là xác định được 5 nhóm người mà các con thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Mỗi một vòng tròn/mỗi ngón tay có biểu hiện sử dụng của bàn tay. Vòng tròn nhỏ nhất bên trong cùng /tương tự như ngón tay cái là ngón gần ta nhất có tên là vòng tay. Đây là mối quan hệ của con khi con còn nhỏ. Khi con lớn lên các mối quan hệ ngày càng mở rộng nên bố mẹ dạy con từ trong ra ngoài.. Theo đó, đối với những người ruột thịt như ông bà, cha mẹ, anh chị, cô bác ... thì họ được phép ôm, thơm, bế, cõng hoặc được phép lau chùi, tắm rửa cho con khi con còn bé.
Vòng tròn thứ hai/ngón chỏ là dành cho những người thân. Đó là họ hàng, thầy, cô giáo, bạn bè của con. Họ có thể vuốt tóc, vỗ vai, xoa đầu, khoác vai, nắm tay con. Vòng tròn thứ ba/ngón giữa là đối với người quen gồm hàng xóm, đồng nghiệp của bố mẹ và những người mà bố mẹ đã sàng lọc rồi. Các con có thể bắt tay, chào hỏi, nói chuyện với những người quen này. Vòng tròn thứ tư/ngón đeo nhẫn dành cho những người lạ. Với những người lạ thì Luật bàn tay chỉ ra con chỉ được phép vẫy tay lúc chào gặp gỡ hoặc tạm biệt. Vòng tròn thứ năm/ngón út sẽ dành cho những người đáng ngại. Đó là những người có thể gây cho trẻ cảm giác bất an, không thoải mái khi tiếp xúc. Trẻ có quyền tỏ thái độ phản ứng, bỏ đi chỗ khác.
Chuyên gia Hải Lý gợi ý, bố mẹ nên tổ chức trò chơi xếp nhân vật vào trong vòng tròn để dạy cho con, yêu cầu trẻ nhắc đi nhắc lại khi chơi để nhớ "Luật bàn tay" : Ruột thịt -vòng tay; người thân - nắm tay; người quen -bắt tay; người lạ - vẫy tay; người đáng ngại - xua tay.
* Dạy trẻ về "Quy tắc đồ lót"
Các em nhỏ ngay từ lớp mẫu giáo đã cần được mẹ dạy là đồ lót dùng để che vùng kín của mình. Thế nhưng, trước khi dạy con 5 quy tắc thì các chuyên gia kỹ năng sống cũng nhắc nhở phụ huynh phải thực hiện 5 quy tắc của người lớn.
- Để giúp con phát triển sự độc lập, cha mẹ không nên ngủ chung giường với con khi con bắt đầu lớn. Không thay quần áo trước mặt con để trẻ tò mò về thân thể của mình. - Không nên tắm rửa, kỳ cọ quá kỹ vùng đồ lót của con, tránh cho con có cảm giác thích thú khi được chạm, sờ vào nơi đó. Nếu tạo ra cho trẻ cảm giác thích thú với việc sờ mó đó thì khi bị người lạ xâm hại trẻ không ý thức được hành vi đó bất thường. Trẻ sẽ mất đi kỹ năng tự bảo vệ mình.
- Cha mẹ dù có yêu con thế nào cũng không cưng nựng, vuốt ve vùng đồ lót của con. Một đứa trẻ 3 tuổi đã có định hình về giới tính của mình. Con ý thức được vấn đề và sẽ cảm thấy ám ảnh. - Không khen ngợi bộ phận sinh dục của con để con không bị lầm tưởng, hiểu lầm rồi nảy sinh nhu cầu bộc lộ cơ thể. Cha mẹ cũng không nên đùa cợt gán ghép con mình với con bạn bè vì điều này dễ khiến trẻ để tâm để ý, nảy nở khả năng tình dục sớm.
- Bỏ việc tắm chung với con hoặc tắm chung hai trẻ với nhau. Muốn dạy con về sự khác nhau giữa nam và nữ thì bố mẹ nên sử dụng tranh, ảnh hoặc bằng chứng khoa học.
5 quy tắc cần dạy trẻ :
- Giúp con hiểu được rằng cái phần được đồ lót che phủ là bộ phận sinh dục của con người.
- Đã là bộ phận sinh dục thì đó là tài sản riêng của con và không ai được quyền xâm phạm, kể cả bố mẹ của mình. Việc sờ mó, đụng chạm rất nguy hiểm. Khi con còn bé không tự vệ sinh được thì ông bà, bố mẹ hoặc người giúp việc hoặc bác sĩ được tắm rửa và khám, chữa bệnh cho bé lúc ốm đau thôi. Những ai làm cho con khó chịu thì con phải phản kháng, từ chối ngay những hành động đó.
- Con không được đụng chạm vào vùng đồ lót của người khác. Nhìn thấy ai quên chưa kéo khóa quần hay tuột khuy áo thì tế nhị nhắc họ hoặc nhìn lảng đi chỗ khác.
- Cha mẹ cũng cần dạy con không để lộ đồ lót khi ở nơi công cộng. Bé gái cần khéo léo khép chân khi ngồi xổm, không ngồi dạng chân, không phanh ngực áo hoặc mặc váy quá ngắn.
- Tuyệt đối con không được vuốt ve vùng đồ lót của mình, của người thân...
Qua rất nhiều khóa đào tạo kỹ năng sống, chuyên gia Lại Thị Hải Lý và thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Lan Hải cho biết: Chủ đề nhạy cảm nhưng được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Phụ huynh phản hồi tích cực bởi các con được giáo dục giới tính đúng cách sẽ giúp các con được hạnh phúc và luôn được mọi người tôn trọng.
Triều Dâng
Theo giaoducthoidai.vn
Thời đại thay đổi, nhà giáo cũng phải thay đổi 'Trong thời đại công nghệ thông tin, kiến thức rất đa chiều. Vậy vị trí của người thầy bây giờ ở đâu? Có phải chúng ta tới lớp dạy và học trò chỉ học từ ta không?'. Sinh viên năm 2 khoa tiếng Anh Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trong giờ học - Ảnh: NHƯ HÙNG Học sinh ít nói, xa lánh bạn...