Người thầy – bác sĩ của hiếm và lạ
Không chỉ là người phát hiện nhiều ca bệnh đầu tiên được ghi lần đầu trong y văn thế giới, bác sĩ Hoàng Văn Minh (Trường đại học Y Dược TP.HCM) còn được biết đến với vai trò người thầy của nhiều sinh viên quốc tế.
Bác sĩ Hoàng Văn Minh hướng dẫn sinh viên trong và ngoài nước – ẢNH: TÚ HÂN
Phát hiện những ca bệnh đầu tiên của thế giới
Bác sĩ Hoàng Văn Minh, Phó chủ nhiệm bộ môn da liễu Trường ĐH Y Dược TP.HCM, phụ trách phòng khám da liễu – Giám đốc Trung tâm u máu thuộc Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, là cái tên không lạ với nhiều thế hệ sinh viên và bệnh nhân về da liễu. Tuy nhiên, hẳn sẽ không nhiều người biết ông là người đã từng phát hiện và chữa trị những ca bệnh hiếm và lạ của thế giới. Đáng nói, những nghiên cứu này của ông còn được thế giới công nhận thông qua rất nhiều công trình khoa học được công bố trên các tạp chí và hội thảo quốc tế.
Chỉ tính riêng tạp chí khoa học thế giới, đến nay bác sĩ Minh đã sở hữu gần 30 bài báo. Từ những nghiên cứu được công bố, tác giả người Việt có tên tuổi trong lĩnh vực da liễu này còn được mời tham gia báo cáo không dưới 20 lần tại các hội nghị, hội thảo quốc tế.
Đáng nói nhất trong số các công bố quốc tế của mình, bác sĩ Minh từng được y văn thế giới công nhận là người đầu tiên phát hiện ca bệnh. Mới đây, một công bố khoa học trên tạp chí JAAD (Journal of the American Academy of Dermatology, Mỹ) đã khẳng định trong lịch sử y khoa thế giới suốt từ năm 1900 – 2018, ca bệnh bóng nước Pemphigus IgA và vảy nến là duy nhất được nhắc đến trong công bố của bác sĩ Hoàng Văn Minh (phát hiện năm 2009). Bên cạnh đó, viêm dày màng xương là ca bệnh thứ hai được bác sĩ này phát hiện lần đầu trên thế giới, được đăng trên tạp chí JAAD vào năm 2014. Đến tận năm nay, ở châu Phi mới phát hiện ca bệnh thứ hai về hội chứng này.
Không phải ca bệnh đầu tiên nhưng tên tuổi bác sĩ Hoàng Văn Minh có trên nhiều trang báo trong nước và thế giới với ca bệnh xuất hiện lần thứ hai trong y văn thế giới: tế bào vón kết hợp nhăn da – sự kiện cô gái trẻ hóa già Nguyễn Thị Phượng (Bến Tre). Căn bệnh này của bác sĩ Minh đã được lịch sử y văn thế giới nhắc đến lần hai trong tạp chí Dermatology Online Journal của Đại học California (Mỹ).
“Da liễu là một ngành tương đối khó, chẩn đoán lâm sàng là chủ yếu. Con mắt nhìn tổn thương ở da giống như siêu âm 4 chiều, con mắt phải tinh và đầu óc phải suy nghĩ mới chẩn đoán được. Vì vậy, tôi rất vui vì đã tìm ra được những ca bệnh đầu tiên của thế giới”, ông Minh nói.
Điểm đến của nhiều sinh viên quốc tế
Không chỉ xuất hiện trong bài báo trên các tạp chí và báo cáo viên tại hội thảo quốc tế, bác sĩ Hoàng Văn Minh còn được nhiều sinh viên quốc tế biết đến. Ông là người thầy trực tiếp của gần 20 sinh viên quốc tế đến từ nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Canada, Pháp, Áo… Trong đó có một số sinh viên của Đại học Harvard (Mỹ). Các sinh viên này có thể từ các khóa học ngắn hạn trao đổi tín chỉ, học phần ở nước ngoài hoặc những người theo học thực hành lâm sàng được bác sĩ Minh hướng dẫn.
Không chỉ đến Việt Nam học tập về lâm sàng, các sinh viên và bác sĩ nội trú dưới sự hướng dẫn của bác sĩ Minh còn giành được nhiều giải thưởng giá trị trong nghiên cứu da liễu. Điển hình là một bác sĩ nội trú về da liễu của Đại học Harvard giành giải thưởng của Hội Bác sĩ da thế giới dành cho nữ vào năm 2008. Ngoài ra, 4 bác sĩ nội trú khác của Việt Nam do bác sĩ Minh hướng dẫn đã nhận được giải thưởng Strauss & Katz của Viện Hàn lâm da liễu Mỹ (AAD) dành cho các bác sĩ da liễu trẻ trong suốt nhiều năm qua.
Điểm đến nhân ái
Một điểm đến khá quen thuộc của nhiều sinh viên quốc tế ở Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM là Trung tâm u máu do bác sĩ Minh làm giám đốc. Trung tâm u máu ra đời dựa trên sự hợp tác của Trường đại học Y Dược TP.HCM với các đại học của Mỹ (Harvard, Texas, Irvine), hiện đang điều trị bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 12 tuổi trong và ngoài nước. Mỗi tuần, trung tâm này tổ chức 2 buổi khám chữa bệnh miễn phí bệnh u máu và các bớt sắc tố khác, từ năm 2009 đến nay, trung tâm này đã điều trị bệnh cho hàng ngàn trẻ. Không chỉ vậy, đây còn là nơi nhiều nước cử bác sĩ nội trú đến thực hành và học tập kỹ thuật mới.
Video đang HOT
Chứng kiến hàng chục trẻ nhỏ đang chờ được khám và điều trị miễn phí bởi bác sĩ Minh và đội ngũ ở đây có thể cảm nhận được những điều tốt đẹp đang diễn ra trong cuộc sống này…
Theo thanhnien
Làm sao để trở thành giáo viên dạy giỏi?
Chuyện có giấy chứng nhận dạy giỏi các cấp hay không, thực ra không quan trọng với nhà giáo có tâm có tầm mà quan trọng được học trò và phụ huynh công nhận.
LTS: Thầy giáo Sơn Quang Huyến chia sẻ bài viết thể hiện góc nhìn về hình ảnh của một giáo viên dạy giỏi thực sự.
Toà soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Thi giáo viên dạy giỏi trong ngành giáo, đã để lại quá nhiều "dư âm bất cập".
Khách quan mà nói, cuộc thi này đã phát hiện, bồi dưỡng thành tài nhiều nhà giáo tâm huyết, qua các thời kì phát triển của giáo dục.
Thế nhưng, "bệnh thành tích" đã biến cuộc thi tốt đẹp này thành một thứ "ung nhọt" đáng xấu hổ; người ta coi giấy chứng nhận giáo viên dạy giỏi các cấp là "tờ giấy thông hành giả dối".
Vì vậy, không ít người "reo vui" khi Bộ có ý kiến bỏ cuộc thi giáo viên dạy giỏi! Cũng có người còn đề nghị Bộ bỏ hết các cuộc thi của ngành giáo dục!
Làm thế nào để trở thành giáo viên dạy giỏi? Ảnh minh hoạ: VOV
Nhìn một cách tích cực, các cuộc thi của ngành giáo dục vẫn có ưu điểm, chứ không phải chỉ có hoàn toàn khuyết điểm. Việc làm cho nó trở nên "bệnh hoạn" là khâu tổ chức từ cơ sở.
Chính vì vậy, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ yêu cầu mỗi giáo viên phải đổi mới chính mình.
Thành công hay thất bại của ngành không thể mình Bộ trưởng làm được, nó có đóng góp chủ yếu từ đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở và giáo viên đứng lớp.
Chuyện có giấy chứng nhận dạy giỏi các cấp hay không, thực ra không quan trọng với nhà giáo có tâm, có tầm; cái quan trọng với họ là có được phụ huynh, học sinh "công nhận giáo viên giỏi hay không". Đó mới là vấn đề then chốt.
Vậy làm sao để phụ huynh, học sinh "cấp" giấy chứng nhận dạy giỏi cho mình?
Thành công trong nghề dạy học, không chỉ đơn giản phải yêu trẻ và có kiến thức "biết tuốt"; đó là điều kiện cần nhưng chưa đủ.
Lạc quan, tài sản vô giá của người thầy!
Trong thế giới phẳng hôm nay, không gì có thể dấu, muốn dấu thì đừng làm.
Vì thế thái độ nhìn nhận của giáo viên với các vấn đề, cần phải tích cực, thái độ này truyền đến học sinh, đối tượng tương tác của người thầy.
Thái độ tích cực, lạc quan trong cuộc sống, thể hiện bản lĩnh chính trị, quan điểm sống tích cực. Nó sẽ giúp chúng ta giải quyết các vấn đề hiệu quả và nhanh nhất có thể, kể cả giải bài tập.
Không cần nghiêm trọng hóa vấn đề dù đó là nhỏ hay lớn, sai thì sửa; quan điểm lạc quan này sẽ giúp bạn tự tin và thành công hơn khi giảng bài trong mắt học trò; nhỡ nhầm lẫn thì xin lỗi, nếu hôm sau mới phát hiện ra, xin lỗi vẫn chưa muộn.
Nụ cười, mười thang thuốc bổ!
Một giáo viên hài hước, vui vẻ, trên môi luôn nở nụ cười, mở đường vào tâm hồn, tri thức của học sinh dễ dàng hơn nhiều "một bộ mặt khó ưa". Nụ cười của giáo viên, hóa giải căng thẳng xảy ra trong trong học tập.
Mọi vần đề được nhìn dưới góc hài hước, vui vẻ, giúp đem lại niềm vui và sự hứng thú học tập cho học sinh, khiến chúng háo hức và mong chờ được đến lớp học.
Điều quan trọng, sự vui vẻ, hài hước của giáo viên, dễ truyền cảm hứng đến với học sinh; học sinh trở thành người vui vẻ và tích cực trong cuộc sống, trong học tập.
Người hài hước, vui vẻ thường là người thông minh là vì vậy.
Hy vọng, nâng cánh ước mơ của cả thầy và trò!
Ước mơ, không ai đánh thuế, làm giáo viên mà không khơi dậy ước mơ của học trò thì không thể làm thúc đẩy khát khao thực hiện ước mơ, tạo động lực phấn đấu.
Đừng bao giờ chôn vùi ước mơ của ai, đặc biệt là của học trò.
Có học sinh mơ làm ca sĩ, giáo viên thẳng thừng "em vừa lùn, vừa đen, vừa xấu, sao ước mơ viển vong thế?", giáo viên đó chắc rằng chẳng dạy nổi ai thành người, vì họ không có một chút ước mơ san sẻ với người khác.
Chúng ta vẫn hy vọng có thưởng Tết, có lương tháng 13, sống được bằng lương của mình hàng chục năm rồi, cứ dạy, cứ cống hiến sẻ chia đó thôi.
Làm việc có kế hoạch của thầy và trò!
Có kế hoạch giúp chúng ta thành công một nửa, nếu kế hoạch tốt. Vì vậy mỗi tiết dạy giáo viên cần có kế hoạch cho mình và ... cho cả học trò.
Một giáo viên làm việc có kế hoạch, học sinh cũng học được kĩ năng lên kế hoạch cho mình.
Hôm nay dạy cái gì, làm cái gì, đạt mục tiêu nào; học sinh phải chuẩn bị như thế nào, bắt buộc phải thực hiện tốt ngay từ tiết học đầu tiên. Chính tính kế hoạch tạo thói quen học tập tốt cho học sinh.
Khi có kế hoạch rồi, học sinh sẽ tự học, lúc đó mọi cám dỗ sẽ bị "...không dám đâu, em còn phải học bài... hổng dám đâu".
Chuẩn mực trong nhận xét, đánh giá!
Nhận xét đánh giá hay nhất là trung thực, với cảm xúc và suy nghĩ của mình. Thế nhưng, với học trò, hay nhất là giúp học trò vượt lên chính mình.
Khi buộc phải nhận xét, đánh giá, học trò, cần giữ sự công tâm. Nếu khen A. vì đi học thầy, chê B. vì không đi học thầy, mọi sự tôn trọng của học trò với thầy đã đổ xuống sông rồi.
Khen học trò khen vừa đúng thực tại, hướng tới tương lai. Chê học trò, chê tế nhị, khéo léo, không làm tổn thương trái tim, tâm hồn nhạy cảm của nó, chê trong bao dung.
Dạy học, thành công nhất là sống trong trái tim học trò; những giấy chứng nhận, bằng khen chỉ có giá trị dài nhất vài năm xét thi đua; được sống trong niềm tin yêu của học trò, phụ huynh, thời hạn là mãi mãi.
Mai này, học trò cũ đi ngang mộ thầy, kính cẩn ngiêng mình, thắp nén tâm nhang, mới thực sự là giáo viên dạy giỏi của nhân dân.
Sơn Quang Huyến
Theo giaoduc.net.vn
Bạn đọc viết: "Mẹ ơi, mua quà cho cô giáo..." Hôm mới đây lúc tôi đón con tan trường, con gái chạy ào vào lòng mẹ thủ thỉ: "Mẹ ơi, mua quà cho cô giáo!". Tôi giật mình, mọi người xung quanh nghe được cũng bắt đầu xầm xì to nhỏ. Nào là "cô giáo đòi quà rồi", "sắp đến mùa thu hoạch mà", "có quà cho cô không là mệt nghe"... Ảnh...