Người thầy áo lính với lớp học không biên giới

Theo dõi VGT trên

Đồn là nhà, nhân dân chính là người thân, câu nói đó đã gắn bó mật thiết với rất nhiều chiến sĩ bộ đội biên phòng. Không chỉ sống cùng dân, sinh hoạt cùng dân, làm kinh tế cùng dân mà nhiệm vụ quan trọng của người lính mang quân hàm xanh là “gieo” chữ.

Người thầy áo lính với lớp học không biên giới - Hình 1

Hình ảnh thầy Hiếu đang dạy cho lớp xóa mù chữ.

Lớp học không phân biệt lứa tuổ.i

Đêm đến, khi nhà nhà quây quần bên mâm cơm tối, thì ở một góc nhỏ của trường Tiểu học Cầm Bá Thước, xã La Lốp, huyện Ea Súp (Đắk Lắk) ánh điện vẫn sáng. Người đàn ông khoác trên mình bộ quân phục đang kê lại bàn ghế và lau bảng để đón học sinh của mình vào lớp trong ngày mới. Anh chính là đại úy Phạm Văn Hiếu – Chính trị viên phó Đồn biên phòng huyện Ea Súp.

Xã Ia Rve, huyện Ea Súp là địa phương còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, tỷ lệ hộ nghèo cao; trình độ văn hóa, nhận thức của người dân còn thấp, đặc biệt là tình trạng mù chữ trong một bộ phận người dân trên địa bàn rất cao. Bởi vậy, quá trình sản xuất người dân bị hạn chế về kỹ thuật cũng như những tiến bộ của khoa học nên hiệu quả mang lại không cao.

Để gần với dân, hiểu được dân, những chiến sĩ bộ đội biên phòng phải học tiếng dân tộc thiểu số. Với mục đích hỗ trợ cho chiến sĩ, cũng như những sĩ quan mới về đồn nhận nhiệm vụ công tác sớm nắm bắt được địa bàn, Ban chỉ huy Đồn biên phòng huyện Ea Súp đã tổ chức các buổi học tiếng dân tộc.

Đại úy Hiếu : “Muốn hiểu được dân, muốn biết được những khó khăn của dân hay vận động được người dân đi học thì buộc mỗi người làm công tác phải biết tiếng của người dân để hiểu những gì họ nói, họ mong muốn. Đặc biệt, mỗi vùng miền sẽ có những phong tục, tập quán riêng. Văn hóa của họ mình cũng cần phải biết. Chính vì vậy, ngôn ngữ là cầu nối nhanh nhất khi muốn gần dân”.

Nhằm rút ngắn thời gian học mỗi ngày, Đại úy Hiếu cố gắng trò chuyện, làm việc cùng dân nhiều hơn, cùng dân lên nương rẫy. Điều đó giúp anh hiểu được văn hóa, thấu hiểu những khó khăn, thiếu thốn, đặc biệt truyền đạt những cách làm mới, cánh gieo trồng làm sao để tăng năng suất, tiết kiệm chi phí cho người dân nhiều hơn. Bởi vậy, cách tốt nhất vẫn là dạy chữ. Khi biết chữ, người dân sẽ tự mình có thể nghiên cứu thêm kiến thức cũng như tiếp xúc với những mô hình làm kinh tế mới, tăng năng suất, giúp cải thiện cuộc sống.

Sau những lần đi thực tế ở trong dân, Đại úy Hiếu đã mạnh dạn báo cáo cụ thể tình hình, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch mở lớp xóa mù chữ, giúp bà con có thể biết đọc, biết viết, biết tính toán và sau đó là biết áp dụng kiến thức khoa học kỹ thuật vào trong đời sống, sản xuất, góp phần nâng cao trình độ dân trí trên khu vực biên giới.

Học viên ban đầu chưa đủ 10 bàn tay

Video đang HOT

Ngay sau khi được sự đồng ý của cấp trên và chính quyền địa phương, Đại úy Hiếu đã đến từng nhà vận động người dân. Đi một lần không được, anh đi lần hai, lần ba cho đến khi thuyết phục được người dân đồng ý đến học mới thôi.

“Lớp học ban đầu có chưa đến 10 học viên. Để tạo hứng thú và giúp học viên không cảm thấy nản khi học, ngoài những tiết học, tôi thường tổ chức những tiết sinh hoạt văn nghệ, kinh nghiệm về nuôi trồng cho bà con. Đưa những cái thực tế bà con cần để bà con hiểu được. Khi biết chữ, bà con có thể đọc, có thể biết được những kiến thức mới để áp dụng vào đời sống, vào nuôi trồng, những biện pháp để bảo vệ sức khỏe hay sơ cứu khi bị thương…”.

Thế rồi, thông qua những buổi học chữ, những buổi sinh hoạt văn nghệ, anh Hiếu càng hiểu được những cái bà con đang cần, đó chính là có cái chữ để thoát nghèo. Dần dần, người dân kéo đến lớp học của anh ngày càng nhiều, từ chưa đến chục người lên đến 20 người và hiện nay lớp học của anh có 52 học viên theo học.

“Lúc học viên đến đông, tôi hiểu rằng những gì mình truyền đạt đã hiệu quả. Người dân biết được giá trị của con chữ, giá trị của những buổi học và hơn ai hết chính là tình quân dân trong đó. Tôi quan niệm rằng, ngôn ngữ là cái cầu nối giúp con người gần với nhau hơn, những buổi học không nặng nề mà là buổi kinh nghiệm. Từ những buổi đứng lớp, tôi cũng học được rất nhiều từ bà con, từ học viên của mình và chính họ là người giúp tôi có thể vững tin để hoàn thành nhiệm vụ và yêu hơn trọng trách là một thầy giáo mang quân hàm xanh”, anh Hiếu tâm sự.

Người thầy áo lính với lớp học không biên giới - Hình 2

Hàng ngày vị đại úy trẻ vẫn cùng đồng đội của mình miệt mài với lớp xóa mù chữ.

Không dừng lại ở việc dạy trên lớp, để giúp những học viên mới nhanh bắt nhịp với chương trình học của những học viên khác, ngoài những giờ giảng trên lớp anh còn tận dụng những ngày nghỉ để đến tận nhà dạy học cho học viên. Nhờ sự nỗ lực đó, lớp học xóa mù chữ của đồng chí đại úy trẻ và đồng đội đã gặt hái được nhiều thành công.

về những nỗ lực của Đại úy Hiếu và cán bộ Đồn biên phòng huyện Ea Súp, ông Lê Thanh Hải – Bí thư xã Ia Rve cho biết: Sau các lớp học xóa mù chữ, xã đã phối hợp với Đồn biên phòng tiến hành khảo sát và mở các lớp học cho những người dân bị tái mù chữ. Nhờ các lớp xóa mù chữ do các chiến sĩ bộ đội biên phòng tổ chức, người dân đã biết thêm những kiến thức cơ bản như: Làm giấy khai sinh cho con, làm giấy đăng ký kết hôn, hiểu kiến thức pháp luật, biết dạy con học và biết nhìn hạn sử dụng khi mua đồ dùng”.

Đặc biệt, khi Phòng Giáo dục đào tạo Huyện Ea Súp tổ chức thi kết thúc chương trình xóa mù chữ nhằm đán.h giá chất lượng học viên tham gia lớp học của thầy Hiếu, tất cả đều đạt yêu cầu, được Phòng Giáo dục cấp chứng chỉ chứng nhận.

Cái tết ghi nhận nụ cười

15 năm gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên nắng gió, cũng là 15 năm anh ăn tết xa nhà. Những cái tết ở đồn với bà con chính là những cái tết anh hiểu được thêm giá trị của tình quân dân trong đó. “Người dân mình lành lắm, cứ đến tết, biết chúng tôi phải làm nhiệm vụ, phải xa nhà là người dân thường đến đồn để chúc tết. Những món quà chúc tết chỉ đơn giản là ít bắp ngô, củ sắn, củ khoai hay cân bột mì nhưng bản thân mỗi người lính như tôi cảm nhận đó là những món quà vô giá mà mình nhận được”, Đại úy Hiếu trải lòng.

“Mình nhớ, năm đầu tiên mình vào đây nhận công tác, cái tết đầu tiên xa nhà, cảm giác nhớ nhà đa diết. Đơn vị tổ chức làm bánh, ra đường thấy mọi người sắm sửa tết mình thấy nhớ nhà, ngồi nghĩ giờ này ở nhà bố mẹ đang làm gì, cả nhà đang gói bánh hay bày mâm ngũ quả. Chiều ngày 30 tết, cả nhà ăn cơm đoàn viên mình cũng quây quần bên mâm cơm đơn vị, nhưng thoáng trong đầu vẫn có gì đó nhớ nhà. Nhìn cảnh đồng đội nhà gần được về phép, cảm giá nhớ nhà lại càng da diết. Hiểu được tâm lý của những người mới nhận công tác như tôi, nên anh em trong đơn vị, cấp trên cũng động viên, an ủi”, Đại úy Hiếu .

Tết trong quân ngũ khác với tết ở ngoài rất nhiều. Buổi sáng đầu tiên của năm mới, tất cả mọi người dành cho người thân của mình, thì ở đây, những người lính biên phòng lại băng mình qua từng mét đường biên giới, kiểm tra từng cột mốc. “Ngay sau buổi chào cờ đầu năm, chúng tôi lại nhận nhiệm vụ đi tuần tra biên giới, cửa khẩu. Khác với những ngày bình thường, những ngày tết, càng phải tuần tra nghiêm ngặt hơn và số lượt phiên tuần tra cũng sẽ nhiều hơn”, Đại úy Hiếu .

Thế rồi, 15 năm gắn bó với đồn, gắn bó với người dân nơi đây những ngày tết, anh hiểu thêm được trách nhiệm của mình mang rất nặng trên cầu vai và thứ anh nhận lại được rất lớn chính là nụ cười và những giá trị sống khi sinh hoạt cùng nhân dân.

Một mùa xuân nữa lại về, quê hương đất nước đang chuyển mình từng ngày để vươn vai đứng dậy, Đại úy Hiếu cũng như những người lính biên phòng trên mọi miền tổ quốc vẫn luôn tràn đầy nhiệt huyết đem tuổ.i xuân để xóa mù chữ và xây dựng quê hương tại các vùng sâu, vùng xa của tổ quốc.

Theo Congly.vn

Lớp học đặc biệt của Thiếu tá mang quân hàm xanh ở Khánh Hòa

Gần 15 năm qua, người dân ở phường Vĩnh Phước (TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) đã quen với hình ảnh thiếu tá Nguyễn Văn Tưởng (Đồn Biên phòng Cầu Bóng, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa) hang đêm miệt mài dạy chữ cho tre em có hoàn cảnh khó khăn. Từ đây, nhiều cuộc đời, nhiều số phận đã đổi thay...

Lớp học đặc biệt của Thiếu tá mang quân hàm xanh ở Khánh Hòa - Hình 1

ảnh minh họa

Lớp học xóa mù chữ của thiếu tá Tưởng được hình thành từ năm 2004 khi anh về Đồn Biên phòng Cầu Bóng công tác và được giao nhiệm vụ phụ trách địa bàn phường Vĩnh Phước. Lớp học là nhà văn hóa tổ dân phố Trường Phúc 19.

Đúng 19h30, cả khu phố đã chìm vào yên lặng, khác hẳn với sự nhộn nhịp vào ban ngày. Không tiếng ti vi, không tiếng nhạc và không tiếng người, tiếng xe qua lại. Có lẽ, người dân ở đây đã dành tặng cho thầy, trò anh Tưởng sự im lặng đáng quý ấy để thầy, trò tập trung vào việc dạy và học.

Trò chuyện với chúng tôi, thiếu tá Tưởng cho biết: "Hầu hết các em đều có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn. Nhiều em bố mẹ đi tù do vi phạm pháp luật, bố mẹ bỏ nhau hoặc mắc bệnh hiểm nghèo. Từ nhỏ, các em đã phải phụ giúp gia đình kiếm sống bằng việc bưng bê ở các nhà hàng, bán vé số dạo, làm việc ở quán bi da... Hơn nữa, địa bàn phường Vĩnh Phước vốn nổi cộm về mất trật tự an toàn xã hội nên các em rất dễ sa ngã. Mong muốn các em biết được con chữ để học điều hay, lẽ phải, sống có ích cho xã hội nên tôi đã đề xuất ý kiến với chỉ huy đồn và chính quyền địa phương cho mở lớp học".

Thời gian đầu, thiếu tá Tưởng trực tiếp cùng với chính quyền, đoàn thể địa phương đến từng gia đình vận động cho các em đi học. Người đóng góp sách cũ, người cho tập vở mới... làm đồ dùng học tập cho các em.

Do đã quen với cuộc sống tự do nên khi vào lớp, các em khá bướng bỉnh và khó bảo. Không những thế, độ tuổ.i của các em không đồng đều nên các em lớn tuổ.i thường tỏ ra ái ngại khi ngồi chung lớp với các em nhỏ. Vậy là người thầy mang quân hàm xanh này phải nói chuyện, động viên từng em và đôi khi phải rất nghiêm khắc. Cùng với đó, anh còn phải có giáo án riêng cho từng em và kiên trì từng bước chỉ bảo các em.

Gần 15 năm làm "nghề tay trái", thiếu tá Tưởng vẫn còn nhớ như in cậu học trò Nguyễn Văn Tân (ngụ tổ dân phố Trường Phúc 19). Theo đó, gia đình Tân rất khó khăn, bố mẹ làm nghề tự do, nhà đông anh em nên Tân không được đi học. Khi anh đến vận động Tân đi học, em không đi và còn nó.i xấ.u anh. Anh kiên trì đến nhà vận động và thông qua bạn bè của Tân ở lớp, sau khoảng 3 tháng thì Tân đến lớp xin học.

"Mới đầu, Tân còn ngượng ngùng và khó hòa đồng với thầy, với bạn. Tôi và các em trong lớp thường xuyên gần gũi, động viên Tân nên sau một thời gian, em đã ngoan hơn và chăm chỉ học hành. Nay Tân đã 22 tuổ.i, theo tàu đán.h cá lênh đênh trên biển nhưng mỗi khi rảnh rỗi, Tân vẫn gọi điện hỏi thăm sức khỏe của tôi, tình hình lớp học, có khi còn mời tôi đi uống cà phê tâm sự", thiếu tá Tưởng bộc bạch.

Đến với lớp học của thầy Tưởng, các em không chỉ biết về kiến thức, kỹ năng sống mà còn trở nên tiến bộ hơn về đạo đức, lối sống. Nhiều em được cảm hóa trở nên ngoan ngoãn, không phá phách nghịch ngợm, không bỏ nhà phiêu dạt hay vi phạm pháp luật. Đến nay, thấy được hiệu quả từ lớp học, nhiều gia đình đã tự xin cho con tới lớp, bản thân trẻ khi tới lớp cũng tự giác không phải thúc giục, kêu gọi đến lớp theo từng ngày.

Ngoài giờ lên lớp, thiếu tá Tưởng còn tổ chức cho các em tham gia vào "Câu lạc bộ Chăm sóc và Bảo vệ tr.ẻ e.m có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn" do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Khánh Hòa tổ chức, tạo điều kiện để các em được giao lưu với tr.ẻ e.m các địa phương khác; tổ chức chơi bóng đá, cầu lông, tham gia biểu diễn văn nghệ; tìm hiểu pháp luật, phòng chống ma tuý, phòng chóng HIV/AIDS...

Lớp học xóa mù chữ này đã tồn tại duy trì 13 năm liên tiếp và thiếu tá Tưởng vẫn lên lớp đều đặn hàng tối từ thứ 2 đến thứ 6. Hàng năm, các em đều được thi, kiểm tra chất lượng theo kế hoạch của Phòng Giáo dục TP.Nha Trang, kết quả 100% học sinh đều đạt yêu cầu.

Đối với người thầy mang quân hàm xanh này, niềm hạnh phúc lớn nhất, nguồn động viên lớn nhất là sự trưởng thành của những học trò, cũng như việc bồi đắp ước mơ giúp đám trẻ nghèo tự tin hơn trên con đường hướng đến tương lai. "Tôi là bộ đội mà, cố gắng và bớt chút thời gian riêng tư để các em có một tương lai tươi sáng hơn thì đáng để cố gắng lắm chứ", thiếu tá Tưởng tâm sự.

Ông Nguyễn Văn Cường - Chủ tịch UBND phường Vĩnh Phước, cho biết: "Thầy Tưởng không quản mưa gió, thường xuyên bám lớp, bám trò, mang cái chữ đến cho tr.ẻ e.m nghèo ở địa phương. Nhiều em học sinh sau khi học lớp của thầy Tưởng đã được công nhận phổ cập tiểu học và một số em được chuyển đến Trường THCS Nguyễn Khuyến để tiếp tục tham gia lớp phổ cập giáo dục THCS. Không những thế, tệ nạn xã hội và an ninh trật tự trên địa bàn đã giảm rõ rệt. Có thể nói, những đóng góp về công tác phổ cập giáo dục xoá mù chữ do của thầy Tưởng đã góp phần vào thành tích chung về phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương".

Với những đóng góp về công tác chuyên môn và gắn bó địa bàn xây dựng "trận địa lòng dân", năm 2009 - 2010, thiếu tá Nguyễn Văn Tưởng được Thủ tướng Chính phủ và Tỉnh ủy Khánh Hòa tặng Bằng khen trong thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; nhiều năm liền được công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.

Theo Phapluatvn.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Bị cáo Trương Mỹ Lan đồng ý bán một số dự án cổ phần để khắc phục
10:11:32 02/10/2024
Negav chính thức lên tiếng: Thừa nhận lỗi lầm quá khứ, tiết lộ tình trạng hiện tại
09:19:46 02/10/2024
Ngày ăn hỏi, mẹ chồng tái mặt khi thấy vết bớt trên cánh tay con dâu: Kết quả ADN khiến 2 nhà điếng người
12:40:41 02/10/2024
Vụ phụ huynh xông vào lớp đán.h học sinh: Kỷ luật 3 học sinh, phụ huynh nhận lỗi
12:43:28 02/10/2024
Cách những bữa tiệc trắng của Sean "Diddy" Combs trở thành huyền thoại ở Hollywood
11:09:30 02/10/2024
Người xui xẻo nhất trong scandal của Negav
10:31:38 02/10/2024
Tìm thấy th.i th.ể thứ 5 trong vụ sạt lở tại quốc lộ 2 qua Hà Giang
10:47:24 02/10/2024
Sao Hàn 2/10: Cụ bà 81 tuổ.i thắng giải sắc đẹp, Hyun Bin không đeo nhẫn cưới
09:01:35 02/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Fan viết thư tay hơn 2 trang giấy gửi đến Negav, netizen ngao ngán: "Làm bài tập về nhà xong chưa?"

Nhạc việt

14:56:56 02/10/2024
Mới đây nhất, cộng đồng mạng đã truyền tay bức thư viết tay dài hơn 2 trang giấy của một người hâm mộ gửi đến cho Negav sau hàng loạt pha bó.c phố.t trên MXH.

Bom tấn đình đám bất ngờ giảm giá 90% trên Steam, game thủ không nên bỏ lỡ

Mọt game

14:56:34 02/10/2024
Không thể phủ nhận rằng khi nhắc tới các tựa game tốc độ, đa số người chơi đều sẽ liên tưởng ngay tới series Need for Speed - thứ gắn liền với tuổ.i thơ của không ít người chơi.

Người đàn ông Hải Phòng đâ.m thương vong 3 mẹ con hàng xóm

Pháp luật

14:38:34 02/10/2024
Đào Văn Hùng (37 tuổ.i, ở Tiên Lãng, Hải Phòng) cầm dao đâ.m t.ử von.g bà M.T.T. (hàng xóm) và đâ.m bị thương 2 người con của bà T.

Công nghệ đột phá giúp tên lửa sử dụng bất kỳ kim loại nào làm nhiên liệu

Thế giới

14:35:41 02/10/2024
Công nghệ mới mở ra bước ngoặt cho lĩnh vực khám phá không gian, khi tên lửa không cần quay trở lại Trái Đất để tiếp nhiên liệu.

Sau khoảng thời gian cảm thấy lạc lõng, thành viên gầy nhất BLACKPINK sẽ ra album solo hẳn 12 bài!

Nhạc quốc tế

14:32:06 02/10/2024
Đúng 22h ngày 1/10 (giờ Việt Nam), Rosé (BLACKPINK) đã khiến người hâm mộ trong nước và quốc tế đứng ngồi không yên khi chính thức thả thính full album phòng thu đầu tay trong sự nghiệp.

Sạt lở ở Hà Giang, khách đi không được ở không xong: Chính quyền cảnh báo

Tin nổi bật

14:26:09 02/10/2024
Những ngày qua, Hà Giang là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ kéo dài. Đặc biệt trận mưa lũ tại huyện Bắc Quang tính tới ngày 1/10 khiến ít nhất 4 người thiệ.t mạn.g, vẫn còn người mất tích.

Xoài Non đăng clip nghi khóa môi Gil Lê tại nhà riêng

Sao việt

13:49:25 02/10/2024
Dù chưa thừa nhận nhưng qua những động thái quá thân mật trên MXH, ai cũng ngầm hiểu mối quan hệ giữa Gil Lê và Xoài Non hiện tại

Lý do bất ngờ khiến Man Utd từ chối mua Ronaldo, Bale thời đỉnh cao

Sao thể thao

13:18:25 02/10/2024
Cả Cristiano Ronaldo và Gareth Bale cùng đồng ý gia nhập Man Utd nhưng bị đội bóng này từ chối chiêu mộ 2 ngôi sao đắt giá nhất lịch sử ở thời điểm đó.

6 sản phẩm đang "biến mất" dần trong phòng khách

Sáng tạo

13:16:49 02/10/2024
Nếu bạn vẫn nghĩ việc trang trí phòng khách theo lối suy nghĩ cũ thì chắc chắn nó sẽ không phù hợp với thói quen và nhịp sống sinh hoạt hiện nay.

Tranh cãi tài xế xe tải chắn nước lũ ào ào giúp xe máy đi qua ở Hà Giang

Netizen

13:03:54 02/10/2024
Đối diện với nguy hiểm, anh Linh Văn Toản (Bắc Quang, Hà Giang) vẫn quyết định dừng lại, chắn dòng nước đang chảy ồ ạt giúp nhiều xe máy đi qua an toàn.

Angelina Jolie bị người hâm mộ đặt vào tình huống trớ trêu

Sao âu mỹ

12:57:17 02/10/2024
Angelina Jolie tỏ ra bình thản khi người hâm mộ đưa poster phim Mr. & Mrs. Smith để cô ký tặng. Trên poster là hình ảnh cô và chồng cũ Brad Pitt.