Người thầy 9X quyết bám trường, bám bản vì sự nghiệp ‘trồng người’ nơi biên giới

Theo dõi VGT trên

‘Công tác ở vùng biên giới mặc dù rất khó khăn nhưng tôi luôn nghĩ phải cố gắng nhiều hơn nữa, và trăn trở rằng làm thế nào để các em đi học chuyên cần’.

Nhìn thấy những khó khăn, vất vả của các em nhỏ nơi vùng cao, thầy giáo trẻ Trần Mạnh Hùng như nhìn thấy chính mình thuở nhỏ, và anh quyết tâm bám trường, bám bản để gieo con chữ cho mảnh đất nghèo, cho niềm tin: sự sống tươi đẹp sẽ nảy nở vào ngày mai.

Viết tiếp nhật kí t.uổi trẻ nơi miền biên cương đất cằn sỏi đá

Thầy Trần Mạnh Hùng (sinh năm 1992, giáo viên Ngữ văn, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Dân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) là người con của mảnh đất Minh Hóa, một huyện miền núi vùng cao nằm về phía Tây Bắc, Quảng Bình. Anh sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo, 4 t.uổi đã không may mất đi tình cảm của bố. Những khó khăn của nỗi lo “cơm áo gạo t.iền” đã không ít lần khiến anh muốn từ bỏ ước mơ học hành vì gia đình không đủ t.iền mua sách vở.

Nhưng với sự hiếu học, cùng niềm tin chỉ có con chữ mới thay đổi được số phận, anh đã miệt mài ngày đêm đèn sách. Vượt qua mọi khó khăn, anh đã xuất sắc 12 năm liền đạt học sinh giỏi, và kết thúc 4 năm đại học với danh hiệu Thủ khoa, chuyên ngành Sư phạm Ngữ văn.

Người thầy 9X quyết bám trường, bám bản vì sự nghiệp trồng người nơi biên giới - Hình 1

Thầy giáo Trần Mạnh Hùng (đeo kính) chụp ảnh cùng các em nhỏ trong vùng. Ảnh: NVCC

Tâm sự với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Hùng xúc động: “Thành tích học tập ấy là món quà nhỏ bé mà tôi gửi tặng cho mẹ sau những tháng năm vất vả ngược xuôi lo cho cuộc sống gia đình, lo cho cuộc hành trình tìm kiếm con chữ của tôi”.

Những ngày đầu trở về quê hương, nhận quyết định phân công công tác tại ngôi trường biên giới của huyện nghèo Minh Hóa – nơi đa số học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số như Khùa, Mày…, thầy giáo trẻ đã thể hiện quyết tâm gắn bó với sự nghiệp trồng người nơi miền sơn cước này.

“Chứng kiến nhiều hoàn cảnh khó khăn, gặp nhiều gia đình cũng như nhiều học sinh, tôi nhìn họ và nhớ đến t.uổi thơ đầy vất vả của mình. Từ những sự cảm động đó, tôi mong muốn được sẻ chia cùng học trò, cùng những gia đình còn khốn khó”, thầy giáo 9X kể.

Gắn bó với ngôi trường nơi miền biên giới đã gần một thập kỷ, nhớ về những ngày mới đến, thầy giáo Trần Mạnh Hùng không giấu khỏi niềm xúc động.

Đó là những ngày mới ra trường, trái tim thầy giáo trẻ tràn đầy nhiệt huyết và hoài bão, nhưng về vùng dạy học mà đâu đâu cũng là núi rừng hoang sơ, đất đai cằn cỗi, thầy giáo trẻ không thể quên được cảm giác lúc ấy:

Video đang HOT

“Khi bắt đầu giảng dạy ở nơi đây, tôi thật sự bỡ ngỡ, mọi thứ đều mới lạ. Tôi gặp không ít khó khăn, không chỉ là sự thiếu thốn cơ sở vật chất mà ở cả phong tục tập quán, sự bất đồng ngôn ngữ.

Nhìn khắp bốn bề toàn rừng, mây, núi, những con đường dốc đá, những ngôi nhà sàn đơn sơ, nhìn những học sinh thân hình nhỏ bé, làn da đen sạm, mái tóc vàng khè vì cháy nắng, đôi lúc, tôi cũng có chút nản lòng…”

Tuy nhiên, với sự cố gắng của bản thân cùng sự giúp đỡ tận tình của các đồng nghiệp trong trường, thầy giáo trẻ dần bắt nhịp được với công việc giảng dạy. Thầy Hùng kể rằng mỗi lần đứng trên bục giảng là mỗi lần thấy yêu công việc của mình nhiều hơn; được giảng những bài văn hay, những bài giáo dục đạo đức ý nghĩa cho học trò miền biên giới cũng chính là niềm vui, niềm tự hào của anh.

Người thầy 9X quyết bám trường, bám bản vì sự nghiệp trồng người nơi biên giới - Hình 2

Thầy giáo Trần Mạnh Hùng trong một tiết dạy học ở trường. Ảnh: NVCC

Trong đôi mắt của người thầy giáo trẻ, có nhiều những hoài bão, những niềm trăn trở còn chưa nguôi và cả niềm thương yêu trẻ nhỏ vô bờ.

“Ở đây làm một thầy giáo dạy Văn, có những lúc, tôi thấy nhớ mẹ già, nhớ vợ và con thơ vô hạn – tôi đã lập gia đình sau một thời gian công tác, vợ con tôi ở cùng với mẹ – khi tôi đang công tác nơi xa. Tuy nhiên, mỗi ngày được gặp gỡ, dạy dỗ những học trò với gương mặt ngây thơ, ngắm nhìn những ánh mắt trong trẻo của các em, tôi thấy nỗi nhớ gia đình dịu dần, khó khăn chỉ như những nét chấm phá trong bức tranh muôn màu của cuộc sống mà thôi.

Mỗi người đều có lý do cho riêng khi lựa chọn nghề nghiệp. Tôi thì tâm niệm rằng, dù cho có làm nghề gì, công việc gì, chỉ cần tình yêu với nghề thì chúng ta sẽ làm được. Với nghề giáo, muốn gắn bó thì càng cần tình yêu thương với trẻ, sự gắn bó với nghề, sự nhiệt huyết của t.uổi trẻ”, thầy Trần Mạnh Hùng tâm sự.

Những năm gần đây, giáo dục nước nhà thực hiện đổi mới, giáo dục vùng cao lại thêm phần bộn bề. Tuy vậy, cả thầy và trò đều nỗ lực để chinh phục lấy con chữ. Thầy Hùng kể:

“Là năm thứ 3 thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, nên thầy, trò trường tôi cũng có gặp một số khó khăn như chương trình mới, nội dung kiến thức mới, việc kiểm tra đ.ánh giá cũng có phần thay đổi đòi hỏi giáo viên phải không ngừng học tập, tiếp cận, tập huấn và bồi dưỡng…

Tuy nhiên, dẫu vất vả, nhưng nhìn ánh mắt say sưa nghe giảng, những tiếng chào thầy và cả những nụ cười trên môi của học trò đồng bào dân tộc thiểu số, tôi lại tự nhắn nhủ bản thân, phải cố gắng nhiều hơn nữa để đem những bài giảng hay, truyền cảm hứng học tập thật tốt đến các em”.

Hành trình thiện nguyện tiếp thêm động lực cho những mảnh đời còn nhiều cơ cực

Gần 10 năm bám bản cũng là ngần ấy năm hành trình làm công tác thiện nguyện của thầy Hùng được thực hiện. Những ngày đầu làm thiện nguyện, thầy cùng nhóm bạn thân trích t.iền lương mỗi tháng của mình để đến với hai ngôi trường trên địa bàn huyện Minh Hóa, trao những món quà cho học sinh nghèo vượt khó, mỗi suất quà trị giá 500.000 đồng.

Sau này, thông qua mạng xã hội Facebook, thầy đã kết nối thêm với nhiều người có tấm lòng thiện nguyện ở những nơi khác như Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội… Nhờ vậy, giữa miền biên giới xa xôi cằn cỗi, rất nhiều hoàn cảnh khó khăn, những mảnh đời còn cơ cực đã phần nào được tiếp thêm sức mạnh để tiếp tục vững tin vào cuộc sống.

Người thầy 9X quyết bám trường, bám bản vì sự nghiệp trồng người nơi biên giới - Hình 3

Hoạt động cắt tóc miễn phí cho các em nhỏ được thầy Hùng và các đồng nghiệp khởi xướng. Ảnh: NVCC

Đến nay, đã có hàng trăm em học sinh được nhận những món quà qua hoạt động thiện nguyện của thầy Hùng trao tặng. Có hoàn cảnh nào đáng thương, đau ốm, bệnh tật hay rủi ro gì mà cần sự giúp đỡ, thầy Hùng lại tìm hiểu hoàn cảnh, trích một ít t.iền lương, kết nối với các mạnh thường quân gần, xa giúp đỡ, để họ vượt qua khó khăn.

Và hành trình thiện nguyện ấy sẽ còn nối dài mãi: “Tôi mong muốn mình có thật nhiều sức khỏe, cố gắng nhiều hơn nữa trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh cũng như thực hiện được nhiều hoạt động thiện nguyện; tôi muốn lan tỏa đến thế hệ trẻ thông điệp: cùng chung tay vì sự ấm no và hạnh phúc của cộng đồng”, thầy Hùng nói.

Với những nỗ lực, cố gắng, trong nhiều năm liền thầy Hùng đạt các danh hiệu như: Bảy năm liền có sáng kiến kinh nghiệm được Hội đồng Khoa học cấp huyện và tỉnh công nhận; giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện, giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Năm 2021, thầy là 1 trong 50 giáo viên tiêu biểu toàn quốc tham gia Chương trình chia sẻ cùng thầy cô năm 2021 do Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức. Đặc biệt, mới đây, thầy giáo trẻ Trần Mạnh Hùng đã được vinh danh là 1 trong top 100 “Giáo viên trẻ tiêu biểu” toàn quốc năm 2022.

Nơi những miền biên viễn mù sương, điều kiện sinh hoạt, kinh tế còn nhiều khó khăn, biết bao thầy cô giáo vẫn ngày đêm bám bản, bám làng, giống như thầy Hùng để thực hiện sứ mệnh gieo chữ cho bà con, cho những em thơ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi xa xôi.

Dẫu còn nhiều khó khăn, vất vả, nhưng họ nguyện gác lại những nỗi niềm riêng, vì các thầy cô hiểu, trẻ nhỏ ở đây cần mình hơn bao giờ hết:

“Công tác ở vùng biên giới mặc dù rất khó khăn nhưng tôi luôn nghĩ phải cố gắng nhiều hơn nữa. Tôi cũng rất trăn trở rằng làm thế nào để các em đi học chuyên cần, đầy đủ; các em được ăn no hơn, mặc ấm hơn; các em học tập tốt hơn. Tôi cũng mong muốn xã hội quan tâm nhiều hơn đến công tác giáo dục vùng biên giới để đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên an tâm công tác…”, thầy giáo Trần Mạnh Hùng gửi gắm tâm tư.

Nghị lực của n.ữ s.inh người Rục đầu tiên vào đại học

Hơn 60 năm qua, kể từ ngày được Bộ đội Biên phòng Quảng Bình phát hiện và đưa ra khỏi hang đá, cuộc sống của người Rục (dân tộc Chứt) ở xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa đã có nhiều thay đổi.

Được ở nhà kiên cố thay cho hang đá và con em họ được tới trường, học tập. Học sinh Cao Thị Lệ Hằng, học sinh người Rục đầu tiên đỗ đại học là minh chứng rõ nhất cho sự đổi thay có tính bước ngoặt đó.

Nghị lực của n.ữ s.inh người Rục đầu tiên vào đại học - Hình 1

Lãnh đạo Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh tặng quà của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình cho em Cao Thị Lệ Hằng.

N.ữ s.inh Cao Thị Lệ Hằng (sinh năm 2004), ở bản Mò O Ồ Ồ, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình có hoàn cảnh rất khó khăn. Bố của em mất sớm, mẹ tảo tần nuôi 8 chị em. Hằng là con thứ 6, t.uổi thơ em lớn lên gắn với nương rẫy, bữa no, bữa đói. Được sự hỗ trợ của Bộ đội Biên phòng Quảng Bình, dự án trồng lúa nước Rục Làn với diện tích gần 10ha đã giúp đồng bào Rục tự chủ được một phần lương thực, phần còn lại là Nhà nước hỗ trợ.

Bà Hồ Thị Páy, mẹ Hằng lam lũ làm việc để kiếm thêm t.iền nuôi đàn con khôn lớn, song gia đình vẫn chưa thoát ra khỏi cái đói nghèo đeo bám. Bà Páy kể, có những lúc nhà thiếu gạo, bà đã nghĩ đến chuyện cho các con nghỉ học. Ngay cả Hằng cũng thế. Ý nghĩ bỏ học đã thoáng qua, nhưng Hằng lại nhớ lời các chú Bộ đội Biên phòng phải biết nỗ lực vượt lên hoàn cảnh để học tập, có học được chữ mới mong thoát nghèo. Năm lớp 7, Đồn Biên phòng Cà Xèng đã nhận đỡ đầu Cao Thị Lệ Hằng theo chương trình "Nâng bước em tới trường" với mức hỗ trợ mỗi tháng 500 nghìn đồng cùng đồ dùng, thiết bị học tập.

Quả thật, đối với nhiều người, số t.iền ấy không lớn, nhưng đối với cô học trò nghèo Cao Thị Lệ Hằng thì rất có ý nghĩa vì không chỉ được hỗ trợ về vật chất mà còn tiếp thêm động lực để vững bước trên con đường đến trường. Mẹ của Hằng cũng vui lắm. Từ đây, gánh nặng cho con đến trường đã vơi bớt khó khăn khi có sự đồng hành của các chú Bộ đội Biên phòng.

Sau khi học xong THCS, Hằng được vào học ở Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh ở thành phố Đồng Hới. Ở môi trường học mới, Hằng dần dần thích nghi với điều kiện học tập, em tự tin bởi sau lưng mình có điểm tựa vững chắc là những người lính quân hàm xanh, các thầy giáo, cô giáo ở trường và gia đình nay đã từng bước vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo. Nghị lực và sự tự tin ấy đã giúp cho em năm nào cũng nhận được giấy khen.

Cô giáo Nguyễn Thị Dung, Chủ nhiệm lớp 12B, Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Quảng Bình cho biết, lớp có 29 học sinh là con em các dân tộc thiểu số, nhưng duy nhất Hằng là người Rục. Trong quá trình học tập, Cao Thị Lệ Hằng là người luôn có ý thức học tập tốt và học giỏi các môn xã hội. Vì thế, em luôn được cô giáo chủ nhiệm và các cô giáo bộ môn quan tâm, hỗ trợ về mặt học tập. Cô Dung còn kết nối giúp em nhận được các suất học bổng, sự hỗ trợ của cộng đồng.

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2021-2022, Cao Thị Lệ Hằng có tổng điểm xét tuyển vào Trường đại học Sư phạm Huế đạt 25,5 điểm. Cô Nguyễn Thị Dung chia sẻ: "Tôi rất vui khi nghe tin Hằng đỗ vào đại học, kết quả này khẳng định sự nỗ lực vượt khó vươn lên của em. Tuy nhiên, hoàn cảnh gia đình của n.ữ s.inh người Rục còn rất nhiều khó khăn, hy vọng các nhà hảo tâm chung tay, góp sức để em được yên tâm trong hành trình học tập, rèn luyện vươn lên thành cô giáo tương lai".

Trung tá Phạm Xuân Ninh, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Cà Xèng cho biết: "Theo quy định, chương trình "Nâng bước em tới trường" chỉ hỗ trợ học sinh đến hết lớp 12, nhưng đối với hoàn cảnh của em Cao Thị Lệ Hằng thì đơn vị sẽ tiếp tục hỗ trợ, kêu gọi bằng nhiều cách khác nhau nhằm giúp em vươn lên trong quá trình học đại học. Chúng tôi rất mong rằng, tấm gương của Hằng sẽ trở thành động lực không chỉ đối với 3 con nuôi hiện tại của đơn vị mà cả cho các học sinh người Rục khác".

Thương mẹ tảo tần hôm sớm ở bản Rục để mình có t.iền ăn học ở thành phố Huế, Cao Thị Lệ Hằng đã viết đơn trình bày nguyện vọng nhập học tại Trường đại học Quảng Bình. Và rồi nguyện vọng đó đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận. Hôm tiễn Hằng về nhập học ở thành phố Đồng Hới, Trung tá Phạm Xuân Ninh và các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cà Xèng đến từ rất sớm, trao quà và dặn dò: "Cháu là người Rục đầu tiên đỗ đại học, đó là niềm tự hào, cũng là động lực cố gắng nhiều hơn trong rèn luyện, học tập thành cô giáo trong tương lai. Các chú đặt niềm tin ở cháu".

Nhằm chia sẻ với khó khăn cũng như động viên n.ữ s.inh viên vượt khó vươn lên, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân quyết định trích từ Quỹ Hạt giống Việt của báo để trao tặng em Cao Thị Lệ Hằng một chiếc xe máy và một laptop mới để làm phương tiện học tập. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình cũng đã gửi lời khen ngợi và thưởng 5 triệu đồng mừng em ngày nhập học; đồng thời quyết định trích từ lương của mình để hỗ trợ mỗi tháng 3 triệu đồng cho n.ữ s.inh viên này trong suốt bốn năm học tập ở trường đại học.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Sao nam bị đuổi khỏi showbiz vì hét cát-xê quá cao, thành công lớn nhất là cưới được mỹ nhân siêu giàu
06:55:33 26/06/2024
Xây nhà mới sát cạnh anh trai, phá dỡ xong xuôi anh mới sang đưa điều kiện khiến tôi ngỡ ngàng
07:06:09 26/06/2024
Clip sốc: Nam thần màn ảnh tàn tạ không nhận ra, lang thang trên phố với biểu hiện tâm thần bất thường
09:50:11 26/06/2024
Choáng váng phát hiện toàn bộ số vàng trong két sắt biến mất, gặng hỏi mãi thì chồng thẽ thọt: "Em phải tha thứ thì anh mới dám nói"
07:28:23 26/06/2024
Đám cưới đẹp như cảnh phim của tài tử có gương mặt trẻ thơ nhất Hollywood và vợ cũ Elon Musk tại làng cổ
06:44:32 26/06/2024
"Đệ nhất mỹ nữ" Cảnh Điềm tự hủy hoại nhan sắc vì bơm mặt cắt mí?
08:25:53 26/06/2024
Trạm cứu hộ trái tim: Lộ thời điểm An Nhiên có bầu Gôn, tiểu tam bắt đầu được tẩy trắng?
07:54:05 26/06/2024
Người duy nhất dám công khai mỉa mai Chương Tử Di
08:36:39 26/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Vẻ đẹp hoang sơ đẹp tựa tranh trên hòn đảo Cù lao Mái Nhà

Du lịch

11:06:27 26/06/2024
Hòn đảo tuy nhỏ nhưng là địa điểm lý tưởng cho những ai thích hòa mình cùng thiên nhiên.Cù lao Mái Nhà hay còn gọi là hòn lao Mái Nhà nằm ở xã An Hải, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.

HLV Shin Tae-yong bỏ tuyển Indonesia để dẫn dắt Hàn Quốc?

Sao thể thao

11:02:34 26/06/2024
Trước thông tin HLV Shin Tae-yong có thể dẫn dắt đội tuyển Hàn Quốc, đại diện Liên đoàn bóng đá Indonesia (PSSI) cho biết chưa nhận được bất cứ đề nghị nào từ phía Liên đoàn bóng đá Hàn Quốc (KFA).

Cây cỏ dại được trồng vào chậu, giá hơn 100.000 đồng/cây vẫn đắt hàng

Sáng tạo

10:56:11 26/06/2024
Theo chủ cửa hàng cây cảnh, loại cây này được rất nhiều người ưa chuộng, có tháng cửa hàng bán được hơn 200 chậu.

Lịch thi đấu VCS Mùa Hè 2024 có một điểm cực kỳ bất hợp lý khiến một đội lâm nguy

Mọt game

10:41:20 26/06/2024
Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về Hiểm Họa Đổ Bộ, chế độ chơi mới sắp ra mắt trong tựa game Liên Minh Huyền Thoại.

Đây là cách làm trà quế giàu chất chống oxy hóa cho chàng chống già

Làm đẹp

10:41:15 26/06/2024
Trà quế không chỉ thơm ngon, ấm cúng mà còn dễ làm và chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức khỏe. Dưới đây, hãy khám phá mọi thứ bạn muốn biết (và hơn nữa) về trà quế.

Room 8 - khi nhạc Rock kết hợp cùng nhạc cụ cổ điển

Nhạc việt

10:41:08 26/06/2024
Những giai điệu nhạc rock kết hợp với các loại nhạc cụ cổ điển như cello, violin, flute đã được vang lên trong một đêm nhạc tại Hà Nội vào tối ngày 22/6 vừa qua.